Bài viết của Tha Sơn

[MINH HUỆ 22-08-2013] Gần đây, trường hợp mua dâm tập thể liên quan đến thẩm phán tòa án tối cao Thượng Hải và các công chức đã bị lan truyền rộng rãi trên các phương tiện truyền thông và mạng Internet tại Trung Quốc.

Các đoạn phim đăng trên Internet bởi cư dân mạng liên quan được cho là nhằm vạch mặt một thẩm phán về các hành vi nhơ nhuốc của ông ta tại một câu lạc bộ đêm – người này cho rằng vị thẩm phán đã đưa ra phán quyết bất công chống lại anh ta trong một vụ kiện dân sự. Tình cờ ba thẩm phán khác cũng bị quay phim.

Do sự chỉ trích và áp lực mạnh mẽ từ công chúng, các nhà chức trách đã khai trừ bốn thẩm phán khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và cách chức họ. Theo tiết lộ của hành động kỷ luật này trên các phương tiện thông tin, những người dùng Internet đã lên tiếng. Một luật sư viết trên blog của mình: “Chỉ có bốn thẩm phán này là những thẩm phán tham nhũng ở các tòa án Thượng Hải ư? Tất nhiên là không. Phải chăng những thẩm phán này tham nhũng từ nhỏ? Tất nhiên không phải. Phải chăng những thẩm phán này chỉ phạm tội liên quan đến tệ nạn mại dâm? Không thể nào.” Vị luật sư sử dụng trường hợp này để ám chỉ và nhạo báng toàn bộ bộ phận tư pháp ở Trung Quốc. Lương tâm pháp lý và các tiêu chuẩn đạo đức của các thẩm phán của ĐCSTQ chắc chắn là một câu hỏi.

Các thẩm phán có được quyền lực và thẩm quyền đặc biệt, và việc cố ý vi phạm pháp luật của họ trong việc thi hành luật đã trở thành vấn đề đáng sợ. Ở Trung Quốc ngày nay, số lượng các trường hợp bị đối xử bất công hiện là mối quan ngại to lớn. Trong nhiều trường hợp, bị cáo đã đưa ra bằng chứng chứng minh hoàn toàn vô tội, song do chính sách mà ĐCSTQ tạo ra, các thẩm phán bị ép buộc thể hiện các quyết định trái luật. Người ta đã biết nhiều trường hợp buộc tội các học viên Pháp Luân Công như vậy.

Hiến pháp của Trung Quốc quy định rõ ràng rằng các công dân có quyền tự do tín ngưỡng và ngôn luận. Tuy nhiên, để bức hại Pháp Luân Công, ĐCSTQ trước tiên bịa đặt bằng chứng giả bằng cách dán nhãn đó là một “tà giáo”, và sau đó đàn áp các học viên. ĐCSTQ đưa ra tội danh “phá hoại việc thực thi pháp luật”, “tiết lộ bí mật nhà nước”, hay “lật đổ chính phủ” mà không có bằng chứng pháp lý hỗ trợ. Trong các trường hợp mà hoàn toàn không có bằng chứng hợp pháp, các thẩm phán của ĐCSTQ vẫn kết án tù các học viên Pháp Luân Công. Trong cuộc bức hại 14 năm qua, trên 10.000 học viên bị kết án phi pháp mà không có một trường hợp nào thẩm phán kết luận rằng người bị hại là vô tội.

Pháp Luân Công dạy người ta trở thành người tốt và trung thực, trong khi ĐCSTQ đáng kể nhất là phá hoại việc thực thi pháp luật thông qua sự lạm dụng và bức hại công dân có bằng chứng vô tội.

Mặc dù các thẩm phán của ĐCSTQ đã biểu lộ cách hành xử và đạo đức thấp như vậy, nhưng họ đã thấy một mức độ nhạy cảm chính trị cao. Trương Xuân Thu – thẩm phán kết án phi pháp các học viên Pháp Luân Công từ Ích Dương, tỉnh Hồ Nam đã nói: “Hiện nay ĐCSTQ muốn đàn áp Pháp Luân Công mà không cần luật pháp. Chúng tôi phải bẻ cong pháp luật. Chúng tôi không thể làm được gì. Đừng đổ lỗi cho chúng tôi.” Cố Nghênh Khánh, thẩm phán tối cao của tòa án trung thẩm Tô Châu, hét lên trong tòa án: “Đừng nói với tôi về pháp luật. Tôi đang nói về chính trị.” Nhân viên tòa án tại tòa án thành phố Thiên An, tỉnh Hà Bắc công khai tuyên bố: “Các trường hợp Pháp Luân Công sẽ không được xử lý theo pháp luật.” Tòa án trung thẩm Trường Xuân đã kết án các học viên Pháp Luân Công mà không xét xử, và tuyên bố: “Đối với các trường hợp Pháp Luân Công, không cần thông qua quy trình pháp lý.”

