Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc Đại lục

[MINH HUỆ 22-01-2018]

Xả bỏ chấp trước vào bản sự

Trong Giảng Pháp tại Pháp hội New York kỷ niệm 25 năm Đại Pháp hồng truyền [2017], Sư phụ đã giảng:

“Người chính là người, [nhiều khi] chư vị nghĩ người ở cao quá. [Khi] chư vị cảm thấy cứu họ có độ khó cao hơn, [thì] là vì họ quá thấp [so với chư vị nghĩ], không phải vì họ quá cao; do đó càng có độ khó thì chư vị càng cần giảng thấp, họ mới có thể tiếp thu, họ mà thật sự có trí tuệ thì họ đã không thế.”

Khi đọc được đoạn này, đột nhiên tôi phát hiện ra một chấp trước của mình: tôi để tâm quá nhiều vào những thứ người thường, chẳng hạn như nền tảng giáo dục, kỹ năng, vị trí xã hội, và khả năng tài chính.

Bố mẹ tôi đều là trí thức và người chồng cũ của tôi là viên chức chính phủ. Tôi tận hưởng địa vị xã hội cao trong suốt cuộc đời mình. Tôi nghĩ nó là một dấu hiệu của sự thành công và đẳng cấp của người ta. Thậm chí, sau nhiều năm tu luyện, tôi vẫn chưa thật sự xả bỏ được những quan niệm này.

Sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Đại Pháp vào năm 1999, cuộc sống của tôi bị đảo lộn. Tôi mất việc, và chồng tôi bị ép phải ly dị tôi bởi vì nhiều người thân của anh ấy làm việc trong chính quyền.

Do đi tới Bắc Kinh để thỉnh nguyện quyền được tu luyện Pháp Luân Công và nói với mọi người về môn tập này, nên tôi bị bắt và bị đưa tới các trại lao động cưỡng bức vài lần. Cuộc sống của tôi trở nên khốn đốn. Tôi phải làm những công việc chân tay vất vả để kiếm sống. Tôi thường xấu hổ khi nói về Pháp Luân Đại Pháp trước mặt gia đình và bạn bè.

Khi hướng nội thật sâu, tôi nhận ra tôi vẫn còn chấp trước vào cuộc sống tiện nghi và hạnh phúc. Tôi quan tâm quá nhiều đến địa vị. Đó là lý do tại sao những người bà con có vị trí cao của tôi không tiếp nhận chân tướng. Quả thật, nó là sự phản ánh các tâm chấp trước của bản thân tôi.

Sư phụ giảng:

“Quá khứ khi giảng Pháp tôi từng giảng một Đạo Lý, ví như trong văn hoá của tà đảng Trung Cộng có nói rằng: khi bảo người khác làm tốt thì trước tiên mình phải làm tốt; như thế khi có người làm điều xấu, bị người ta chỉ ra bèn nói: ông làm còn chưa tốt thì ông đừng có quản tôi, ông muốn quản tôi thì trước hết ông làm tốt đi đã. Cái này cũng giống như nhận thức bên trên đều là cái lý bất chính.” (“Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế miền Tây Mỹ quốc [2005]”, Giảng Pháp tại các nơi VII)

Tôi nhận ra rằng, không phải là tôi kiếm được nhiều tiền hay có địa vị xã hội cao thì mọi người mới lắng nghe tôi. Kỳ thật, nhiều nhà sư nổi tiếng trong quá khứ không có gì ngoài một cái bát xin ăn, nhưng họ rất được tôn kính.

Chấm dứt việc sử dụng Đại Pháp để che đậy chấp trước của mình

Gần đây, tôi cảm thấy thân thể không thoải mái và ngừng đi ra ngoài nói với mọi người về Pháp Luân Đại Pháp. Tôi sợ rằng mọi người có những suy nghĩ tiêu cực về Đại Pháp chỉ vì tôi. Tôi tìm các lý do để không hoàn thành trách nhiệm và thừa nhận cuộc bức hại.

Tôi nhận ra rằng tôi đang sử dụng Đại Pháp như là một cái cớ để che đậy các chấp trước của mình. Khi tôi không khỏe, tôi không coi vấn đề này một cách nghiêm túc mà hướng nội, hoặc phát chính niệm để loại bỏ can nhiễu. Thay vào đó, tôi tìm các lý do để né tránh nó.

Sư phụ giảng:

“Kỳ thực hết thảy những gì không phù hợp với Đại Pháp và chính niệm của đệ tử Đại Pháp đều là [do] cựu thế lực tham dự tạo thành, kể cả hết thảy những nhân tố bất chính nơi tự thân, chính vì thế mà tôi đặt việc phát chính niệm là một trong ba việc lớn của đệ tử Đại Pháp [cần] làm. Phát chính niệm một là đối ngoại, hai là đối nội, ai bất chính đều không trốn thoát được, chỉ là chúng ta đối với phát chính niệm là có thái độ khác nhau, biểu hiện khác nhau.” (“Về xáo động từ một bài viết về phó nguyên thần”)

Tôi nghĩ rằng tu Đại Pháp cũng giống như một sự bảo hiểm và tôi sẽ không bị ốm hoặc phải trải qua bất kỳ thống khổ nào. Tôi đã dựa vào Đại Pháp để bảo vệ bản thân.

