Bài viết của một đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc Đại lục
[MINH HUỆ 08-06-2013] Hôm nay trong lúc đang học Pháp, tôi bỗng nhớ đến một chuyện vui vẻ về cháu gái của mình, và tôi đã nghĩ rằng mình sẽ đi nói cho mẹ của cháu nghe, nhưng sau đó tôi lại nghĩ, mình nói điều này để làm gì? Tôi cũng nghĩ xem mình nên tiếp tục đọc sách hay không đọc nữa. Sau đó tôi bỏ sách xuống và chạy lại chỗ mẹ cháu bé để kể câu chuyện kia. Nhưng mẹ của cô bé đã không nghĩ rằng đó là điều đáng yêu hay buồn cười gì hết, và cô ấy đã không chú ý gì đến tôi cả. Tôi đã cảm thấy xấu hổ và nghĩ rằng, tại sao mình lại muốn đến nói với cô ấy điều này nhỉ? Mục đích và động lực là gì đây?
Tôi biết rằng tôi không nên bị phân tâm khi học Pháp, nhưng tôi lại vẫn đi đến để nói với mẹ của cháu gái tôi. Tôi đã hướng nội và tìm thấy các chấp trước sau đây.
1. Tôi thường nói về những điều tôi thấy hài hước về cháu gái của mình vì sự đáng yêu và dễ thương của cô bé. Đó không phải là một chấp trước vào tình mà cần phải tống khứ đi hay sao? Người thường hay khoe khoang về những ưu điểm của cháu chắt trong gia đình mình, đó cũng chính là tâm hiển thị.
2. Tôi đã muốn chạy tới kể cho mẹ của cháu bé bởi tôi cảm thấy cô ấy cũng sẽ nghĩ cháu thật dễ thương. Đó chính là tâm mong muốn có được sự đồng tình của người khác.
3. Khiến mọi người được vui vẻ thông qua việc khen tụng họ hay người hoặc đồ vật có giá trị mà họ cũng đang muốn được người khác ca ngợi. Nhân tâm của tôi nghĩ rằng khen tụng một ai đó sẽ khiến cho người đó thích tôi và nghĩ tốt về tôi. Đó chính là chấp trước vào danh.
4. Tôi lo sợ một người hung hăng nào đó hay một ai khác sẽ làm tổn thương tôi, và trong tiềm thức tôi không muốn mắc sai lầm khi gần gũi với những người như vậy. Cách tôi tự bảo vệ mình là làm cho cô ấy thấy hạnh phúc và chắc chắn rằng cô ấy sẽ nghĩ tốt về tôi để rồi từ đó sẽ không làm tổn thương tôi. Tâm lý tự bảo vệ này cũng chính là tâm sợ hãi.
5. Chủ ý thức của tôi không được mạnh. Trong một khoảnh khắc, tôi có ý nghĩ rằng tôi không nên ngừng việc học Pháp lại để nói cho mẹ của cô bé, nhưng ý nghĩ đó chỉ thoáng nổi lên. Chủ ý thức của tôi đã không chiếm được ưu thế. Tôi đã không thanh tỉnh và ý thức đối với việc tu luyện của tôi không được mạnh mẽ. Điều này đã phản ánh một vấn đề vô cùng trọng yếu, đó chính là bất kính Sư, bất kính Pháp.
Trong khi học Pháp, tôi hay hạ sách xuống để nói những chuyện phiếm. Chấp trước này đã lấn át cả sự thần thánh của việc học Pháp. Nó cho thấy ẩn sâu trong tâm trí của tôi, tôi không coi Pháp là quan trọng nhất.
Trước đây, tôi thậm chí còn nghĩ rằng tôi có thể hy sinh mạng sống của mình để duy hộ Pháp. Nhưng thực tế là, bất kỳ chuyện gì xảy ra trong lúc tôi đang học Pháp, dù lớn hay nhỏ, chẳng hạn như bị đói, bị khát hoặc nghĩ về một điều gì, thì đều có thể làm cho tôi đặt quyển sách xuống. Hành vi của một người chính là sự biểu hiện thực tế về tâm trí của người ấy. Trong trường hợp này, tôi đã không lấy đặt Pháp ở vị trí trọng yếu nhất.
Người xưa khi xem kinh sách hay bái Phật thường phải tắm rửa, thay đồ, trai giới và thắp hương. Tuy nhiên, khi tôi học Pháp, thay vì trân quý Pháp mà trong đó có thể có thể tìm ra nội hàm thâm sâu của Pháp, thì tôi lại thường nghĩ rằng cuốn sách này đang ở ngay trong tay của tôi và tôi có thể tiện đọc nó bất cứ lúc nào. Đó thực sự là thiếu tôn trọng đối với Sư phụ và Pháp. Sư phụ đã giảng:
“Người luyện công có cái tâm kính ngưỡng ấy, [thì] khi tu luyện, Pháp thân trên tượng Phật sẽ hộ Pháp cho họ, coi sóc họ, bảo hộ họ; đây là mục đích chân chính của khai quang (Chuyển Pháp Luân)
Sư phụ nói với chúng ta cần có “tâm kính ngưỡng”, vì thế mỗi khi chúng ta cầm một cuốn sách Đại Pháp lên hay nhắc đến Sư phụ thì chúng ta cần có lòng tôn kính.
Sư phụ cũng đã giảng:
“Người ta phải thật lòng mong muốn trước khi cố gắng sửa đổi tính ý của mình.” (Chương Ba, Pháp Luân Công, bản dịch năm 2006)
Thời xưa một người tầm sư học đạo khi tìm kiếm [pháp môn] tu luyện đã phải trải qua vô số khảo nghiệm, có khả năng chịu được gian khổ và những hy sinh trong tu luyện, mới có thể có đủ điều kiện trở thành một đệ tử. Sư phụ của chúng ta đã ban cho chúng ta Đại Pháp quý giá nhất, nhưng tôi đã không thật sự trân quý [Pháp]. Từ nay, mỗi lần trước khi học Pháp, tôi sẽ nghĩ về sự trân quý và sự vĩ đại của Pháp, tôi sẽ cầm cuốn sách lên với lòng khiêm nhường và kính trọng nhất
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/6/8/注意自己不敬师不敬法的表现-275007.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/6/20/140587.html
Đăng ngày 12-07-2013; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.