Bài viết của Kính Tín, một học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 8-1-2016] Một người đàn ông đã trả lời cuộc điện thoại mà tôi gọi vào tối năm 2013. Tôi đã nói chuyện với ông về thoái xuất khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và các tổ chức liên đới của nó và việc này tại sao lại quan trọng đến vậy.

Ông ấy nói: “Học viên Pháp Luân Công các bạn luôn nói rằng các thiên tai và thảm họa sẽ không xảy đến với mọi người nếu mọi người niệm Pháp Luân Công là tốt. Nhưng tại sao ĐCSTQ lại bắt giữ và đánh đập các bạn? Thêm vào đó, họ còn mổ cướp nội tạng của các học viên Pháp Luân Công còn sống. Nếu nó không giúp được các bạn thì làm sao tôi có thể tin nó sẽ giúp được tôi?”

Tôi chỉ mới bắt đầu gọi điện giảng chân tướng Pháp Luân Công và không biết phải trả lời câu hỏi của ông ấy thế nào. Tôi đã trả lời, nhưng ông ấy không chấp nhận và không đồng ý thoái xuất khỏi ĐCSTQ.

Là một học viên lâu năm, tôi chắc chắn phải biết câu trả lời. Nhưng không dễ để trả lời một người chỉ biết ít về Pháp Luân Công. Tôi rất tiếc vì đã không giúp được cho ông ấy hiểu.

Sự khác biệt giữa một người tu luyện và một người thường

Ở nhà tôi nghĩ thật kỹ về câu hỏi này và đã tìm ra trả lời, mà nó cũng khá đơn giản: một người không tu luyện có thể được ban phúc nếu người đó niệm “Pháp Luân Công là tốt.” Tuy nhiên, những người tu luyện phải chịu đựng gian khổ và khổ nạn để loại bỏ nghiệp lực của họ trước khi họ có thể hoàn tất hành trình tu luyện của họ. Nó giống như Đường Tăng trong Tây Du Ký, người đã vượt qua 81 lần khảo nghiệm trước khi ông có thể đắc được chân kinh.

Vậy tại sao những người không tu luyện sẽ được ban phúc nếu họ niệm Pháp Luân Công là tốt? Suốt quá trình lịch sử đã có rất nhiều ví dụ về việc nhiều người đã được ban phúc thế nào khi họ kính trọng Thần Phật, trong khi những người phỉ báng Thần Phật sẽ gặp tai họa.

Pháp Luân Công là Phật Pháp. Những người tu luyện chiểu theo các nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn và tu luyện lên cao tầng. Sức khỏe được cải thiện và đạo đức được đề cao.

Bị Thần trừng phạt

Vì đố kỵ, Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo của chính quyền cộng sản Trung Quốc, đã phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Những lời dối trá đã được lan truyền qua các cơ quan truyền thông của chính quyền, điều này đã kích động thù hận của người dân đối với Thần Phật.

Bất cứ ai thù ghét Thần Phật sẽ bị Trời trừng phạt. Ví dụ như, Đế chế La Mã cổ đã bức hại các tín đồ Cơ đốc trong 300 năm. Đại dịch đã quét qua Đế chế La Mã bốn lần vì Thần đã nổi giận. Vô số người La Mã từng thù ghét các tín đồ Cơ đốc đã bị chết trong đau đớn. Cuối cùng, Đế chế La Mã đã sụp đổ.

80 triệu người Trung Quốc đã chết qua các phong trào chính trị kể từ khi ĐCSTQ nắm quyền vào năm 1949. Thêm vào đó, ĐCSTQ đã đàn áp Pháp Luân Công, mà đây lại là Phật Pháp. Thần chắc chắn sẽ hủy diệt nó.

Những ai đi theo ĐCSTQ và thù ghét Pháp Luân Công sẽ bị chôn theo nó. Những học viên không muốn người Trung Quốc bị lừa gạt và dính líu đến hành vi bức hại của ĐCSTQ. Vì thế họ đã nói cho mọi người biết sự thật về môn tu luyện này, xóa đi những hiểu lầm và thù hận để họ tránh được sự trừng phạt của Thần Phật.

