Bài viết của Tha San

[MINH HUỆ 07-06-2013] Trung Cộng trong khi bức hại các học viên Pháp Luân Công, không thể tìm thấy bất kỳ cơ sở pháp luật nào, do đó các nhân viên của nó đã bịa đặt ra những cái cớ hết sức hoang đường. Hãy xem Trung Cộng rốt cuộc sử dụng đến những lý do hoang đường nào cho những vụ bắt bớ, giam giữ bất hợp pháp trong trại lao động hay bỏ tù có kỳ hạn các học viên Pháp Luân Công.

“Da dẻ hồng hào” trở thành cái cớ để can nhiễu

Từ khi cuộc bức hại Pháp Luân Công bắt đầu hơn một thập kỷ trước, bà Đường Minh Bích 66 tuổi đã bị Trung Cộng bắt giữ nhiều lần. Và bà hiếm khi có chút yên ổn nào khi ở nhà tại huyện Hợp Xuyên, thành phố Trùng Khánh. Cảnh sát địa phương và các nhân viên an ninh quốc gia thường xuyên đến quấy rối bà vào ban đêm – đập cửa nhà bà vào lúc 11 giờ đêm, nửa đêm hoặc thậm chí 02 hay 03 giờ sáng.

Tại sao họ làm như vậy?

Các nhân viên của Trung Cộng nhìn thấy rằng bà có nước ra trông khỏe mạnh, hồng hào, vì vậy họ kết luận rằng bà phải là một học viên Pháp Luân Công. Đây là lý do đủ cho họ thường xuyên đến và quấy rối bà.

“Đến thăm bạn” trở thành cái cớ để giam cầm

Ngày 10 tháng 09 năm 2012, một cuộc bắt giữ cực kỳ hung bạo xảy ra tại thành phố Giai Mộc Tư, tỉnh Hắc Long Giang.

Các quan chức tại Giai Mộc Tư điều động hàng chục cảnh sát. Họ mặc thường phục và không sử dụng xe cảnh sát. Họ bắt giữ 15 người mà không có trát bắt, có cả học viên Pháp Luân Công – bà Hạng Tiểu Ba.

Ngày 10 tháng 10 năm 2012, bà Hạng và sáu học viên Pháp Luân Công khác bị đưa đến Trại lao động cưỡng bức nữ tỉnh Hắc Long Giang.

Trong lời phán quyết cho bà Hạng có nêu rằng tội của bà là “đến thăm bạn”. Gia đình bà đã yêu cầu: “Chúng tôi không biết bà ấy bị giam giữ vì tội gì. Trong lời phán quyết nói rằng “đến thăm bạn”. Làm sao mà đến thăm bạn bè lại có thể là một tội đây?”

Chăm sóc bệnh nhân tâm thần bị quy là “giam giữ trái phép”

Vào năm 1997, một cô gái 17 tuổi tên là Liễu Chí Mai được nhận vào Đại học Thanh Hoa. Cô bị kết án 12 năm tù giam và bị bức hại tại nhà tù nữ tỉnh Sơn Đông bởi vì [cô] tu luyện Pháp Luân Công. Cô Liễu đến từ thôn Tam Thanh, thị trấn Đoàn Vượng, thành phố Lai Dương, tỉnh Sơn Đông.

Tháng 11 năm 2008, vài ngày trước khi được thả, Liễu Chí Mai bị tiêm thuốc độc.

Hai ngày sau khi được thả, thuốc độc bắt đầu phát tác. Cô trở nên rối loạn tâm thần. Cô ấy không thể tự chăm sóc bản thân, nói năng vô nghĩa và đập phá đồ vật. Thỉnh thoảng cô ra khỏi nhà mà không mặc quần áo, hoặc không thể tự chủ mà tiểu tiện ngay trên giường. Cô ấy sẽ nằm và ngủ dưới đất bất kỳ lúc nào.

Các học viên địa phương thuê một căn nhà để chăm sóc Liễu Chí Mai. Một vài người phụ nữ thay phiên đến ở với cô, đọc các sách Pháp Luân Công và trò chuyện với cô.

Liễu Chí Mai đi tiểu trên giường vài lần một ngày, song họ đã chịu được hoàn cảnh này và ngủ cùng giường với cô ấy. Một học viên gần 70 tuổi thường xuyên tắm cho cô như một người mẹ. Bà cũng giặt sạch quần áo và dọn sạch giường ngủ của cô Liễu. Bà nhặt hết những bát đĩa bị vỡ mà cô Liễu đập vỡ nhiều lần. Thỉnh thoảng Liễu Chí Mai đánh và cào bà, song bà không bao giờ kêu ca. Bà luôn đến giúp đỡ Liễu Chí Mai sau khi chăm sóc gia đình của bản thân mình.

Liễu Chí Mai càng ngày càng trở nên trầm tĩnh hơn. Các khoảng thời gian giữa những hành vi kỳ quặc của cô ấy trở nên càng ngày càng dài ra.

