Bài viết của Hà Vũ, một phóng viên Minh Huệ
[MINH HUỆ 16-05-2013] Ông Trọng Duy Quang, một học giả và tác giả người Trung Quốc sống ở Đức, bắt đầu tìm hiểu Pháp Luân Công sau cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 04, khi 10.000 học viên tập trung ôn hòa ở Bắc Kinh để yêu cầu sự đối xử công bằng từ phía chính quyền. Nhân dịp kỷ niệm 21 năm ngày Pháp Luân Công được giới thiệu ra công chúng, ông Trọng đã chia sẻ cái nhìn của mình trong một cuộc phỏng vấn với Minh Huệ Net.
Bài dưới đây được viết và sắp xếp dựa trên bản ghi chép của buổi phỏng vấn.
Ông Trọng Duy Quang
Cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 04 khiến tôi chú ý
Vào đầu mùa hè năm 1999, tôi đã đọc thông tin về ngày 25 tháng 04 trên một tờ báo ở Đức. Trước đó tôi chưa hề biết về Pháp Luân Công. Vì thế, tôi ngạc nhiên và hơi sốc, nhưng cũng vui mừng.
Người Trung Quốc đã trải qua nhiều cuộc “vận động”, đặc biệt là Vụ thảm sát trên Quảng trường Thiên An Môn, khiến người Trung Quốc nhớ lại sự khủng khiếp dưới bàn tay chính quyền của họ. Và đột nhiên, 10 năm sau vụ thảm sát, hơn 10.000 người Trung Quốc đã tập trung ôn hòa gần khu chính quyền Trung Nam Hải. Tôi khó mà tin được.
Những người này rất ôn hòa và thậm chí còn tự mình làm sạch đường phố trước khi rời đi. Tôi thấy rằng khó mà tin được, vì chúng ta đều biết rằng người Trung Quốc không để ý nhiều những chuyện như vậy. Vì 10.000 người ở Trung Quốc tham gia sự kiện trên, và họ làm sạch đường mà không cần một lệnh cụ thể nào, họ đã chứng minh tiêu chuẩn đạo đức cao so với những người Trung Quốc bình thường.
Hơn nữa, cuộc thỉnh nguyện này kéo dài quá lâu cho đến nay. Sự trừng trị sau đó không tiêu diệt được Pháp Luân Công. Cuộc thỉnh nguyện vẫn tiếp tục đến hôm nay, và nó đã phát triển.
Ban đầu, tôi không thể tin vào tin tức mà mình đang đọc. Tôi biết rất rõ rằng trong nhiều thập kỷ dưới sự cai trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã hoàn toàn phá hủy những truyền thống Trung Quốc. Nền văn hóa truyền thống Trung Hoa đã liên tục bị phá hoại thường xuyên đến nỗi nó giống như một mảnh đất nông nghiệp bị cày đi xới lại. Tất cả đều bị thiệt hại.
Nhưng vào lúc này, khi sự phá hoại dường như đang ở đỉnh cao, Pháp Luân Công đã xuất hiện! Tôi ngạc nhiên một cách vui mừng. Nhưng tôi không biết được sức mạnh của nó đến từ đâu.
Tôi không hiểu sức mạnh của những giá trị cốt lõi của Pháp Luân Công, Chân – Thiện – Nhẫn, vào thời điểm đó. Sau đó, tôi nhận ra rằng đức tin như vậy đã cắm sau vào tâm hồn của những người tu luyện, nếu không họ không thể đạt được một tính cách cao thượng như vậy.
Thời gian trôi qua, tôi dần hiểu rằng cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 04 xuất hiện vì sự vu khống của Hà Tộ Hưu, một giáo sư đại học. Trước khi đến Đức vào năm 1998, tôi đã làm việc ở Học viện Lịch sử Khoa học tại Học viện Khoa học Tự nhiên Trung Quốc, vì thế tôi không lạ gì với những người như Hà Tộ Hưu. Tôi cũng biết rằng những “tư tưởng học thuật” của “bộ phận chân lý” chỉ đơn thuần là công cụ tuyên truyền chính trị cho những cuộc tấn công leo thang. Mọi thứ vận hành để duy trì quyền lực của ĐCSTQ.
Nhóm “tri thức tinh anh” tại Ban Tuyên giáo do Vu Quang Viễn dẫn đầu, phụ trách về công tác kiểm duyệt truyền thông và tạo những tin tức giả. Những chiến thuật tuyên truyền như vậy bắt đầu từ năm 1949. Người trong nhóm này sau đó trở thành những kẻ chủ chốt của hệ tư tưởng ĐCSTQ trong các lĩnh vực như biện chứng, triết học và lịch sử khoa học. Hầu hết những bài viết ý thức hệ phục vụ như vũ khí trong những chiến dịch đàn áp khác nhau đều do nhóm này viết.
Hà Tộ Hưu bắt đầu khởi nghiệp bằng cách hối lội cho Vu Quang Viễn. Sau đó ông ta được cử đi Liên Xô cũ để nghiên cứu vật lý. Lưu Độn, Trưởng Học viện Lịch sử Khoa học, cũng là một đại diện của nhóm.
Suy nghĩ của tôi sau khi biết về Pháp Luân Công
Tôi tự học triết học khi bị đưa đến một vùng nông thôn vào thời Cách mạng Văn hóa năm 1969. Nhìn lại, tôi nhận ra rằng mình đã bị ĐCSTQ lừa gạt 20 năm, và tôi không còn tin vào chủ nghĩa Mác nữa.
