Bài viết của một đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc
[MINH HUỆ 7-1-2016] Cuộc gặp gỡ đó diễn ra vào năm 2008, hơn một tháng sau khi xảy ra trận động đất ở Vân Xuyên. Lúc đó tôi vừa mới hoàn thành công việc kinh doanh ở tỉnh và đang ở trong nhà chờ của nhà ga xe lửa thành phố để chuẩn bị lên tàu. Tôi thoáng nghe thấy một người đàn ông dáng cao, cùng vợ và cậu con trai đứng cạnh ông ấy, đang bàn tán về trận động đất. Tôi quyết định đi về phía họ.
Người đàn ông đó đang nói: “…việc tìm kiếm cứu nạn động đất rất chậm chạp, không hề giống như những gì được đăng tải trên truyền hình…”
Có ai đó xen ngang: “Không phải cuối cùng những người nước ngoài cũng đến cứu hộ đó sao?”
Một người khác lên tiếng: “Nếu Đảng Cộng sản không muốn cứu thì chẳng ai làm gì được cả…”
Tôi tiếp lời: “Anh nói đúng đấy. Ai cũng biết rõ điều đó. Rốt cuộc thì người nước ngoài vẫn được phép đến cứu hộ. Tuy vậy, khi đó đã là ba ngày sau khi xảy ra trận động đất!”
Tôi nói tiếp: “Ngay khi trận động đất xảy ra, người Trung Quốc hoàn toàn không có một phản ứng gì, thì nhiều quốc gia khác, vốn luôn có các hoạt động tìm kiếm cứu nạn tại chỗ, họ đã đề nghị với chính phủ Trung Quốc cho phép họ được viện trợ, nhưng phải mất đến ba ngày Đảng Cộng sản mới hồi đáp và chấp thuận. Ba ngày! Các bạn có thể tưởng tượng nổi ba ngày đối với những người đang bị chôn vùi dưới đống đổ nát kia nó khổn khổ đến thế nào không?”
Sau đó tôi nói: “Trong cứu nạn động đất, 72 giờ đầu tiên mà nói thì có thể gọi là 72 giờ vàng. Tức là những ai được cứu trong vòng 72 giờ thì cơ hội sống sót rất cao. Quá thời gian đó, thì đến 90% số người được cứu sẽ tử vong. Bởi những người đó phải sống 72 giờ trong hoảng sợ, đói khát, mệt mỏi làm cho nội tạng của họ suy kiệt, khiến họ rất khó sống sót. Thế nhưng Đảng Cộng sản có cho người dân được biết kiến thức căn bản này không?”
Trong lúc tôi đang nói, mọi người chuyển hướng chú ý về phía tôi. Bởi vậy tôi tiếp tục: “Điều tồi tệ và kinh khủng nhất là Đảng Cộng sản thực sự lợi dụng thảm họa này để tô vẽ thêm ánh hoàng kim cho nó. Nó làm ra vẻ như nếu không có đảng, thì không ai có thể được cứu sống khỏi khu vực động đất. Nhưng tại sao đảng không cho phép người nước ngoài đến vào những giờ vàng ngay sau khi trận động đất xảy ra?”
Người đàn ông đó trả lời câu hỏi của tôi: “Đảng sợ rằng người nước ngoài sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh quang vinh của nó. Hơn nữa, liệu đảng đó có để cho người nước ngoài đến những khu vực có dấu hiệu của sự sống để họ tìm thấy nạn nhân còn sống sót không? Nó dẫn người nước ngoài đến những nơi mà nó đã tìm kiếm qua rồi.”
Tôi và người đàn ông đó quay sang nhìn nhau. Bởi chúng tôi biết rằng những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ đây đều có được nhờ đột phá tường lửa phong tỏa sự kiểm duyệt Internet của chính phủ.
Một người khác nói: “Không thể nào đâu. Không thể nào như vậy được. Nếu thế thì tàn nhẫn quá.”