Nếu mọi người có thể phân biệt rõ tốt và xấu, biết được sự thật và có được quyết định chính xác cho bản thân họ trong trận chiến giữa thiện và ác, đặc biệt là giữa những lừa dối của ĐCSTQ, những chúng sinh như vậy thật là xuất sắc và lý trí. Họ chắc chắn sẽ được Thần Phật bảo hộ.

Người xưa có câu “hiện thế hiện báo”, chính là làm ác thì gặp ác báo, hành thiện thì đời này ắt được thiện báo. Nhiều người tin rằng “Pháp Luân Đại Pháp hảo” đã được lành bệnh hoặc sống sót qua những thiên tai và thảm họa. Nhiều người thậm chí còn bày tỏ lòng biết ơn của họ đối với Sư phụ của Pháp Luân Công qua trang web Minh Huệ.

Những người tu luyện phải chịu khổ nạn

Tại sao những người tu luyện phải trải qua những khó khăn nếu họ muốn hoàn tất tu luyện của mình? Tương tự như vậy, có rất nhiều vỏ sò trên bãi biển và nhiều người có thể dễ dàng nhặt nó lên. Nhưng nếu người ta muốn chọn những viên ngọc trai quý giá và rực rỡ nhất, thì họ phải lặn thật sâu ở những vùng nước nguy hiểm.

Trong Tây Du Ký, Đường Tăng đã gặp 81 lần khổ nạn. Ma quỷ thậm chí còn đến ăn thịt Đường Tăng. Các thầy trò Đường Tăng đã phải đối diện với các khảo nghiệm sinh tử. Cuối cùng, họ đã thành công và đắc chân kinh.

Lịch sử về những câu chuyện bức hại trong quá khứ

Trong lịch sử, Phật Thích Ca Mâu Ni đã bị môn tu luyện khác vu khống và hãm hại. Mục Kiền Liên, đệ tử của ông, đã bị ném đá đến chết vì sự đố kỵ của những người khác. Đế chế La Mã cổ đại đã bức hại các tín đồ Cơ đốc trong 300 năm. Chúa Giêsu đã bị đóng đinh trên thập tự giá. Nhiều người theo Ngài đã bị đóng đinh, bị thiêu đến chết, hoặc bị sư tử ăn thịt. Nếu các Phật tử và các tín đồ Cơ đốc không kiên định đức tin của họ trong những ngày đầu, thì những môn tu luyện này sẽ không được truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác trong hàng nghìn năm qua.

Pháp Luân Công – khác những môn tu luyện cổ xưa

Sự tu luyện của các học viên Pháp Luân Công thì khác biệt với các phương pháp tu luyện khác trong lịch sử. Các học viên dành thời gian và nguồn lực vào việc làm các tài liệu, không quản an nguy của mình giúp mọi người biết được sự thật về Pháp Luân Công và cuộc đàn áp. Mục đích của họ là để cứu người.

Nếu mọi người đều tin rằng “Pháp Luân Công là tốt” và thoái xuất khỏi ĐCSTQ, họ sẽ có một tương lai tốt đẹp. Đây là thể hiện lòng từ bi của các học viên đối với chúng sinh.

Các học viên phải đối diện với sự bắt bớ, giam giữ, tẩy não, và cầm tù. Nhà của họ bị lục soát vì họ nói cho mọi người về Pháp Luân Công.

Các học viên phải chịu đựng khổ nạn và khó khăn không chỉ cho sự tu luyện của họ mà còn để cứu độ chúng sinh.

Cũng khá lâu kể từ khi tôi nói chuyện với người đàn ông đã hỏi tôi câu hỏi khó đó. Tôi không biết liệu ông ấy đã xóa được những nghi ngờ của mình và minh bạch chân tướng về Pháp Luân Công hay chưa. Tôi hy vọng rằng ông ấy và những người khác nữa có thể đánh giá cao lòng từ bi của các học viên và không từ chối lắng nghe chân tướng về Pháp Luân Công.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/1/8/321898.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/1/20/154873.html

Đăng ngày 10-02-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share