Bài viết của Đường Phong

[MINH HUỆ 02-10-2012] Rất nhiều học viên Pháp Luân Công đã là những người tốt trước khi bước vào con đường tu luyện. Họ còn trở nên tốt hơn sau khi buông bỏ những chấp trước một khi bắt đầu tu luyện. Cũng có một số người trước đó không tốt, nhưng đã thay đổi rất nhiều sau khi tu luyện Pháp Luân Công.

Pháp Luân Đại Pháp thay đổi một tội phạm chuyên nghiệp thành một người tốt

Một người đàn ông khi còn trẻ đã quyết định làm giàu bằng nghề trộm cắp. Anh ấy đã bị bỏ tù ba lần, tổng cộng là 15 năm. Anh không phải là người xấu như vậy, nhưng vì gặp nhiều khó khăn khác nhau, anh đã có tà niệm và biến thành một kẻ trộm. 15 năm lao động nặng nhọc đã không thay đổi được anh, mà làm cho anh thậm chí còn xấu xa hơn. Anh rất thích ẩu đả. Bất cứ khi nào những tù nhân khác ức hiếp anh, anh sẽ đánh cho đến chết. Các lính canh biết rằng anh rất liều mạng nên họ sợ sẽ có người bị đánh chết. Những tù nhân khác cũng sợ bị đánh nên họ luôn luôn chịu thua khi xích mích với anh. Lúc anh bị bỏ tù lần thứ ba, anh đã trở thành một tội phạm chuyên nghiệp, tin tưởng rằng đây là cách làm giàu nhanh nhất. Anh mơ sẽ trở nên giàu có và một ngày trở về quê nhà với sự hãnh diện. Anh còn dạy những tù nhân cách cạy khoá cửa để họ cũng có thể làm giàu sau khi được thả.

Thật sự rất khó khăn để thay đổi một kẻ trộm chuyên nghiệp như vậy. Tình cảm gia đình, sự ngờ vực của người khác, những bức tường cao, và những bản án tù giam cũng không thể thay đổi anh trở thành một người tốt. Tuy nhiên, Pháp Luân Đại Pháp và những nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn đã thấm vào tâm anh và đã đánh thức bản tính chân thật của anh ngay khi anh vừa gặp nó. Khổng Tử nói: “Tri sỉ cận hồ dũng.” (Biết xấu hổ tức là có can đảm)

Khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, anh quyết tâm sửa đổi và sống theo những nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn. Chỉ trong một thời gian rất ngắn ngủi, anh trông trẻ lại và trở nên khoẻ mạnh. Tất cả những bệnh tật của anh, như bệnh viêm đa khớp, đau dạ dày, viêm khí quản mà anh đã phải chịu đựng trong mười năm qua, đều được chữa khỏi.

Anh làm việc tại một khách sạn. Có lần, một vị khách bỏ quên 100 nhân dân tệ trong phòng sau khi đã trả phòng. Anh nhìn thấy số tiền đó khi dọn phòng. Anh nhặt số tiền và đưa cho ông chủ của mình. Ông chủ rất ngạc nhiên và hỏi anh tại sao anh không giữ lấy. Anh trả lời: “Số tiền này không phải của tôi, nên tôi không thể lấy nó. Pháp Luân Đại Pháp dạy tôi như thế.” Ông chủ của anh khâm phục Pháp Luân Đại Pháp vì đã thay đổi hành vi của anh và giúp anh trở thành người tốt. Sau đó, ông chủ của anh rất tin tưởng ở anh. Ông giao cho anh quản lý thu nhập và chi phí của khách sạn và xem anh như người trong nhà.

Hệ thống nhà tù của Trung Quốc không thể thay đổi anh, nhưng Pháp Luân Đại Pháp, yêu cầu các học viên sống theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn, đã thay đổi tên tội phạm chuyên nghiệp này trở thành một người đáng tin cậy.

Điều này chứng minh một cách rõ ràng rằng các quy định bắt buộc và việc cầm tù không thay đổi một tội phạm trở thành người tốt, nhưng một pháp môn tu luyện dạy người ta luôn nghĩ đến người khác trước và yêu cầu họ bỏ đi tất cả những hành vi xấu, đã có thể làm được.