Tôi nói: “Nếu người nước ngoài có thể tìm kiếm và cứu được nhiều người hơn quân đội của Trung Quốc, thì Đảng Cộng sản sẽ mất thể diện. Không lẽ nào lại tổ chức một bữa tiệc để tuyên dương công trạng của người nước ngoài ư? Nếu quân đội của nước ta phát hiện ra có ai đó có dấu hiệu còn sống sót trong đống đổ nát, thì liệu với vài chiếc xẻng và thiết bị ít ỏi thô sơ của họ có thể cứu nổi người đó không?
Nếu người nước ngoài phát hiện ra khả năng có người còn sống sót trong đống đổ nát, chắc chắn họ sẽ không bao giờ bỏ cuộc. Đây chính là thái độ mà người nước ngoài họ đối đãi với giá trị của sinh mệnh. Vậy sẽ ra sao nếu người nước ngoài cứ khăng khăng rằng nhất định phải cứu bằng được những người mà Đảng Cộng sản đã buông? Và như thế, như các bạn thấy, đội cứu viện nước ngoài được phép vào Trung Quốc và rồi chẳng có công trạng gì mà về nước. Nhưng, tất nhiên, cái đảng đó sẽ lại tiếp tục không ngừng tuyên truyền trên truyền hình về sự vĩ đại của nó. Đảng nói ra toàn là những lời dối trá, vậy mà nó vẫn có thể nói một cách quang minh chính đại.”
Trong khi nói chuyện, tôi để ý thấy mấy người trong đoàn đó là luật sư đến tỉnh thành để tham dự buổi hội thảo của các luật sư.
Bởi vậy, tôi nhấn mạnh trực tiếp vào họ: “Thật ra, luật sư các bạn so với những người dân phổ thông khác càng cần phải biết rõ bản chất tà ác và lưu manh của đảng. Tôi sẽ không kể ra tất cả những tội ác khác của nó, tôi chỉ muốn đề cập đến lý do tại sao nó vẫn tiếp tục nhắm vào Pháp Luân Công. Nó không cho phép bất kỳ luật sư nào biện hộ cho các học viên Pháp Luân Công. Tại sao? Ban đầu, các bạn đều lên tiếng phàn nàn này nọ, nhưng sau một thời gian, các bạn dần quen và lãnh cảm. Đảng Cộng sản dùng bạo lực khiến toàn thể người dân Trung Quốc sợ hãi nó.
Những luật sư đó đều cúi gằm mặt xuống và nín lặng, chỉ có người đàn ông dáng cao kia lên tiếng và nói với mọi người rằng, để hiểu hết về bản tính tà ác của đảng, họ cần phải đọc Cửu Bình.
Vợ của ông ấy dường như chợt hiểu ra. Bà ấy nhìn tôi và cười, như thể là những người bạn hội ngộ sau một thời gian dài xa cách.
Cậu con trai cũng tiến đến và đưa ra ý kiến: “Đảng Cộng sản quả là rất xấu xa.”
Ngay lúc đó tàu đến. Tôi thấy đa số mọi người đều nhanh chóng di chuyển về phía trước để lên những toa tàu đầu tiên, nên tôi đi ngược về phía sau và lên một trong những toa tàu phía sau. Tôi tìm lấy một ghế và ngồi xuống.
Khi tôi ngước lên, tôi thấy vị luật sư có dáng người cao đó cùng vợ và con trai cũng đang tìm ghế ngồi trên cùng toa tàu với tôi. Rốt cuộc chúng tôi lại ngồi cùng nhau.
Một người đàn ông lớn tuổi cùng hai sinh viên đại học cũng ngồi cùng toa tàu với chúng tôi.
Với sự dẫn dắt câu chuyện của người đàn ông lớn tuổi, chúng tôi chuyển sang nói về cách mà Đảng Cộng sản đối xử với địa chủ sau khi nó bắt đầu lên cầm quyền.
