Bài viết của Hà Vũ, một phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 16-05-2013]

Tiếp theo phần 1: https://vn.minghui.org/news/42781-goc-nhin-cua-mot-hoc-gia-ve-phap-luan-cong.html

Ông Trọng Duy Quang, một học giả và tác giả người Trung Quốc sống ở Đức, bắt đầu tìm hiểu Pháp Luân Công sau cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 04, khi 10.000 học viên tập trung ôn hòa ở Bắc Kinh để yêu cầu sự đối xử công bằng từ phía chính quyền. Nhân dịp kỷ niệm 21 năm ngày Pháp Luân Công được giới thiệu ra công chúng, ông Trọng đã chia sẻ cái nhìn của ông trong một cuộc phỏng vấn với Minh Huệ Net.

Bài dưới đây được viết và sắp xếp lại dựa trên bản ghi chép của buổi phỏng vấn.

Ông Trọng Duy Quang

Thay đổi cả tâm lẫn thân từ căn bản

Chân – Thiện – Nhẫn là giá trị cốt lõi mà các học viên Pháp Luân Công tuân theo. Sau khi biết các học viên nhiều năm, tôi không còn nghĩ rằng nó đơn giản là một khẩu hiệu cửa miệng. Nhiều người Trung Quốc cũng đồng ý với tôi.

Tôi đã thấy rất nhiều trong những năm qua. Sự tham gia những hoạt động của các học viên Pháp Luân Công luôn là tình nguyện, và họ dùng tiền riêng của mình như là một phần của mọi hoạt động họ tham gia. Tôi cũng nhìn thấy sự thay đổi của bạn bè sau khi họ tu luyện Pháp Luân Công: họ trở nên trong sáng, ôn hòa và vị tha hơn. Tôi biết rằng một số quản lý thích thuê các học viên Pháp Luân Công vì những người như vậy đáng tin và làm việc chăm chỉ. Chân – Thiện – Nhẫn là lẽ sống của các học viên Pháp Luân Công. Nó là cuộc sống thật sự của họ.

Tôi cũng hiểu hơn về vai trò tích cực của tín ngưỡng đối với cá nhân và xã hội. Tôi cũng biết tại sao ĐCSTQ ghét và sợ tu luyện: Pháp Luân Công thay đổi con người từ căn bản. Những người tu luyện Pháp Luân Công không còn bị kiểm soát bởi chính trị hay hối lộ. Nó là tín ngưỡng và đạt đến một mức độ sâu sắc hơn và thâm thúy hơn vẻ bề ngoài đơn thuần của chính trị, tiền bạc và lợi ích cá nhân. Đây là lý do tại sao chế độ xác định việc tu luyện là kẻ thù số một của nó. Các học viên không tham gia chính trị hay đấu tranh vì lợi ích cá nhân, vì thế họ không bị ảnh hưởng bởi chính trị hay tiền bạc. Đây là sức mạnh của tín ngưỡng và tinh thần.

Vậy nếu Pháp Luân Công không gây hại cho xã hội, và nếu không dính dáng đến lợi ích chính trị và xã hội, thì tại sao lại bị đàn áp?

Điều này đưa chúng ta trở lại vấn đề Chân – Thiện – Nhẫn. Sự tồn tại của dối trá và bạo lực được coi là quan trọng nhất đối với những người kiểm soát chính trị ở Trung Quốc. Tuy nhiên, Pháp Luân Công nhấn mạnh Chân – Thiện – Nhẫn, và các học viên phải nói thật và sống thật. Do chính bản chất của họ, Thiện và Nhẫn là hoàn toàn đối lập với bạo lực, và sự tồn tại của Thiện và Nhẫn làm tiêu tan những chống đỡ cho sự tồn tại của những người cầm quyền ở Trung Quốc.

Pháp Luân Công đã phấn đấu đến một chỉ đạo về đạo đức trong nhiều năm như vậy. ĐCSTQ tất nhiên không thể chịu đựng được một chiều hướng như thế.

