Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Đại lục

[MINH HUỆ 03-02-2018] Nhiều lần trong cuốn “Chuyển Pháp Luân” Sư phụ đã giảng về tâm tranh đấu. Do bản thân thường phải chịu thiệt thòi, nhẫn nhịn trong người thường, nên tôi cho rằng tâm tranh đấu của mình rất nhẹ. Gần đây tôi mới phát hiện ra phía sau lòng oán hận, tâm bất bình, việc bàn tán hơn thua, căm phẫn bất bình, oán trời trách người, chờ thời cơ phục thù… kỳ thực đều là biểu hiện mạnh mẽ của tâm tranh đấu.

Vậy nếu tâm tranh đấu không bỏ thì hậu quả sẽ nghiêm trọng tới mức nào? Tôi tĩnh tâm lại học Pháp, Đại Pháp đã gợi mở cho tôi: Tâm tranh đấu không bỏ thì căn bản không phải là một người tu luyện, nghiệp bệnh không thể khỏi. Tâm tật đố sẽ tăng mạnh, tâm tính cũng chẳng thể đề cao, công không thể tăng trưởng lên trên, ma tính sẽ càng lớn, hơn nữa còn chiêu mời bức hại. Nguy hại to lớn và nguy hiểm thâm sâu của nó chúng ta không thể tưởng tượng được, đây cũng là điều chúng ta cần cảnh giác.

1. Tâm tranh đấu không bỏ thì trước sau vẫn chỉ là một người thường

Rất nhiều người trước khi tu luyện thích hiển thị và hiếu thắng, không chịu thua người khác, khiến tinh thần họ luôn căng thẳng, cả thân lẫn tâm đều rất mệt mỏi. Kết quả của việc tranh giành là bách bệnh quấn thân, nợ nghiệp đầy mình.

Sư phụ giảng:

“Bởi vì người thường không ngộ được [Pháp] lý này, nên với lợi ích trước mắt mà tranh mà đấu.” “Trong xã hội người thường, chỉ vì danh lợi, tranh đoạt giữa người với người, chư vị ăn không ngon ngủ không yên, thân thể chư vị đã không còn ra hình nữa: ở không gian khác mà nhìn thân thể chư vị, thì xương cốt kia, khúc nào cũng đều [màu] đen.” “Khi con người ta sống mà tranh giành lợi ích cá nhân thì sẽ làm rất nhiều điều xấu, sẽ mắc nợ rất nhiều thứ.” (Chuyển Pháp Luân)

Có vị cư sỹ tinh tấn trì giới tu hành mấy chục năm, nhưng con gái ông lại mắc bệnh ung thư, cả nhà cuối cùng chỉ biết khóc than. Ông không thể hiểu được bèn đi hỏi sư phụ của mình. Sư phụ nói rằng bởi vì tính tình nóng nảy, con thường nói những lời làm tổn thương người khác. Vậy nên dẫu thần thông của Phật, Bồ Tát có lớn tới đâu cũng không thể địch lại nghiệp lực của con.

Người thường thường tranh đấu xuôi ngược, khi ngấm ngầm lúc công khai, cấu xé giành giật lẫn nhau, chỉ vì tranh hơn thua một khẩu khí. Nhưng người tu luyện phải hiểu rằng: Trong đặc tính của vũ trụ có Nhẫn, chứ không phải là Tranh. Người tu luyện nếu cũng tranh đấu ngược xuôi, tính tình nóng nảy, thường hay nổi giận lôi đình, thì chẳng còn bằng cả người thường. Cho nên nếu tâm tranh đấu không bỏ thì bái sư cũng vô ích, học Pháp cũng vô ích, luyện công cũng vô ích.

2. Tâm tranh đấu không bỏ thì nghiệp bệnh cũng không khỏi

Có đồng tu sớm qua đời, nhưng căn bản lại không thể ý thức được việc này có liên quan đến tâm tranh đấu. Người có tâm tranh đấu mạnh mẽ thì tính tính thường nóng nảy. Tính họ thường nóng nảy, oán hận thâm sâu, lửa giận bừng bừng, bất bình la lối, tranh hơn thua. Tâm tranh đấu mạnh tức là nhân tâm nặng, khi tranh đấu thì cũng như người thường, thường thì tranh đấu không phải là người luyện công. Sư phụ không thể tùy ý tiêu nghiệp cho người thường, vậy nên người có tâm tranh đấu mạnh thường có khuôn mặt nộ khí dọa người, trăm bệnh quấn thân.