Vào thập niên 70, tôi bắt đầu nghiên cứu có hệ thống triết học, toán học, vật lý, ngoại ngữ và lịch sử. Tôi muốn nhìn thấy rõ bản chất thật của ĐCSTQ. Vào đầu những năm 80, tôi tốt nghiệp Học viện Lịch sử Khoa học tại Học viện Khoa học Tự nhiên Trung Quốc.
Năm 1999, tôi tình cờ đọc những cuốn sách của phương Tây về chế độ chuyên chế, đặc biệt là tác phẩm của Ralf G. Dahrendorf. Theo như Dahrendorf, chế độ chuyên chế gồm hai đặc tính: đối lập với nhân quyền và tự do hiện đại, và chống lại các giá trị truyền thống. Ngoài ra, Dahrendorf còn nói rằng chế độ chuyên chế ra đời chỉ để đấu tranh.
Tuy nhiên, tôi bối rối rằng tại sao tôi không nhìn thấy bất kỳ sự kháng cự hay những vận động của một lực lượng truyền thống đối với chế độ vì nó chống lại văn hóa truyền thống từ khi nó được thành lập vào năm 1949. Sau thập niên 90, từ bề ngoài, nhiều khu vực ở Trung Quốc dường như không còn đối lập với truyền thống nữa. Thậm chí họ còn thông qua một số thủ tục truyền thống. ĐCSTQ có thể đã dung hòa với văn hóa truyền thống chăng?
Đó là trong thời gian này Pháp Luân Công đã xuất hiện. Trong cuộc phỏng vấn của tôi với đài BBC vào cuối năm 1999, tôi chỉ ra rằng hiện tượng Pháp Luân Công tượng trưng cho sự thức tỉnh và hồi sinh của văn hóa truyền thống Trung Hoa, và nó không phải là kết quả của cuộc vận động dân chủ năm 1989. Quan điểm của tôi lúc đó chỉ là một lý thuyết thô.
Tháng 02 năm 2010, tôi tham gia một số hoạt động biểu tình ở Berlin trong chuyến viếng thăm của cựu Tổng Bí thư Giang Trạch Dân. Đó là lần đầu tiên tôi biết về các học viên Pháp Luân Công, và trải nghiệm này giúp tôi có được một cái nhìn trực diện.
Tôi biết rằng một vài học viên Pháp Luân Công đã tham gia vào biểu tình sinh viên năm 1989. Nhiều người trong số họ hiện giờ tập trung kiếm sống và kinh doanh. Những học viên Pháp Luân Công này đã lái xe đường dài để tham gia cuộc phản đối ở Berlin trong thời tiết rất lạnh. Họ thậm chí còn dẫn con cái theo bất chấp thời tiết lạnh giá. Tôi rất cảm động. Điều này đã để lại cho tôi một ấn tượng sâu sắc.
Các học viên Pháp Luân Công hành động dựa theo lương tâm, chứ không phải theo một tổ chức, mệnh lệnh hay vì lợi ích cá nhân. Khi tôi hỏi một học viên rằng bao nhiêu người sẽ xuất hiện trong những hoạt động biểu tình, anh ấy nói rằng anh ấy không biết, nhưng những người đó sẽ đến khi có dịp. Thật ra mà nói, tôi đã hoài nghi. Tôi nghĩ rằng thông tin thật không được nói ra vì tôi là người ngoài. Sau một thập niên, giờ tôi đã tin những điều anh ấy nói. Mỗi hoạt động đều làm theo cách như thế, và họ luôn luôn có mặt.
Logic khoa học xã hội của Trung Quốc hiện nay thật kỳ lạ. Ví dụ, cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 04 là không thể tưởng tượng và vô lý đối với những người Trung Quốc từng trải qua các cuộc đàn áp tàn bạo của ĐCSTQ. Đặc biệt sau cuộc đàn áp đẫm máu năm 1989, việc nhiều người vẫn tập trung tự phát gần Trung Nam Hải trong khi vẫn duy trì kỷ luật tốt như vậy không thể giải thích bằng cái logic “bình thường” của Trung Quốc. Tuy nhiên, nếu chúng ta xem xét từ một khía cạnh khác, từ khía cạnh của ai đó có niềm tin đúng đắn, thì không tham gia là không hợp lý.
Suy nghĩ này là nhằm thể hiện với tất cả người dân Trung Quốc, gồm cả tôi, một trí thức tự do tự xưng, rằng tâm lý và logic của người Trung Quốc rất khác so với người ở xã hội bình thường. Đây là do môi trường biến dị kéo dài liên tục bị nhào nặn dưới sự giám sát nghiêm ngặt của ĐCSTQ ở Trung Quốc.
Trong 30 năm trước 1999, tôi đã đọc nhiều cuốn sách. Đầu những năm 1990, tôi ngừng cân nhắc với kiểu suy nghĩ khuôn khổ của Tây phương, và tôi bắt đầu đánh giá lại văn hóa truyền thống Trung Hoa. Ra khỏi sự thôi thúc nghiên cứu các hiện tượng văn hóa, tôi bắt đầu nghiên cứu Pháp Luân Công. Những năm về sau, tôi đã đột phá những khuôn khổ học tập đơn thuần và nâng cao sự hiểu biết về Pháp Luân Công. Suy nghĩ như vậy cũng truyền cảm hứng và mở rộng sự hiểu biết của tôi về văn hóa truyền thống Trung Hoa cũng như hiểu biết về toàn thế giới.
Còn tiếp…
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/5/16/十四年见证的法轮功奇迹-273866.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/6/2/140236.html
Đăng ngày 21-09-2013; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.