Ngay khi cô ấy có hy vọng phục hồi, vào ngày 16 tháng 04 năm 2010, cảnh sát từ sở cảnh sát Lai Dương bất ngờ đột nhập vào ngôi nhà. Họ bắt Liễu Chí Mai và bốn học viên Pháp Luân Công đang [ở đó] giúp đỡ cô. Mã Thự Quang, Đại đội trưởng Đội An ninh Quốc gia Lai Dương, nói rằng tội của họ là chăm sóc Liễu Chí Mai tại ngôi nhà mà họ thuê, và cáo buộc họ giam giữ trái phép cô ấy.

Chẳng phải sự thiện lương mà các học viên này thể hiện là điều hiếm thấy và tuyệt vời hay sao? Làm sao mà chăm sóc một ai đó trong trạng thái của Liễu Chí Mai lại bị gọi là “giam giữ trái phép”  – và sau đó được sử dụng như một cái cớ cho những kẻ có quyền lực trừng phạt họ. Điều này chẳng phải là quá hoang đường sao?

Đổi lên đổi xuống cái gọi là “tội danh”

Vào lúc 02 giờ chiều ngày 02 tháng 05 năm 2013, dưới chủ mưu của Ủy ban Chính trị và pháp luật thành phố Thanh Đảo và nhân viên Phòng 610, cảnh sát Thanh Đảo điều động 70 nhân viên mặc thường phục để bao vây nhà của học viên Pháp Luân Công Dương Nãi Kiệt tại xã Xử Nữ Cô.

Cảnh sát đã bắt Dương Nãi Kiệt, gia đình của ông, họ hàng và bạn bè. Học viên Pháp Luân Công Thôi Lỗ Ninh là một trong số những người bị bắt. Cái cớ cho cuộc bắt giữ là “một vụ tụ tập Pháp Luân Công”.

Vào ngày 08 tháng 05, chồng và em trai của Thôi Lỗ Ninh đến Sở Cảnh sát Hưng Thành Lộ để hỏi tại sao Thôi Lỗ Ninh bị bắt và thăm cô ấy. Trên văn bản tạm giam được đưa cho họ đề cập đến tội “lợi dụng tổ chức tà giáo để phá vỡ việc thực thi pháp luật”. (Ghi chú của ban biên tập: Lời buộc tội này thường xuyên được sử dụng để cầm tù phi pháp và bức hại các học viên Pháp Luân Công. Pháp Luân Công không phải là một tôn giáo cũng như không bị ghi nhận là một trong số các tôn giáo trong danh sách chính thức của Trung Quốc. Tuy nhiên, luật pháp thường xuyên được dẫn chiếu trong các trường hợp của học viên Pháp Luân Công. Đây chính là chế độ pháp trị của Trung Cộng hiện nay.)

Vào ngày 22 tháng 05, chồng và em trai của Thôi Lỗ Ninh và một luật sư tên là Đường đã đến Đội An ninh Quốc gia. Một cảnh sát tên là Tốn nói với họ: “Lời buộc tội chống lại họ đã thay đổi. Bây giờ nó chuyển thành ‘tội chống lại an ninh quốc gia’.”

Tại sao các học viên Pháp Luân Công không thể nói chuyện với nhau chứ? Nó gây ra nguy hại cho an ninh quốc gia? Vô lý! Họ không có vũ khí. Họ chỉ là những công dân hạng trung tuân theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn, nguyên lý chính của Pháp Luân Công. Áp đặt lời buộc tội cực đoan này đối với họ rõ ràng là bịa đặt.

Bí mật quốc gia quá dễ lộ chăng?

Vào ngày 15 tháng 04 năm 2012, cảnh sát từ Phân cục Cảnh sát Tân Hà và Sở Cảnh sát huyện Thẩm Hà bắt giữ học viên Pháp Luân Công Trạch Huy, một người nghiên cứu thực phẩm. Lý do đưa ra để bắt giữ là “nghi ngờ lắp đặt chảo vệ tinh để xem tivi nhằm làm lộ bí mật quốc gia”.

Con gái của ông Trạch Huy, một học sinh trung học phổ thông năm thứ hai, ngay lập tức hỏi họ: “Các ông nghĩ rằng bí mật quốc gia quá dễ lộ hay sao? Chúng tôi là những người bình thường xem tivi qua chảo vệ tinh là đang làm lộ bí mật quốc gia à? Không phải các chảo vệ tinh được sản xuất ở nước ta sao? Mọi người trên toàn thế giới có thể nghe đài và xem tivi. Tại sao người Trung Quốc không thể?”

Trên đây là một vài ví dụ minh họa đầy đủ chi tiết rằng các nhân viên của Trung Cộng sẽ tiếp tục những nỗ lực của họ để đè bẹp Pháp Luân Công. Người ta có câu rằng “nhân quả báo ứng”. Hình dung xem điều gì đang chờ đợi các quan chức Trung Cộng tham nhũng, những kẻ ngang ngược bức hại người dân đơn thuần chỉ vì đức tin của họ.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/6/7/再找借口也是迫害-275006.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/7/2/140790.html

Đăng ngày 16-07-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share