Người làm ăn kinh doanh coi trọng hòa khí sinh tài lộc, đức dày như đất mẹ mới có thể buôn bán hanh thông, mới có thể chở được của cải. Có đồng tu làm ăn nhỏ, tiếc là cô ấy không tu tâm, mà còn tranh cãi cả với khách hàng, bịt miệng lại mà vẫn mắng người. Sau này cô ấy bị bệnh ung thư, rất nhiều đồng tu phát chính niệm cho cô ấy, nhưng cô ấy vẫn gầy như que củi và qua đời. Còn có đồng tu trước khi nghỉ hưu làm lãnh đạo, đã thiện ý nhắc nhở cô ấy một câu. Cô liền nói một tràng dài những lời chống đối, xưa nay cô ấy không hề phục ai bao giờ. Sau này cô ấy bị ung thư, và cũng không tu luyện gì mấy, trước khi qua đời cô ấy còn xô xát với con gái một trận, ngày hôm sau thì qua đời.

Trong cuộc sống những biểu hiện như nói cao giọng, tính tình nóng nảy, không phục, thích mắng mỏ người khác đều là biểu hiện của tâm tranh đấu. Trong tu luyện nếu không kịp thời thanh trừ, ước chế tâm tranh đấu thì tâm tranh đấu sẽ luôn khống chế, thao túng chúng ta. Trung y giảng rằng: Tức giận hại gan, phẫn nộ hại phổi. Thường nổi giận thở phì phò thì sức khỏe ắt sẽ có vấn đề.

Sư phụ giảng:

“Nếu như có thể thật sự trị tận gốc bệnh cho một người thường, thì người thường không có tu luyện ấy có thể ra khỏi đây, chẳng còn chút bệnh nào hết; ra khỏi cửa vẫn là một người thường, và xuất phát từ lợi ích cá nhân người ấy vẫn tranh đoạt như những người thường; vậy làm sao có thể tuỳ ý tiêu trừ nghiệp lực cho họ được? Điều ấy tuyệt đối không được phép.” “Khí công là tu luyện, là điều siêu thường, không phải là môn thể thao nơi người thường; cần phải coi trọng tâm tính thì mới có thể lành bệnh hoặc tăng công.” (Chuyển Pháp Luân)

3. Tâm tranh đấu không bỏ, tâm thanh tịnh cũng chẳng thể sinh

Chúng ta đều biết rằng buông bỏ chấp trước, nhân tâm thật nhẹ thì trí huệ mới sinh. “Định lực thâm sâu ngần nào [cũng] là thể hiện của tầng.” (Chuyển Pháp Luân) Nếu tâm tranh đấu, hiếu thắng không bỏ thì hễ gặp chuyện gì đó, niệm đầu tiên chắc chắn là tranh đấu. Vậy thì khi gặp mâu thuẫn sẽ không thể giữ vững tâm tính, tâm không trống rỗng thì tâm thanh tịnh cũng chẳng thể sinh. Bên trái của chữ “Tịnh 淨” là bộ “Chấm thủy氵”, bên phải là chữ “Tranh 爭”. Theo hiểu biết của cá nhân tôi thì khi bỏ đi tranh đấu mới có thể tịnh, vô tranh mới có thể thuần tịnh.

Nếu ban ngày chúng ta tranh đấu với người khác, thì ngày hôm đó tâm sẽ không thể bình hòa. Tâm phiền ý loạn thì buổi tối khi đả tọa liệu có thể nhập định được hay không? Xem nhẹ và buông bỏ, không tranh với đời, mới có thể nhập chính đạo. Không coi trọng bất cứ thứ gì trong người thường thì tự nhiên không còn tranh, không còn đấu nữa. Tâm trống rỗng thì sẽ thanh tịnh.