Tư tưởng này cũng phản ánh trong nỗ lực giảng chân tướng của tôi. Khi tôi nói với mọi người về Pháp Luân Công, tôi thường nhấn mạnh lợi ích của việc tu luyện Đại Pháp và không đề cập tới việc người ta cũng phải nỗ lực chịu đựng để đắc được Pháp.

Khi tôi cảm thấy hơi bất ổn, niệm đầu tiên của tôi là tôi không tu luyện tốt và tôi không đủ tiêu chuẩn để cứu người. Đây là một quan niệm méo mó được nuôi dưỡng trong văn hóa Đảng. Tà ác sau đó có thể lợi dụng nhân tâm của tôi để can nhiễu tôi.

Khi tôi giảng thanh chân tướng cho mọi người, chính huyền năng của Đại Pháp đã cứu họ, chứ không phải vì tôi tu luyện tốt hay tôi đắc được bao nhiêu từ Đại Pháp. Miễn là tâm của tôi dựa trên Pháp, Sư phụ sẽ giúp tôi.

Tôi cũng hiểu rằng cựu thế lực là thủ phạm đứng đằng sau các quan niệm biến dị, nhân tâm, hoặc những suy nghĩ tiêu cực. Khi những ý niệm đó nổi lên, tôi đều phát chính niệm để loại bỏ chúng.

Xả bỏ tâm tật đố và chứng thực bản thân

Tôi thấy rất khó để duy trì thường hằng tinh tấn trong tu luyện. Giờ đây, tôi đã nhận ra một phần lý do là bởi vì tôi có tâm tật đố và mong muốn chứng thực bản thân. Khi tôi không đạt được kết quả như mong muốn, tôi mất động lực để tinh tấn và trở nên buông lơi trong tu luyện. Thực sự là tôi vẫn đang truy cầu.

Sư phụ giảng:

“Cái tâm tật đố ấy thì chư vị nhất định phải trừ bỏ đi, thứ đó ghê gớm lắm, nó sẽ khiến tất cả tu luyện của chư vị đều biến thành lỏng lẻo, huỷ chư vị. Không được có tâm tật đố.” (“Giảng Pháp tại Pháp hội New York kỷ niệm 25 năm Đại Pháp hồng truyền [2017]”)

.

Một ngày, tôi đột nhiên ngộ ra trong lúc học Pháp rằng khi tôi ký những tuyên bố từ bỏ Đại Pháp trong thời gian bị giam cầm ở trại lao động cưỡng bức, nó là do tâm tật đố và muốn chứng thực bản thân của tôi. Khi lính canh nói về việc tôi đã tu luyện tốt như thế nào và tầng thứ cao ra sao, tôi trở nên tự mãn và tự chuốc lấy đủ thứ vớ vẩn mà họ nhồi nhét vào tôi, nó khiến tôi mắc những lỗi lầm nghiêm trọng nhất trong sự tu luyện của mình.

Mong muốn chứng thực bản thân của tôi cũng sẽ nổi lên khi tôi nghe thấy các học viên khác bị bắt hoặc bị bức hại. Tôi nghĩ đó có lẽ là do họ tu luyện không tốt hoặc có những chấp trước khiến cho họ bị bức hại. Trong một thời gian dài, tôi đã không thể nhận ra được các chấp trước của mình với kiểu suy nghĩ đó. Nhưng giờ đây, tôi đã có thể tóm được chúng ngay khi chúng biểu hiện ra.

Tu bỏ sự ích kỷ

Tôi thường giúp các học viên khác viết hoặc hiệu đính các bài báo, và họ dần dần trở nên phụ thuộc vào tôi. Với một chấp trước mạnh mẽ vào việc chứng thực bản thân, tôi hiếm khi làm họ thất vọng. Tôi trở nên bận rộn tới mức tôi đã buông lơi trong tu luyện và bắt đầu gặp phải các vấn đề nghiệp bệnh khác nhau. Nhưng khi chúng xảy ra, niệm đầu tiên của tôi luôn là dùng nhân tâm để giải quyết, thay vì hướng nội và quy chính bản thân.

Một học viên lâu năm đã làm tốt ở nhiều phương diện, nhưng bà ấy có chấp trước mạnh mẽ vào việc xem một chương trình bình luận của Đài Truyền hình Tân Đường Nhân. Tôi khuyên bà ấy không nên dành nhiều thời gian để xem TV mỗi ngày, nhưng bà ấy không lắng nghe tôi. Vì vậy, tôi đã có những suy nghĩ tiêu cực về bà ấy. Trong khi giúp bà ấy sửa lại bài chia sẻ của bà, tôi đã mất bình tĩnh với bà ấy. Tôi biết rằng mình đã phát sinh tâm tật đố và cũng không từ bi với bà ấy.

