Bài viết của Tha Sơn

[MINH HUỆ 20-4-2013] Trong một xã hội chính thường, các nhân viên tòa án sẽ không dám xử lý các luật sư theo cách lăng mạ công khai hoặc phi pháp. Tuy nhiên, tại Trung Quốc, cách mà các nhân viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có thực quyền đối xử với các luật sư hoàn toàn vượt xa những gì mà người ta có thể tưởng tượng được.

Minh Huệ Net đã đăng một số bài báo liên quan đến vấn đề này. Dưới đây là một số ví dụ.

Mắng chửi các luật sư

Ông Trịnh Tường Tinh, một thương nhân từ huyện Đường Hải, thành phố Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc bị bắt trái phép vào ngày 25 tháng 02 năm 2012. Gia đình ông thuê luật sư từ Bắc Kinh – ông Đổng Tiền Dũng làm đại diện hợp pháp cho ông.

Ngày 17 tháng 03, luật sư Đổng và vợ ông Trịnh đã đến văn phòng của Lưu Gia Mãn – Phó Cục trưởng Cục ông an địa phương.

Khi Lưu nghe nói rằng họ đến để gặp ông ta về việc ông Trịnh, ông ta tuôn ra một tràng lăng mạ và hét to: “Ông là loại luật sư nào? Ông dám tới đây à? Cút ra khỏi đây ngay!”

Vị luật sư nói với Lưu rằng ông chỉ thực hiện trách nhiệm của ông là một luật sư và làm sáng tỏ rằng việc bắt giữ và giam cầm các học viên Pháp Luân Công là chống lại luật pháp. Đáp lại, Lưu Gia Mã đe dọa ông: “Hẳn ông cũng là học viên Pháp Luân Công. Tôi cũng sẽ bắt ông.”

Luật sư nói: “Tu luyện Pháp Luân Công sai chỗ nào?” Sau đó Lưu quay sang vợ của ông Trịnh Tường Tinh và hăm dọa bà: “Tôi cũng có thể đưa bà đến trại lao động trong hai tháng.”

Lừa gạt các luật sư

Các học viên Pháp Luân Công, bà Hàn Tú Phương và và Lưu Xuân Lan từ Mẫu Đơn Giang, tỉnh Hắc Long Giang cùng ở độ tuổi 60. Những người có thẩm quyền địa phương đã quyết định đưa họ ra xét xử. Các thành viên gia đình của họ đã thuê các luật sư Lê và Trần từ Bắc Kinh làm các đại diện hợp pháp của họ.

Ngày 07 tháng Tư năm nay, các luật sư nhận được “Thông báo ra hầu tòa” từ tòa án huyện Ái Dân bằng dịch vụ chuyển phát nhanh, thông báo cho họ rằng phiên xét xử sẽ được bắt đầu lúc 09 giờ sáng ngày 11 tháng Tư tại trung tâm giam giữ thuộc Cục Công an Mẫu Đan Giang.

Một trong số các luật sư sau đó nhận một cuộc điện thoại từ thẩm phán “Trương Dĩnh”, người này nói rằng việc xét xử bị hủy bỏ bởi vì một trong số các bị cáo bị ốm rất nặng. Sau đó ông ta nhanh chóng gác máy.

Luật sư nghi ngờ rằng tòa án có thể đang cố sắp đặt cho mình và biến tình thế trở thành luật sư “từ chối có mặt tại tòa”, vì vậy ông đã đến tòa án huyện Ái Dân vào buổi chiều ngày 09 tháng 04.

Vào khoảng 09 giờ sáng ngày 10 tháng 04, luật sư đến phòng xử án và gọi cho các thẩm phán Trương Dĩnh và Vương Nam để xác nhận rằng phiên xét xử ngày hôm sau thực sự bị hủy bỏ.

Ông cũng lại yêu cầu một bản sao của các biên bản lưu và các bản sao của các tài liệu hồ sơ và nộp thêm các tài liệu cho vụ kiện.

Các thẩm phán không nghe máy của ông và từ chối không nhận thêm bất kỳ tài liệu nào. Sau đó, luật sư gọi cho Lô Tuấn Thành, người chịu trách nhiệm của tòa án, cố gắng tìm kiếm một giải pháp cho các vấn đề của ông, song Lô cũng không nghe máy.

Vẫn còn nghi ngờ, sau đó luật sư đi đến trung tâm giam giữ và chờ đợi. Thấy không có dấu hiệu xử án, chiều hôm đó ông đã rời khỏi Mẫu Đơn Giang. Ngay sau khi ông đi, tòa án huyện Ái Dân đã bí mật xét xử hai người phụ nữ cao tuổi.

Đe dọa các luật sư

Ông Cung Thuận Hội, học viên Pháp Luân Công từ thị trấn Bạch Mã Trấn thuộc huyện Mễ Dịch bị xét xử bí mật bởi tòa án huyện Mễ Dịch, tỉnh Tứ Xuyên vào ngày 18 tháng 11 năm 2009, và bị kết án 04 năm tù giam.