4. Tâm tranh đấu không bỏ, căn bản không thể tăng công

Chúng ta đều biết rằng, điều then chốt trong tu luyện là tu tâm tính, đề cao tâm tính mới có thể tăng công. Nếu tâm tranh đấu không bỏ thì trong cuộc sống họ sẽ không cho phép người khác được nói động đến mình mà tranh đấu, biện giải, nóng giận, xô xát và chọc gậy bánh xe. Trải qua từng quan từng nạn nhưng tâm tính vẫn không thể tu lên trong những khảo nghiệm ấy và bị rớt xuống trong khi tranh đấu. Nếu không nhẫn nại, không có đạo đức, không ngộ đạo, thì công có thể đến được từ đâu.

Sư phụ giảng:

“Nơi người thường lại vì danh lợi mà tranh mà đấu; hỏi công người ấy có thể tăng trưởng được không? Hoàn toàn không thể tăng được; bệnh người này cũng không lành được, cũng lại vì lý do ấy. ” “Trong khi chỉ vì lợi ích cá nhân mà tranh mà đấu, chư vị lại muốn tăng công, nói chuyện sao dễ vậy! Chư vị nào có khác chi người thường? Chư vị làm sao có thể tăng công? Vậy phải coi trọng tu luyện tâm tính, [thì] công của chư vị mới có thể tăng, tầng [của chư vị] mới có thể đề cao lên được.” “Việc nhỏ không nhịn được, đã vội nóng, mà lại muốn tăng công là sao.” (Chuyển Pháp Luân)

Tôi còn nhớ Sư phụ từng kể chuyện về một người vốn tâm tính khá cao, đã tu xuất được cả nguyên anh. Một hôm, cô ấy cãi nhau với người thường, càng tranh cãi càng kịch liệt. Cô ấy mắng người khác ngày càng khó nghe, cuối cùng anh hài cũng biến mất. Sư phụ giảng:

“Vì họ [lăng] mạ, tâm tính của họ cũng rớt xuống, công cũng mất.” (Chuyển Pháp Luân)

Cổ nhân có câu: “Một niệm nhìn tâm nổi, lửa đốt rừng công đức, trăm vạn trở ngại mở lối” để hình dung hậu quả của việc tranh đấu và sự nóng nảy đáng sợ như thế nào. Đây là điều nhất thiết phải cảnh giác. Tâm tranh đấu không bỏ thì dẫu lên trời cũng sẽ so đo với Phật. Thiên quốc có thể tiếp nhận sinh mệnh như thế này sao?

5. Tâm tranh đấu không bỏ, rất dễ bị bức hại

Tâm tranh đấu không bỏ thì giữa những người tu luyện cũng không phục mà đố kỵ lẫn nhau, bàn tán khen chê, gây gián cách và hại nhau, khiến nội bộ xung đột, hỗn loạn, phá hoại vô cùng lớn. Khi nội bộ xung đột, tiêu trừ, bức hại hay đào thải lẫn nhau… tất cả những điều này đều là an bài vô cùng tỉ mỉ của Cựu thế lực. Quần thể tu luyện không thực tu tâm tính, đố kỵ ganh đua sẽ vô cùng nguy hiểm.

Tại không gian khác tà ác mắt hổ trừng trừng. Trong cuộc khủng bố màu đỏ của Trung Cộng trong xã hội hiện thực, nội bộ tranh chấp công khai, ngấm ngầm, không chỉ là vấn đề do mọi người tu không tốt nên chúng sinh không thể đắc cứu, mà rất có thể còn khiến cả chỉnh thể bị bức hại. Tháng 10 năm 2017, hơn 50 đệ tử Đại Pháp tại Song Thành bị bắt cùng lúc, rất đáng để chúng ta suy ngẫm.