Truyền cảm hứng và mở rộng hiểu biết của con người về vũ trụ

Sau năm 1989, nhiều người phương Tây nghĩ rằng hòa bình sẽ theo sau sự sụp đổ của các chế độ độc tài. Giữa những năm 1990, một số thậm chí còn đề xuất rằng những sự xung đột tương lai trên thế giới sẽ là xung đột giữa các nền văn minh và văn hóa phương Đông và phương Tây. Sau đó bi kịch ngày 11 tháng 09 năm 2001 đã buộc người ta thừa nhận lại sự tồn tại của chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa độc tài.

Nguồn gốc của chủ nghĩa khủng bố là gì? Có ít nhất một trường phái tư tưởng đề xuất rằng nguồn gốc của chủ nghĩa khủng bố giống như nguồn gốc của chủ nghĩa cộng sản. Nó bắt đầu từ việc mở rộng cực đoan của cái tôi. Trước khi nguồn gốc này bị loại bỏ, bạo lực sẽ xảy ra và những kẻ cực đoan sẽ áp dụng chủ nghĩa cực đoan.

Theo khía cạnh này, tôi nghĩ rằng Pháp Luân Công đại diện cho đường lối ôn hòa nhất của sự quay trở lại văn hóa truyền thống, vượt xa việc theo đuổi thế giới vật chất. Nó thúc đẩy cá nhân xem xét mối quan hệ giữa người và vũ trụ ở một mức độ sâu hơn và căn bản hơn.

Tôi lớn lên trong nền giáo dục tập trung, và tôi tự cho bản thân là trung tâm khi còn trẻ. Suy nghĩ của tôi tập trung vào phát triển bản thân và mở rộng những ham muốn. Tôi cười khinh với truyền thống “trung dung” của Trung Quốc. Giờ tôi nhận ra rằng mình đã mất nhiều thứ cùng một lúc khi đang thỏa mãn những ham muốn bản thân. Sau đó tôi cần phải suy nghĩ lại những giả định chung của nhiều vấn đề cá nhân và xã hội phổ biến.

Ví dụ: nền kinh tế thị trường tự do. Tôi nghĩ rằng tự do cạnh tranh là phổ biến và là cách duy nhất xã hội nên thực hiện; xã hội chỉ có thể phát triển trong một bối cảnh hệ thống như vậy. Giờ tôi biết rằng con người nên nghĩ về vấn đề này với một tâm trí rộng mở hơn. Nếu một xã hội được xây dựng hoàn toàn trên cạnh tranh tự do, và nó mở rộng ham muốn và tiêu dùng của con người đến lúc mọi thứ đều dùng hết, thì thế hệ tương lai của chúng ta sẽ không thể sống trong hòa bình.

Là một học giả, tôi đã tìm kiếm trong bóng tối và thực hiện nó một cách chậm chạp. Tôi đã mất 20 năm để chuyển từ tập trung sang đa dạng, sau đó là truyền thống và khoan dung, tiếp đến là hội tụ về nguồn gốc phương Đông của tôi. Nếu tôi có thể sống cuộc đời mình một lần nữa, tôi sẽ chọn đời sống truyền thống hơn, vốn tốt hơn cho sự tồn tại của loài người. Tôi sẽ không còn tin vào sự thôi thúc tuyệt đối nữa.

Pháp Luân Công truyền cảm hứng cho những suy nghĩ và quan điểm mới về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên. Nó cũng bao hàm những nguyên lý cao hơn, và với sự hiện diện của Nó, chúng ta nên suy nghĩ lại về những mục tiêu và khái niệm hiện tại của chúng ta.

Tổ tiên của chúng ta đã có những bước tiến lớn với sự thăm dò như vậy. Thậm chí cả những nhà triết học phương Tây ở các thời kỳ trước đã ngạc nhiên bởi quan điểm của phương Đông về trời, đất, và nhân loại. Họ đánh giá cao nó và hy vọng học hỏi từ nó.