Người đàn ông lớn tuổi đó nói: “Lúc đó, do đảng nói vậy nên mọi người đều quay lưng lại với địa chủ. Không một ai dám lên tiếng cầu xin cho bất kỳ một địa chủ nào dù địa chủ đó thực sự là người rất tốt.”
Người con trai của vị luật sư tiếp lời: “Điều này chẳng phải là khiến người dân không thể nào phân biệt được người tốt và kẻ xấu sao? Mục đích mà Đảng Cộng sản đang cố gắng đạt được là gì?”
Người đàn ông lớn tuổi mỉm cười với cậu thanh niên đó và trả lời: “Con nói đúng. Không một ai có thể phân biệt được tốt xấu. Đảng bảo gì thì người ta phải làm cái đó.”
Cậu thanh niên tiếp tục làm rõ vấn đề: “Vậy cái đảng đó chẳng phải là một phường lưu manh sao?”
Cha cậu gật đầu tán đồng, và điềm tĩnh nói: “Đảng đó quả thực là một phường lưu manh, nhưng nó muốn con phải nói nó là tốt. Đó chính là bản tính của kẻ lưu manh.”
Sau đó ông ấy hỏi mọi người: “Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta là người dân của đất nước này?”
Không một ai lên tiếng, nhưng câu hỏi mà vị luật sư đưa ra khiến mọi người suy tư.
Một lát sau, vị luật sư đó hỏi cậu con trai: “Nó khiến tất cả chúng ta thụ nhận nó ở mức độ khác nhau bằng cách này hay cách khác, nhưng rất nhiều người trong số chúng ta không ý thức được nó mà thôi.”
Một lần nữa, mọi người lại im lặng, nhưng dường như một vài người không tán đồng nhận định này.
Vị luật sư nói tiếp: “Khi đảng xúi giục học sinh sinh viên đánh đập giáo viên của họ, tôi thấy cách cư xử của họ còn bất hảo hơn cả lưu manh… Thời kỳ ấy, toàn dân đều ồ ạt tham gia vào chiến dịch của phe cánh hữu.”
Cậu con trai của vị luật sư lại tiếp tục chia sẻ suy nghĩ của mình: “Con hiểu rồi. Nếu tất cả chúng ta bị nhiễm thói quen và suy nghĩ của lưu manh, thì chúng ta sẽ nghe và làm theo những gì mà những kẻ lưu manh nói. Người tốt sẽ không tuân theo sự chỉ đạo của những kẻ lưu manh đó, nên nó sẽ rất khó có thể thống lĩnh hay khống chế họ, nhưng nếu tất cả mọi người đều biến thành những kẻ lưu manh, thì nó có thể dễ dàng thống trị họ.
Người đàn ông lớn tuổi mỉm cười nói: “Đúng, đúng, đúng vậy. Đảng Cộng sản chắc chắn đã đến bước đường cùng rồi. Ngay cả một người trẻ tuổi cũng nhận thức sâu sắc về nó như vậy.”
Hai nữ sinh viên ngồi đối diện tôi không nói một lời nào, mặc dù họ rất chăm chú lắng nghe. Sau khi cậu con trai của vị luật sư nói ngắn gọn về những suy nghĩ của cậu, họ mỉm cười và cũng đồng tình với quan điểm của mọi người.
Khi chúng tôi vẫn đang nói chuyện, thì tàu đã đến trạm dừng kế tiếp. Vị luật sư dáng người cao kia cùng gia đình của ông ấy xuống tàu. Ông ấy ngoái đầu lại và cười như thể hiểu rõ tôi.
Đoàn tầu lại tiếp tục lăn bánh rời bến.
Tôi quay sang nói chuyện với hai sinh viên đó: “Các cháu nghe rõ những gì vị luật sư đó nói chứ? Các cháu nghĩ sao?”