“Người điều phối tại Song Thành rất có năng lực, làm hạng mục rất giỏi, nhưng có người không phục một ai… Sau khi đồng tu đó biết thì tranh đấu ngấm ngầm công khai. Dưới sự dẫn dắt của tâm tật đố và tư duy Văn hóa Đảng, còn kéo bè kết phái, không chịu nhường nhịn mà đả kích lẫn nhau. Họ trường kỳ ở trong trạng thái cứng nhắc, đối đầu, thậm chí còn công kích lẫn nhau, gây tổn hại nghiêm trọng trong nội bộ.” “Mà cái cớ của cựu thế lực chính là các người có biết bao nhiêu người đều có cái tâm này, các người đều không tu bản thân, đều hướng ngoại nhìn, đều có tâm đố kỵ mạnh mẽ như vậy, bài xích lẫn nhau. Đây căn bản không phải là hành vi của đệ tử Đại Pháp, cho nên nó sẽ hạ thủ.” (Suy ngẫm về sự kiện bắt giữ xảy ra tại khu vực Song Thành – Tuần san Minh Huệ kỳ số 829)

Trong quá trình chúng ta giảng thanh chân tướng, nếu luôn hướng nội tìm, tu bỏ tư tâm tạp niệm tranh đấu, đố kỵ, ai nấy đều tu bản thân trong Pháp, đối xử chân thành, bao dung, nhường nhịn nhau vậy thì lạp tử chỉnh thể này của Pháp sẽ như viên đại kim cương lớn trong suốt lung linh, không thể phá vỡ. cựu thế lực cũng phải nghiêng mình kính cẩn. Chúng sẽ không còn cớ gì và lý do gì để khảo nghiệm, càng không thể bức hại chúng ta. Nhưng nếu có tâm tranh đấu, thì chúng ta lại giống như những hạt cát, căn bản không hề có được sức mạnh của Pháp. Đáng tiếc là hoàn cảnh bên ngoài vô cùng ác liệt, trong khi nội bộ của một đội ngũ lại bài xích công kích nhau thì chẳng khác chi những hạt cát đi trong rừng súng mưa đạn, hậu quả hẳn có thể dự liệu trước được.

Sư phụ giảng:

“Người tu Đạo chân chính cũng có phản ánh [vấn đề tâm tật đố] này, đối với nhau không phục; [nếu] tâm tranh đấu không bỏ, cũng dễ sinh ra tâm tật đố.” (Chuyển Pháp Luân)

6. Tâm tranh đấu không bỏ, ma tính sẽ tăng cường

Tâm tranh đấu không bỏ thì nhân tâm sẽ kết và giằng xé giữa Phật tính và ma tính, sẽ sống rất khổ rất mệt. Rất nhiều ma tính như lòng đố kỵ, sự ngông cuồng, độc ác đều liên quan đến tâm tranh đấu. Thích tranh thích đấu mới nổi giận bất bình, oán trời trách người, đơm đặt thị phi, oán hận độc ác. Nếu không diệt sạch từ tận gốc rễ mà cứ để mặc ma tính chồng chất, thì ma tính sẽ bành trướng. Thậm chí chúng còn khống chế, thao túng con người, cuối cùng còn sinh ra tự tâm sinh ma, nhân tâm ma biến.

Nếu tâm tranh đấu được coi nhẹ, được mất cũng chẳng để tâm, đúng sai cũng không so đo thì tốt xấu cũng chẳng có nghĩa lý gì. Tự nhiên tâm thái sẽ bình hòa, có thể từ bi dung chứa tất cả. Không tranh không đấu vô tư vô tà, thì ma tính cũng sẽ mất đi mảnh đất sinh tồn.

Sư phụ giảng:

“Người thường đều có ma tính và Phật tính, tư tưởng hễ không đúng đắn thì ma tính sẽ khởi tác dụng.” (Pháp định – Tinh tấn yếu chỉ)

“Phật tính của con người là Thiện, biểu hiện từ bi, làm các việc thì trước tiên nghĩ cho người khác, có thể nhẫn chịu thống khổ. Ma tính của con người là ác, biểu hiện sát sinh, trộm cướp, tự tư, tà niệm, khuấy đảo thị phi, phiến động đồn đại, tật đố, độc ác, phát cuồng, lười biếng, loạn luân, v.v.” “Người tu luyện mà không tu bỏ ma tính đi, thì công ắt sẽ đại loạn và chẳng đắc được gì, hoặc nhập sang ma đạo.” (Phật tính và ma tính – Tinh tấn yếu chỉ)