Tôi đã giúp một học viên khác đọc soát bản chép tay Chuyển Pháp Luân. Tâm của tôi đầy những lời than phiền khi tôi thấy nó có nhiều lỗi. Tôi nghĩ bà ấy tiêu tốn thời gian của tôi và tôi cảm thấy khó chịu. Thậm chí, tôi còn không nghĩ rằng đây là một cơ hội để tôi đề cao tâm tính. Tôi lại còn khó chịu với bà ấy.

Sư phụ giảng:

“Tôi còn muốn bảo chư vị, bản tính thực chất từ trước của chư vị được kiến lập trên cơ sở vị ngã vị tư, từ nay trở đi chư vị làm các việc thì trước hết phải nghĩ đến người khác, tu thành bậc Chính Giác vô tư vô ngã, tiên tha hậu ngã, thế nên từ nay trở đi chư vị làm gì nói gì đều phải vì người khác, và nghĩ đến cả vì người đời sau nữa! Hãy nghĩ cho Đại Pháp vĩnh thế bất biến!” (“Phật tính vô lậu”, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

“Chư vị luôn từ bi, lấy Thiện đãi người, làm việc gì đều luôn luôn cân nhắc đến người khác, mỗi khi gặp vấn đề thì trước hết nghĩ rằng: ‘Việc này đối với người khác có thể chịu được không, đối với người khác có phương hại gì không’; như vậy sẽ không xuất hiện vấn đề gì. Do đó chư vị luyện công cần theo tiêu chuẩn cao, tiêu chuẩn cao hơn nữa mà yêu cầu bản thân.” (“Bài giảng thứ tư”, Chuyển Pháp Luân)

“Mỗi khi phát sinh một sự việc nào đó, khi xuất hiện một tình huống nào đó, cũng không e dè việc nhỏ nhặt, thì niệm thứ nhất của tôi là nghĩ về người khác trước, bởi vì đã thành quen như thế rồi, tôi bao giờ cũng nghĩ đến người khác trước.” (“Giảng Pháp tại Pháp hội Boston năm 2002”, Giảng Pháp tại các nơi II)

Tôi nhận ra rằng chỉ sau khi chúng ta xả bỏ tự ngã và sự ích kỷ của bản thân, thì chúng ta mới có thể thực sự tốt với người khác.

Kể từ đó, việc tu luyện trở nên dễ dàng hơn với tôi. Tôi ngừng băn khoăn rằng tôi đang có chấp trước cụ thể gì. Tôi chỉ nhìn xem động cơ ẩn giấu trong tâm tôi khi tôi làm các việc có dựa trên Pháp hay không, cho bản thân tôi hay cho những người khác. Bất kể sự việc gì xảy ra, tôi đều có thể coi đây là một cơ hội tốt để đề cao chính mình.

Giúp đồng tu vượt qua khổ nạn

Một trong những học viên ở địa phương chúng tôi, bà Ann, đang phải chịu thống khổ vì nghiệp bệnh nghiêm trọng và hầu như không thể di chuyển được. Chúng tôi chuyển nhóm học Pháp tới nhà bà và thay nhau học Pháp, luyện công và phát chính niệm cùng với bà. Thậm chí, một học viên 83 tuổi đi lại khó khăn cũng kiên quyết tham gia nhóm học Pháp với bà Ann.

Tôi đã dành ba ngày mỗi tuần để học Pháp với bà. Chúng tôi học hai hoặc ba bài giảng trong cuốn Chuyển Pháp Luân vào buổi sáng và sau đó học Tinh tấn yếu chỉ. Chúng tôi cùng chia sẻ thể ngộ về Pháp.

Sau hai tuần, tình trạng của bà Ann bắt đầu được cải thiện và bà ấy có thể tự đi lại chậm rãi.

Nhưng một ngày, đột nhiên bà ấy có một cơn đau quặn ở chân và bà ấy không thể đứng dậy. Chúng tôi không bị ảnh hưởng vì điều đó và tiếp tục học Pháp với bà ấy và giúp bà ấy tăng cường chính tín vào Sư phụ và Đại Pháp.

Một lúc sau, bà ấy đã có thể đứng lên. Tôi khuyến khích bà ấy luyện công cùng với tôi. Bất kể đau đớn thế nào, bà ấy đã hoàn thành năm bài công pháp. Tôi cảm thấy mừng cho bà và cũng ngưỡng mộ sự kiên định và bền bỉ của bà ấy.

Cơn đau ở cột sống và đôi chân của bà dần biến mất. Cuối cùng, bà đã có thể di chuyển bình thường.

Trong hai tháng học Pháp với bà ấy, tôi cũng đã đề cao không ngừng trong tu luyện. Tôi học được cách không chỉ trích người khác và biết quan tâm, thấu hiểu người khác hơn.

Sự hồi phục kỳ diệu của bà Ann đã giúp tôi càng thêm kiên tín vào Sư phụ và Đại Pháp. Giờ đây, tôi có thể tin chắc rằng không một khổ nạn nào có thể ngăn trở tôi trên con đường hoàn thành sứ mệnh vĩ đại của một đệ tử Đại Pháp.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/1/22/359918.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/2/7/167845.html

Đăng ngày: 7-3-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share