Một người Tây phương đã viết “Vật lý hiện đại và bí ẩn phương Đông.” Đây là bằng chứng cho thấy vật lý hiện đại là đang kết hợp với cách mà phương Đông hiểu về thế giới. Tuy nhiên, hiểu biết của Đông phương không chỉ là một mô tả của một phương thức: cốt lõi của nó là một dạng khác của mối quan hệ giữa trời, đất và nhân loại.

Nhiều học giả, gồm cả Einstein và Newton, đã có nền tảng vững chắc về tôn giáo. Khi nghiên cứu của họ đi xa hơn, nó chắc chắn đã dựa trên nền tảng của đức tin. Ví dụ, Einstein cảm thấy rằng là các vị Thần không thể không tồn tại trong một thế giới đầy sự kỳ diệu như vậy. Ông ấy cũng thừa nhận rằng ông đơn giản là không nhìn thấy sự tồn tại của Thần. Hơn nữa, ông rất tò mò về những khả năng phi thường, và ông tin rằng chúng tồn tại. Chỉ có điều là ông không thể giải thích.

Giờ tôi sống ở Đức, và tôi không thích gặp bác sĩ. Mỗi khi dùng thuốc, tôi phải dùng một đơn thuốc khác để khắc phục tác dụng phụ của những toa thuốc trước. Tất cả loại thuốc đều có tác dụng phụ. Bình thường tôi dùng một số thuốc, sau đó là dùng thuốc khác để khắc phục tác dụng phụ của thuốc mà tôi dùng ban đầu.

Y học hiện đại chỉ có thể chữa trị cơ thể người như một cục phản ứng vật lý và hóa học. Nó cố chữa lành đầu của bạn khi đầu bị đau và chân của bạn khi chân bị đau thay vì tìm kiếm nguyên nhân sâu xa hơn của các triệu chứng. Đã nhiều lần quá trình chữa trị lại mang đến thêm lắm phiền phức.

Pháp Luân Công thăm dò một vũ trụ học rộng lớn hơn về mối quan hệ giữa con người và thế giới. Là một trí thức, tôi chỉ nhận ra thêm sự “kém hiểu biết” của mình về cuộc sống sau nhiều năm nghiên cứu. Sau khi biết các học viên Pháp Luân Công hơn 10 năm, tôi muốn nói với những người bạn học giả của mình rằng kiến thức của chúng tôi về vũ trụ và cuộc sống có lẽ còn kém xa hiểu biết của một người thất học, một bà lão tu luyện [Pháp Luân Công].

Khi trải nghiệm cuộc sống và theo đuổi tri thức, trước tiên chúng ta nên thừa nhận sự thiếu hiểu biết và những hạn chế về lĩnh vực tinh thần và trí huệ của chúng ta.

Sự ngưỡng mộ cao nhất

Người Trung Quốc hiện đại chúng ta đã mất đi nguồn gốc của mình. Chúng ta đã hạ thấp mình. Chúng ta tôn thờ phương Tây. Đạo đức và nhân cách của chúng ta đang trượt dốc nhanh chóng. Đặc biệt là 50 năm qua, toàn bộ đất nước chúng ta đã bị suy tàn.

Pháp Luân Công là một chỗ dựa chính. Nó trực tiếp chèo chống và thay đổi chiều hướng, và ảnh hưởng của Nó sẽ phát triển trong tương lai. Tôi ngạc nhiên khi nhận ra điều này. Tôi ngưỡng mộ Pháp Luân Công. Nhiều học giả trong và ngoài Trung Quốc cũng ấn tượng. Đây là một phép lạ.