Một người trong số họ trả lời: “Mặc dù cháu không hiểu biết sâu sắc đến thế, nhưng cháu nghĩ rằng mỗi chúng ta đều có ít nhiều nhận thức về những điều mà chú ấy nói. Cháu rất ấn tượng với cậu con trai của chú ấy. Cậu ấy trẻ tuổi như vậy mà suy nghĩ rất lô-gíc và sâu sắc. Cậu ấy quả thực rất tuyệt vời.”
Tôi hỏi: “Các cháu có biết đến phong trào sinh viên ở Thiên An Môn năm 1989 không?”
Họ nói: “Chúng cháu biết một chút, rất vụn vặt. Một số người nói rằng những sinh viên đó không nên gửi tối hậu thư cho chính phủ, một số khác nói rằng chính phủ không nên xả súng vào những sinh viên đó.”
Tôi nói: “Toàn bộ việc này đều có thể dễ dàng phân biệt được. Những sinh viên đó họ thực sự có đủ khả năng uy hiếp chính phủ hay không? Tự cổ chí kim có phong trào sinh viên nào [ở Trung Quốc] cũng như trên toàn thế giới từng tống tiền chính phủ chưa? Những sinh viên này họ chỉ bày tỏ nguyện vọng của họ, gây áp lực lên chính phủ để tăng cường về mặt pháp luật và đạo đức. Là một chính phủ hùng mạnh mà nói, thì với phong trào sinh viên đó, nó sẽ giải quyết bằng cách lắng nghe ý kiến của những người trẻ tuổi đó và thậm chí có thể còn ghi nhận công lao của họ. Đây là điều kiện tiên quyết của sự hợp tác. Nhưng làm sao mà Đảng Cộng sản lại có thể giao thiệp được? Đảng dùng xe tăng và súng máy. Có cần thiết phải dùng vũ lực không? Nó là hợp tác ư? Không! Nó là trấn áp!”
Hai sinh viên đó hỏi tôi: “Chú làm nghề gì? Chú là giảng viên đại học à? Chú dạy về báo chí, hay lịch sử?”
Tôi nói: “Là ai không quan trọng. Quan trọng là chúng ta cần có một hoàn cảnh công bằng công chính. Chúng ta không nên xem một môi trường đàn áp như là chính thường được.”
Người đàn ông lớn tuổi nhìn tôi và nhận xét: “Người trẻ tuổi các anh thật tài ba. Các anh đều nhận thức rất thâm sâu về xã hội.”
Tôi nói với ông ấy: “Có thể những điều tôi hiểu rõ là những điều về Đảng Cộng sản.”
Sau đó tôi quay lại nói với hai sinh viên: “Các cháu đã từng phản đối Pháp Luân Công khi học ở bậc tiểu học phải không?”
Một sinh viên trả lời: “Pháp Luân Công không phải là một tà giáo sao? Các học viên Pháp Luân Công còn tự thiêu trên Quảng trường Thiên An Môn nữa?”
Tôi khuyên họ: “Chúng ta không thể cứ mãi mù quáng tin theo [những gì đăng tải trên] truyền thông do chính phủ kiểm soát được. Các cháu cũng không thể mù quáng mà tin vào bất cứ điều gì mà các cháu học được từ sách giáo khoa mà chính phủ áp đặt cho trường học…”
Tôi nói tiếp: “Chú hỏi các cháu một câu hỏi đơn giản thế này. Trước đấy các cháu đã từng nghe thấy bất kỳ một học viên Pháp Luân Công nào thông báo với các phương tiện truyền thông rằng họ dự định sẽ tự thiêu trên Quảng trường Thiên An Môn chưa?
Hai sinh viên đó nói: “Tất nhiên là không rồi. Ai lại có thể làm điều nực cười như thế được? Ai lại đi nói trước với người khác rằng mình sẽ đi tự tử kia chứ? Làm thế thì sao mà tự tử nổi?”
Tôi hỏi một câu hỏi thêm: “Nếu người tự thiêu không thông tin cho nhà báo hay phóng viên, vậy thì ai là người đã cung cấp cho cho họ các bức ảnh và thước phim đó để sau này họ có thể phát sóng rộng rãi đến vậy?”