Ở Trung Quốc Đại lục, tất cả các học viên Pháp Luân Công phải ra tòa đều bị kết án phi pháp, và các thời hạn tù của họ được định trước bởi Phòng 610, một cơ quan được thành lập vào ngày 10 tháng 06 năm 1999 cho mục đích duy nhất là bức hại Pháp Luân Công. Phòng 610 có ở tất cả các cấp chính phủ khắp đất nước Trung Quốc, và họ thao túng các sở cảnh sát địa phương, các Viện Kiểm sát và tòa án nhằm bức hại người dân vô tội. Ví dụ, nhân viên Phòng 610 ở Nông An, tỉnh Cát Lâm nói với các luật sư bào chữa của các học viên Pháp Luân Công: “Ở nơi này, chúng tôi là luật. Chúng tôi chỉ quan tâm về chính trị, chứ không phải pháp luật. Các ông có thể đi kiện chúng tôi ở bất kỳ đâu các ông muốn – chúng tôi không bận tâm.”

Bị thao túng bởi Phòng 610, các thẩm phán cố ý vi phạm pháp luật và các viên chức tại các sở cảnh sát và Viện Kiểm sát cũng hành động bất chấp lương tâm và đạo đức. Ví dụ, ông Cố, Đại đội trưởng Đội An ninh Nội địa ở khu Bảo Sơn, Thượng Hải từng nói: “Cái gì là pháp luật? Điều tôi nói là pháp luật!” Vào tháng 03 năm 2000, tòa án Phúc Điền, thành phố Thâm Quyến đã kết án phi pháp học viên Lý Kiến Huy bốn năm tù. Anh là học viên Pháp Luân Công đầu tiên từ khu vực này bị kết án theo các bằng chứng ngụy tạo. Trước đó, anh Lý Kiến Huy đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Anh bị bắt và chính quyền địa phương đã báo anh cho Phòng 610 tỉnh Quảng Đông và chính quyền trung ương, các cơ quan này sau đó đã gia tăng việc bức hại anh Lý Kiến Huy. Kiểm sát viên thành phố Thâm Quyến nói với anh Lý: “Anh không vi phạm bất kỳ tội lỗi nào, nhưng chúng tôi phải kết án tù đối với anh. Đây là một sự bắt buộc của chính trị. Các lãnh đạo cấp trên là những người kết án anh.”

Các thẩm pháp phải chịu trách nhiệm vì lạm dụng pháp luật. Một khi các trường hợp do Phòng 610 quyết định, các thẩm phán sẽ thực hiện các quyết định của mình một cách mù quáng. Ví dụ, Tòa án Việt Tú, thành phố Quảng Châu đã kết án phi pháp học viên Nguy Bội Linh bốn năm tù. Thẩm phán cho gia đình bà biết tin rằng quyết định được thực hiện bởi Phòng 610 và họ chỉ đơn giản là đọc quyết định tại tòa.

Không chỉ Phòng 610 định đoạt các thời hạn tù của các học viên bị xét xử; các thẩm phán cũng thay đổi các thời hạn này theo ý muốn, dựa trên “thái độ” của các học viên tại tòa. Cô Hàn Dược Quyên từ khu Đông Sơn, thành phố Quảng Châu bị đưa ra xét xử và tuyên bố với tòa: “Pháp Luân Đại Pháp hảo” ba lần. Sau đó thẩm phán đã thêm ba năm nữa vào bản án của cô. Thẩm phán biện minh: “Hàn Dược Quyên nói “Pháp Luân Đại Pháp hảo” ba lần; mỗi lần đáng bị tống một năm nữa.”

Dựa trên các hành động của các thẩm phán của tòa án tối cao Thượng Hải, làm sao họ có thể đưa ra các quyết định công bằng và xác đáng tại tòa? Phải chăng các thẩm phán mà đã đệ trình với Phòng 610 và kết án phi pháp các học viên Pháp Luân Công sẽ  tham gia vào các việc tham nhũng khác? Đã có trên 10.000 vụ xét xử phi pháp các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc Đại lục trong 14 năm qua, và trong tất cả các trường hợp này, không một quyết định công bằng nào được đưa ra dựa trên bằng chứng. Liệu có còn bất kỳ thẩm phán trung thực nào ở Trung Quốc ngày nay không?


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/8/22/从中共法官集体嫖娼说起-278470.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/10/5/142536.html

Đăng ngày 27-10-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share