Sư phụ còn giảng:

“Nếu tâm tranh đấu của họ chưa bỏ, họ vẫn mãi như thế, thì một thời gian lâu, sau mấy năm qua đi cũng không xuất ra khỏi tầng này. Làm cho cá nhân ấy không luyện công được nữa, [làm] thân thể vật chất ấy không chịu nổi nữa, tinh lực hao tổn quá lớn, không khéo sẽ bị [tàn] phế.” (Chuyển Pháp Luân)

7. Nhận thức về tâm tranh đấu

Tâm tranh đấu ẩn nấp rất sâu, không dễ phát giác, phải truy đến nơi đến chốn mới có thể phát hiện ra. Ví như khi phản bác lại người khác hay hết lời khuyên ngăn, kích động mạnh mẽ, không cho người khác nói động tới bản thân, hễ động tới là nổi cơn tam bành, công kích lẫn nhau, nhấn mạnh bản thân, chứng thực bản thân, lửa giận ngút trời nhằm áp đảo đối phương, tìm đủ cách xảo biện, giải thích… Rất nhiều điều bất chính đều khởi nguồn từ sự tranh đấu. Vậy tranh là gì? Tranh giành để chứng tỏ mình luôn chính xác, tranh là mình trong sạch, tranh là mình có năng lực, tranh là mình bất lực…

Hơn nữa, biểu hiện của tâm tranh đấu tại không gian khác là gì? Nó là một thể sinh mệnh sống, có vẻ mặt tà ác: mặt xanh nanh vàng, mắt giận dữ long sòng sọc. Nó đi theo chủ nguyên thần của chúng ta đời đời kiếp kiếp, khiến chúng ta trở nên ngang bướng hiếu thắng, khống chế chúng ta tranh đoạt, vắt kiệt sức của chúng ta, khiến chúng ta tạo nghiệp vô số.

Chỉ cần nó tồn tại, thì hễ gặp mâu thuẫn sự hung ác này sẽ nhảy ra, chính nó là kẻ đang nổi trận lôi đình, tranh đấu giành giật, đố kỵ ngút trời. Nhiều khi chúng ta cứ ngỡ rằng mình đang tranh, kỳ thực chính là con tà linh này khiến chúng ta bị kích động mà phẫn nộ. Nó đã khiến chúng ta không thể kiểm soát được cảm xúc của mình, khiến chúng ta không giữ vững tâm tính, hòng phế bỏ công của chúng ta. Nó muốn giày vò cho chúng ta mất đi chính niệm, mất đi lý tính, mất đi công đức, cùng theo nó nhập tà ma.

Nếu chúng ta không nhận thức nó, không phân rõ nó, không bài xích nó, không diệt sạch nó, nó sẽ mãi theo sát chúng ta, còn khống chế tư tưởng của chúng ta, thao túng cơ thể của chúng ta.

8. Phải học Pháp thật nhiều, lý giải Pháp thấu triệt

Sư phụ giảng:

“[Còn nếu] trong tâm cứ luôn nghĩ đến tranh [đấu] với người khác, đấu [tranh] này khác, [thì] tôi nói rằng hễ gặp vấn đề là chư vị liền gây sự với người ta; đảm bảo là như vậy. Do đó [khi] chư vị gặp mâu thuẫn nào đấy, [thì] tôi nói rằng [đó] là để vật chất màu đen của bản thân chư vị chuyển hoá thành vật chất màu trắng, chuyển hoá thành đức.” (Chuyển Pháp Luân)​

“Ngay trong hoàn cảnh người thường phức tạp này, chư vị tỉnh táo rõ ràng, hết sức minh bạch chịu thiệt thòi tại các vấn đề lợi ích vật chất; khi bị người khác lấy mất lợi ích thiết thân, chư vị không giống như người ta mà tranh mà đấu; trong các can nhiễu tâm tính, chư vị chịu thiệt thòi; trong hoàn cảnh gian khổ như thế chư vị ‘ma luyện’ ý chí của mình, đề cao tâm tính của mình; khi có ảnh hưởng của các tư tưởng bất hảo của người thường, chư vị có thể siêu thoát xuất lai.” (Chuyển Pháp Luân)