Hầu hết những thể hiện của Pháp Luân Công cũng phủ định một số mô tả phổ biến về người Trung Quốc hiện nay. Ví dụ, chúng ta đều nói rằng người Trung Quốc đều gây hấn bất cứ nơi nào họ đến. Tuy nhiên, những nhóm Pháp Luân Công lớn vẫn bình tĩnh và lý trí hơn một thập niên qua. Điều này thật ngạc nhiên.

Tôi tin rằng có một số mâu thuẫn giữa các học viên Pháp Luân Công mà có xuất thân và tính cách khác nhau. Tuy nhiên, các giá trị phổ quát Chân – Thiện – Nhẫn đã kết nối họ lại, và giúp họ chống lại những cám dỗ trần tục.

Đối mặt với một cuộc đàn áp tàn bạo, trong một thế giới đầy những lời dối trá của ĐCSTQ, đối mặt với sự bóp méo và hiểu lầm, Pháp Luân Công đã không gục ngã. Nó đã dựa trên sức mạnh, sự phát triển riêng và lan truyền khắp thế giới. Điều này một lần nữa chứng minh rằng Chân – Thiện – Nhẫn không phải là một khẩu hiệu. Nó là sự thật, và nó là nguyên lý cơ bản của niềm tin nơi họ.

Giới truyền thông cho rằng các học viên Pháp Luân Công có sự điều hành được thiết lập với quy mô và hình thức kinh ngạc. Cuộc đàn áp bắt đầu năm 1999 giữa những tuyên truyền và vu khống ngập trời. Năm 2000, các học viên đã thành lập kênh truyền thông riêng, và sự phát triển nhanh chóng của họ là ngoài sức tưởng tượng của con người. Những sự đầu tư to lớn đến từ sự đóng góp của các học viên. Trong tình huống thông thường, thậm chí nếu chúng ta bỏ qua những khoản đầu tư to lớn, trong tình huống này, phần lớn các cá nhân sẽ sẵn sàng tranh đấu vì danh và lợi ích cá nhân. Nhưng các học viên Pháp Luân Công thì không.

Tôi đã so sánh sự kháng cự của Pháp Luân Công đối với cuộc đàn áp và của người Do Thái. Vào những năm 1930, khi người Do Thái bị Hitler bức hại, toàn thế giới đã làm ngơ. Sau khi kết thúc Thế chiến II, đã có nhiều cuộc điều tra, và cuối cùng, chính sách khủng bố và diệt chủng đối với dân tộc Do Thái đã được thừa nhận trên toàn thế giới.

Các học viên Pháp Luân Công đã đối mặt với sự thờ ơ và hiểu lầm tương tự. Tuy nhiên, họ đã kiên trì nói với mọi người về cuộc đàn áp. Trước khi cuộc bức hại kết thúc, họ sẽ kiện người đứng đầu cuộc đàn áp vì tội ác chống lại nhân loại ở nhiều quốc gia. Những học viên này đã thực hiện một tiền lệ chính đáng.

Năm 2007, Phong trào Tự do Văn hóa Trung Quốc (CCFM) đã trao giải thưởng “Tín ngưỡng Tinh thần đặc biệt năm 2007” cho các học viên Pháp Luân Công. Lần đầu tiên, dưới ngọn cờ của các phong trào lịch sử trong xã hội, các học giả tự do Trung Quốc đã bày tỏ sự ngưỡng mộ và ủng hộ đối với Pháp Luân Công và sự phản đối cuộc bức hại của các học viên.

Tại thời điểm đó, tôi đã có được một hiểu biết sâu sắc hơn về ý nghĩa lịch sử của Pháp Luân Công và ý nghĩa của nó đối với toàn nhân loại. Là một học giả, người đã thấy ảnh hưởng của nhóm này lên văn hóa Trung Quốc, xã hội Trung Quốc, và toàn thế giới, tôi nhấn mạnh sự kính trọng và ngưỡng mộ lớn nhất đối với Pháp Luân Công.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/5/16/十四年见证的法轮功奇迹-273866.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/6/4/140294.html

Đăng ngày 26-09-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share