[MINH HUỆ 08-03-2013] Cho đến nay, tôi có được thể ngộ thông qua học Pháp rằng, nền tảng hay đặc tính của nguồn gốc sinh mệnh trong một tầng vũ trụ của cựu vũ trụ là “không”, hay còn được gọi là “vô” trong Đạo giáo. Điều này dựa trên Pháp lý “thành, trụ, hoại, diệt”, là đỉnh điểm về trí huệ của cựu vũ trụ.

Trong lịch sử của giới tu luyện, dù là Phật giáo hay Đạo giáo, họ đều cho rằng tâm tĩnh như nước là cảnh giới cao nhất của tu luyện. Bởi vì cựu vũ trụ được xây dựng trên nền tảng ích kỷ và vị tư, tâm tính của tất cả sinh mệnh thoát thai từ nó là ích kỷ. Họ càng động tâm, họ càng đi tới hoại và diệt nhanh hơn. Đây là lý do tại sao trong lịch sử, người ta luôn thực hành tu luyện trong tĩnh, chứ không phải trong động.

Ngược lại, Pháp Luân Đại Pháp chúng ta đang học dựa trên đặc tính tối cao của vũ trụ. Cơ điểm của sinh mệnh là “Chân-Thiện-Nhẫn”. Hơn nữa, tâm tính và động cơ của sinh mệnh là vị tha. Chúng ta cần phải đồng hóa bản thân với Pháp này và tiêu chuẩn này.

Khi một người có thể loại bỏ tất cả các quan niệm hậu sinh trong cựu vũ trụ, những vọng niệm (ý niệm xấu, không đúng đắn) sẽ được thanh trừ và chân ngã của người ta sẽ hiển hiện xuất lai. Tuy nhiên, chân ngã này vẫn chỉ là kết quả biến dị của cựu vũ trụ, và vẫn xa rời Pháp. Người này cần phải tiếp tục đồng hóa và quy chính bản thân theo những yêu cầu cao hơn của Đại Pháp.

Sư phụ đã giảng trong Giảng Pháp tại Pháp hội Thụy Sĩ:

“Và ba ngàn vũ trụ với kích cỡ như vậy tiếp tục được triển khai khuếch đại không ngừng; phạm vi tiếp tục được triển khai khuếch đại không ngừng. Đại khái tại tầng thứ một ngàn là phạm vi của thể hệ vũ trụ thứ nhất. Tuy nhiên như thế vẫn chưa phải là tất cả: Trong vũ trụ rộng lớn hơn, nó mới chỉ là một lạp tử, và những lạp tử như vậy tràn ngập không gian thiên thể bao la. Lên trên nữa là một trạng thái hoàn toàn trống rỗng. Trống rỗng đến mức độ nào? Nếu một cá thể vật chất tiến nhập vào đó thì tương đương với tự giải thể. Đó là bởi vì các cá thể vật chất trong phạm vi này đều có sự sống, có đặc tính, và tư duy. Tiến nhập vào trạng thái vi quan loại này làm lạp tử đó không còn duy trì được tư duy và sinh mệnh. Nó sẽ bị giải thể ngay lập tức. Nói một cách khác, bất cứ thứ gì rơi vào đó đều bị giải thể. Giải thích như vậy sẽ khiến chư vị dễ hiểu hơn. Tuy vậy, siêu xuất trạng thái trống rỗng đó còn có các thiên thể rộng lớn hơn. Nhưng đều có hạn chế là, các sinh mệnh ở cảnh giới thấp hơn không thể tiến nhập vào cảnh giới cao hơn, bởi vì càng tiến tới vi quan hơn thì càng tồn tại các nhân tố vi quan hơn. Tại một phạm vi rộng lớn hơn nữa, khái niệm vật chất và sinh mệnh đã không còn giống như trước – khái niệm vật chất không còn tồn tại. Tại mỗi phạm vi của một thiên thể, số lượng các vũ trụ cấu thành không giống nhau, nhưng các thiên thể đều được cấu thành từ các lạp tử vi quan nhất, cơ bản nhất. Và các lạp tử này là do đặc tính Chân, Thiện, Nhẫn của vũ trụ tổ hợp thành.” (Tạm dịch)

Nội hàm của Đại Pháp là vô biên. Đó không chỉ là trở về với chân ngã, loại bỏ giả tướng, hay vọng niệm. Việc tu luyện chưa dừng lại ngay cả khi một người đã đạt trạng thái “không”. Trong khi tu luyện giữa người thường, người tu luyện cần đạt được chân ngã trên cơ sở của lòng vị tha và phù hợp với các đặc tính tối cao của vũ trụ.