Sư phụ còn giảng Pháp lý “Nhất cử tứ đắc” (Giảng Pháp tại Pháp hội Sydney [1996]), “Bất thất bất đắc” (Chuyển Pháp Luân). Tôi phát hiện ra rằng bản thân tôi hễ gặp mâu thuẫn thì niệm đầu tiên thường là tranh giành. Tôi cũng biết rõ rằng tranh là không tốt nhưng trong tâm vẫn không phục, còn ngấm ngấm đọ sức, kỳ thực vẫn là đang tranh đấu. Nghĩa là tôi đã bị tâm tranh đấu khống chế, chỉ khi bài xích nó thì nó mới bị làm cho yếu nhược và tiêu vong.

Giờ đây, tôi đã nhận thức được rằng: Khi người khác lấy đi thứ gì của mình thì thực sự là đang lấy đi nghiệp lực đen ngòm trên người mình. Vậy tại sao chúng ta lại không vui vẻ mà làm, sao lại phải tranh phải đấu? Trước kia tôi học Pháp mà chỉ như học lý thuyết suông, mắt vẫn đọc, mà xưa nay không hề hiểu được Pháp từ tầng diễn hóa vật chất. Tôi vẫn bán tín bán nghi, lúc tranh giành lúc nhẫn nại. Hơn nữa, động lực cuộc sống của người thường chính là Danh và Lợi. Nhưng người tu luyện lại phải theo đuổi việc buông bỏ Danh, Lợi, từ đó mới được giải thoát một cách vĩnh hằng. Vậy thì cần gì phải tranh giành với người thường? Chăng lẽ chúng ta lại muốn tranh xem ai có thể ở lại nhân gian không rời đi hay sao?

9. Chuyển biến quan niệm, vô tư không tranh, vô ngã không tranh

Phía trên chữ Tranh 爭 có hai con dao 刀bên cạnh chữ Tư 私 (tư lợi) . Tức là trong tâm có bản thân, có sự ích kỷ mới tranh, tự ngã càng mạnh thì tranh đấu càng hăng. Nếu vô tư vô ngã thì cũng chính là không còn chủ thể để tranh nữa rồi. Nếu vô dục vô cầu thì cũng chẳng có đối tượng để tranh giành. Cho nên chúng ta phải hướng nội tìm, tu bỏ chủ thể ích kỷ tự ngã, trừ bỏ đối tượng dục vọng chấp trước, thì tự nhiên sẽ không còn tranh đấu.

Khi chúng ta gặp phải mâu thuẫn, nếu ngay trong thời khắc đầu tiên đã có thể nhảy thoát khỏi sự việc và con người, không sa lầy vào trong đó thì sẽ không thể tranh nổi. Ví như khối lượng công việc lớn, độ khó cao, nhưng tiền lương lại thấp nhất. Khi nhìn thấy tờ phiếu tiền lương chúng ta không nên bị quan niệm: “Tôi đang bị bắt nạt”, “Tôi không phục”, “Tôi bất bình” khống chế. Kỳ thực người thường luôn tranh giành chính là tranh cái tôi, Danh, Lợi. Tình của bản thân.

Khi chúng ta nhảy ra khỏi bản thân mâu thuẫn, tìm lại được bản tính, chân ngã của mình, tâm không bị mê mờ, tâm ở trong đạo, thì cũng sẽ không bị dẫn động. Khi ấy chúng ta lại càng không giành giật với người khác. Phật nhìn cõi nhân gian rất hỗn loạn, ô yên chướng khí, có gì đáng để so đo, có gì đáng để tranh giành.

Cho nên, vô tư bất tranh, vô ngã bất đấu. Nếu tâm không tranh, tâm tự thanh tịnh, nếu tâm không đấu, tâm ắt tự thanh cao.

Trên đây là một chút kiến giải thiển cận của cá nhân tôi, nếu còn thiếu sót mong đồng tu từ bi chỉ ra và cải chính.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2018/2/3/360370.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/2/21/168822.html

Đăng ngày 4-3-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share