Ông Cung kháng cáo lên tòa trung cấp thành phố Phàn Chi Hoa và thuê hai luật sư biện hộ cho ông. Tòa án huyện Mễ Dịch và tòa án trung cấp thành phố Phàn Chi Hoa đã tổ chức phiên xét xử chung vào buổi sáng ngày 12 tháng 01 năm 2010.

Trong phòng xử án, thẩm phán không cho phép các luật sư bào chữa cho khách hàng của họ, nói rằng tòa án không chấp thuận sự chỉ định của họ cho vụ kiện này.

Theo pháp luật, các khách hàng có quyền quyết định thuê những luật sư nào và tòa án không có quyền thẩm tra hay đưa ra các chỉ thị cho quyết định này.

Khi các luật sư biện hộ tại tòa theo các quy định hợp pháp, tòa án miễn cưỡng cho phép một luật sư bào chữa cho thân chủ của ông ấy.

Khi luật sư bào chữa cho ông Cung nói: “Không ai phạm tội khi có đức tin và mọi sự việc phải được thực hiện theo Hiến Pháp”, thẩm phán đã bắt bẻ lại: “Ông không phải người Trung Quốc. Ông là học viên Pháp Luân Công được người Mỹ gửi tới đây.” Ông ta cũng đe dọa sẽ điều tra luật sư.

Không hề nao núng, luật sư đề nghị lời kêu gọi vô tội cho ông Cung bất chấp sự đe dọa của thẩm pháp. Thẩm phán ngắt lời biện hộ của ông ấy [luật sư] và tiếp tục đe dọa ông: “Nếu ông còn tiếp tục, cảnh sát và các nhân viên An ninh Nội địa sẽ chờ ông ở bên ngoài.”

Lôi các luật sư ra khỏi tòa

Tòa án huyện Chấn Hưng, thành phố Đan Đông, tỉnh Liêu Ninh, đã xét xử ông Trần Tân Dã và ông Hàn Xuân Long vào lúc 09 giờ 30 phút sáng ngày 12 tháng 04 năm 2013. Theo tư vấn của luật sư, ông Hàn Xuân Long đã nói với tòa về sự ngược đãi mà ông đã phải chịu đựng trong khi bị canh giữ tại phòng cảnh sát Trạm Tiền, bao gồm tát vào mặt, đấm, đá, hất nước có hạt tiêu vào mặt ông.

Thẩm phán chủ tọa Đào Chiêm Hoa đã chặn ông và ra lệnh cho các nhân viên chấp hành ở tòa án đuổi hai luật sư bào chữa. Sau đó, năm hay sáu nhân viên đã đẩy và kéo hai luật sư ra khỏi phòng xử án.

Đánh đập các luật sư

Tòa án huyện Trung Sơn ở Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, dự định đưa 13 học viên Pháp Luân Công bị bắt ngày 06 tháng 07 năm ngoái ra xét xử lúc 09 giờ 30 phút sáng ngày 12 tháng 04 năm 2013. Tuy nhiên, vào tối ngày 11 tháng 04, chỉ vài giờ trước khi xét xử, tòa án đột ngột hủy bỏ các thủ tục.

Tòa án thông báo cho các luật sư bào chữa về sự hủy bỏ bằng điện thoại. Khi các luật sư đến toàn để yêu cầu văn bản thông báo hủy bỏ, họ bị đánh đập và khắp mình mẩy đầy vết thương.

Luật sư Vương Quang Thành cũng bị đánh, và tin tức về việc bắt giữ ông trái phép vì bào chữa cho các học viên Pháp Luân Công đã lưu truyền rộng rãi trên mạng Internet trong các ngày từ 03 đến ngày 06 tháng 04.

Đây không phải lần đầu ông ấy bị đánh. Lần trước đó, ông đã bị giam trong trung tâm giam giữ. Ông cũng bị chửi mắng và đánh đập bởi thẩm pháp Vương Toàn Chương tại tỉnh Hắc Long Giang khi ông đưa ra lời bào chữa vô tội cho các học viên Pháp Luân Công. Một lần ông bị đuổi ra khỏi phòng xử án bởi thẩm pháp Từ Mẫn Phương tại Thượng Hải và cùng lúc, các xe cảnh sát thành phố Đường Sơn cũng cố gắng tấn công ông từ phía trước và phía sau.

Đáng xấu hổ là dưới quyền lực của ĐCSTQ, các luật sư tại Trung Quốc thường xuyên bị ngược đãi. Luật pháp chỉ là công cụ trong tay của ĐCSTQ để bức hại những nạn nhân mà nó nhắm vào.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/4/20/中共恶徒对待律师的恶言恶行-272279.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/6/29/140731.html

Đăng ngày 14-07-2013; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share