Theo thể ngộ của tôi, khi cựu Pháp lý xuống tới tầng của người thường, những sinh mệnh đối ứng với đặc tính “không” hay “vô” thường là những sinh mệnh có nội tâm thuần tịnh, ngây thơ trong sáng. Tuy nhiên, những sinh mệnh đối ứng với các đặc tính Chân-Thiện-Nhẫn mới là ưu tú hơn cả.

Lấy ví dụ như hoa sen mọc lên từ bùn nhưng không bị bùn làm dơ bẩn. Hoa sen trong cựu vũ trụ mọc lên từ bùn và không thể thay đổi hoàn cảnh đó. Trong cựu Pháp lý “thành, trụ, hoại, diệt”, bông hoa sớm muộn rồi cũng bị ô nhiễm. Tuy nhiên, nếu trong tân vũ trụ có một bông hoa mọc giữa một khóm hoa sen và mỗi bông hoa có thể từ bi chỉ ra nhược điểm của nhau và hướng nội khi có mâu thuẫn, chúng sẽ tạo nên được một môi trường viên dung, có thể gia trì tương hỗ để thoát khỏi quy luật “hoại, diệt”.

Như vậy, nếu xét về phương diện cảnh giới và kết quả, mặc dù một người có thể bất động tâm khi gặp mâu thuẫn, bảo trì trạng thái “vô”, anh ta chỉ có thể bảo trì tự thân thuần tịnh. Tuy nhiên, tu luyện trên cơ sở vị tha yêu cầu một trí huệ cao hơn, từ bi cao hơn, và kiên trì ma luyện thực tu. Khi thực sự tu luyện bản thân, người đó phải đối mặt với nhiều chủng tình huống và cứu người trong nhiều chủng hoàn cảnh. Chỉ khi một người làm ba việc, anh ta mới có thể đề cao toàn diện và hoàn thiện lòng vị tha cũng như trí huệ của bản thân theo con đường mà Sư phụ an bài.

Cựu vũ trụ về bản chất là vị tư. Tất cả sinh mệnh sản sinh trong cảnh giới đó, dù thiện hay ác, đều có cơ điểm là vị tư. Cơ chế bảo hộ bản thân của cựu vũ trụ là đào thải, nhằm tịnh hóa và bảo đảm toàn bộ hệ thống của nó hoạt động tuần hoàn. Nó sẽ đào thải những người tu luyện mà nó cho rằng không còn tốt nữa.

Nguyên nhân là vì nó nghĩ rằng mình thuần tịnh hơn những học viên đang tu luyện. Vì thế nó phải bảo vệ bản thân. Đó là bởi vì tại cảnh giới và trí huệ của nó, đào thải là phương cách duy nhất, và bởi vì nó không hề biết về tân vũ trụ nơi một người có thể từ bi trợ giúp người khác đề cao khi đứng tại giác độ của đối phương.

Sư phụ đã hỏi cựu thế lực tại sao họ lại phá hoại Pháp. Họ trả lời Sư phụ rằng họ chỉ biết làm như vậy thôi. Họ không nói dối. Thật sự là trí huệ của họ đã giới hạn họ.

Hy vọng rằng sẽ không còn ai bị ám ảnh bởi những cái gọi là chân ngã, giả ngã, và vô ngã đó. Giống như nhiều pháp lý và khái niệm trong cựu vũ trụ, tùy tiện đưa các danh từ đó ra có thể khiến người khác dễ bị lẫn lộn.

Một số học viên khởi tâm cầu danh đã trả lời vấn đáp cho các đồng tu khác. Đây là một hình thức loạn Pháp nghiêm trọng, hoàn toàn không để cho các đồng tu có thắc mắc học Pháp thực tu.

Điều quan trọng là cần thực tu bằng cách tuân theo các tiêu chuẩn của tân vũ trụ là Chân-Thiện-Nhẫn và làm ba việc mà Sư phụ yêu cầu. Từ đó chúng ta mới có thể ngộ ra và đề cao cảnh giới. Thực tu giúp chúng ta đi thành con đường của chính mình.

Trên đây là thể ngộ cá nhân của tôi. Xin từ bi chỉ ra bất cứ điều gì không phù hợp.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/6/21/为他与为私-275621.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/8/3/141357.html

Đăng ngày 14-08-2013; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share