Hai sinh viên đó gượng cười nhìn nhau, và nói: “Nếu chú không nói cho chúng cháu biết, thì quả thực chúng cháu sẽ không mảy may suy nghĩ gì về điều đó.”
Tôi nói: “Các cháu là sinh viên, tư duy khoáng đạt. Hãy nghĩ xem: Tại sao lại có quá nhiều người Hoa ở Đài Loan, Hồng Kông và Ma Cao đang tu luyện Pháp Luân Công đến vậy?”
Một sinh viên nói: “Ai biết được thông tin đó có đúng hay không?” Sau đó, cô ấy suy nghĩ một lát, và nói tiếp: “Nếu quả thực là như vậy, thì Đảng Cộng sản chắc chắn sẽ phong tỏa tin tức này.”
Tôi chia sẻ với họ thêm một thông tin khác: “Hiện tại, Pháp Luân Công được phổ truyền ở hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Người nước ngoài đều cho rằng đây là một môn tu luyện tuyệt vời. Chỉ duy nhất ở Trung Quốc Pháp Luân Công bị nói thành tà giáo, bị cấm đoán và bức hại.”
Xe lửa đã đến trạm dừng tiếp theo. Hai sinh viên đó xuống tàu. Người đàn ông lớn tuổi kia và tôi vẫn tiếp tục thảo luận về chủ đề này.
Ông ấy nói: “Anh hẳn phải nghiên cứu rất nhiều về lịch sử. Nghe anh nói, và người đàn ông vừa xuống tàu nói, thì có vẻ là các anh thường xuyên xem ti-vi.”
Tôi nói với ông ấy: “Là một người còn đang sống và có tư duy, thì chúng ta phải có chủ kiến riêng của bản thân, không thể chỉ là bảo sao biết vậy, lại càng không thể tin nghe lời của Đảng Cộng sản.”
Ông hỏi tôi: “Theo anh nhìn nhận thì xã hội của chúng ta sẽ đi về đâu?”
Tôi trả lời: “Vấn đề này khá nhạy cảm. Nhưng có một điều chắc chắn, bất kể là phát triển thế nào, thì đạo đức vẫn là vấn đề căn bản mà xã hội Trung Quốc luôn vướng mắc. Bỏ qua vấn đề này thì cũng chính là phớt là người dân.”
Ông nói: “Anh nói chí phải.”
Tôi tiếp tục: “Vấn đề căn bản của Trung Quốc là thiếu tín ngưỡng, dẫn đến đạo đức tuột dốc. Về phương diện này thì chỉ có mình Pháp Luân Công là làm được và đang làm được rất xuất sắc.”
“Pháp Luân Công có thể giải quyết vấn đề của Trung Quốc sao?” Ông ấy hỏi.
Tôi nói: “Pháp Luân Công là hướng đến tâm của người ta. Pháp Luân Công bị bức hại nhiều năm như vậy, nhưng Nó vẫn bền bỉ và nỗ lực. Đảng Cộng sản đã thất bại trong việc tiêu diệt, đàn áp, và trấn áp Pháp Luân Công. Vì cớ gì mà đảng lại bức hại Pháp Luân Công tàn nhẫn đến vậy? Đó chẳng phải là nó đã sức cùng lực kiệt mà quẫn trí làm càn sao?
Người đàn ông lớn tuổi đó đột nhiên thốt lên: “Bây giờ thì tôi đã hiểu. Pháp Luân Công sẽ khiến Đảng Cộng sản giải thể và hơn thế nữa, Pháp Luân Công sẽ giải cứu nhân dân Trung Quốc khỏi nanh vuốt của tà đảng Trung Cộng.”
Bản tiếng Hán: www.minghui.org/mh/articles/2016/1/7/321899.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/1/18/154845.html
Đăng ngày 6-3-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.