Dùng những phương thức quản lý kinh doanh dựa trên thiên lý

Quản lý kinh doanh tốt cần phải dựa trên những nguyên lý mà phát huy sự công bằng và theo trí huệ của câu tục ngữ: “Một hữu quy cự, bất thành phương viên.” (Không quy củ, không làm gì được) Bất kể là trong gia đình, trong kinh doanh hay xã hội, những luật lệ và quy tắc đúng đắn cần phải được đặt ra để giữ mọi việc được trôi chảy. Tuy nhiên, thật không dễ dàng đặt ra những luật lệ tốt, và để bắt mọi người phải tuân theo thậm chí còn khó khăn hơn. Nếu người không coi trọng đức, thì cho dù có nỗ lực tăng cường quản lý đến đâu để hay tốn kém đến mức nào đi nữa thì vẫn không đạt được gì. Trái lại, khi con người tôn kính thiên lý và coi trọng đạo đức, trở nên tốt hơn, và hình thành một văn hoá tốt, thì hiệu suất sẽ tăng cao, chi phí sẽ giảm xuống, và người ta sẽ đạt “kết quả gấp đôi từ một nửa công sức.”

Ông Lý Thế Trân, tổng giám đốc Công ty Tư vấn Sáng tạo Đội ngũ Tài năng ở Cao Hùng, Đài Loan, và cũng là một giảng viên tại Khoa Quản trị Kinh doanh tại Đại học [Tôn] Trung Sơn, nói rằng: “Tôi tham gia tư vấn giáo dục và quản lý. Trước đây, chúng tôi đề cao cách thức quản lý từ trên xuống dưới thay vì từ dưới lên trên. Dùng mô hình này, các vị lãnh đạo ở trên phải dạy nhân viên bằng hành động cụ thể của chính mình và đóng vai trò gương mẫu cho các nhân viên của họ. Tuy nhiên, chúng tôi thấy rằng phương pháp này có các hạn chế của nó. Sau đó chúng tôi quyết định áp dụng những nguyên lý học được từ sách Chuyển Pháp Luân vào việc quản lý kinh doanh của chúng tôi.”

Ông nói: “Chúng tôi thay đổi trọng điểm của chúng tôi từ trên xuống thành tập trung vào từng nhân viên. Mục đích của chúng tôi là đề cao tâm tính của từng cá nhân, và chúng tôi khuyến khích mỗi nhân viên tự cải thiện cách hành xử của mình.” Ông nhấn mạnh: “Chúng tôi coi việc đề cao tâm tính của mọi người là cốt lõi trong cách thức quản lý của chúng tôi. Khi mọi người trở nên tốt từ trong tâm, thì việc kỷ luật đối với nhân viên hay đặt ra những quy định trở nên không cần thiết.”

Sau khi thay đổi cách thức quản lý của công ty, tiêu chuẩn đạo đức của các nhân viên đã nâng cao rất rõ rệt và, do vậy, hiệu suất của công ty cũng tăng cao.

Lấy đức làm trọng và được “kết quả gấp đôi chỉ với nửa công sức”

Sau khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, nhiều học viên đã thay đổi cách thức quản lý bằng cách dùng chính bản thân mình làm gương cho người khác và nâng cao đạo đức và hạnh kiểm của mọi người trong công ty.

Một học viên quản lý một siêu thị đông đúc. Hàng ngày cô phải đối mặt với nhiều vấn đề, bao gồm xích mích giữa các nhân viên với khách hàng. Việc điều hành siêu thị này thường làm cô bị nhức đầu. Phải mất rất nhiều năm huấn luyện và kinh nghiệm trước khi cô có thể quản lý siêu thị này được tốt. Có lần cô đặt ra nhiều quy định mà cô nghĩ rằng nó gần như hoàn hảo, nhưng cuối cùng chúng vẫn không có tác dụng vì mọi người theo đuổi lợi ích cá nhân và truy cầu tư lợi.

Sau đó cô bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Sau khi học Pháp, cô hiểu ra rằng những nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn là điều tiên quyết cho một người tốt. Cô buông bỏ những chấp trước, không tham gia vào những xung đột và đối xử với mọi người như nhau, dù họ là nhân viên hay khách hàng.

Sư phụ của Pháp Luân Đại Pháp giảng rằng các học viên phải luôn là người tốt dù bất cứ ở nơi nào. Cô quyết tâm làm công việc của mình thật tốt, đưa công ty vào nề nếp, và ngay chính những nhân tố bất chính giữa các quản lý và khách hàng.

Có một rắc rối liên quan đến một người thích ẩu đả. Đầu tiên, cô nghĩ đến dùng các nguyên tắc con người để giải quyết vấn đề này, nhưng sau đó cô nhớ lại những lời giảng của Pháp Luân Đại Pháp:

“Chúng tôi cũng giảng, nếu ai ai trong chúng ta cũng đều hướng nội mà tu, ai ai cũng tìm trong tâm tính của bản thân mình cho ra nguyên nhân ở tự mình đã không làm tốt, để lần sau làm cho tốt, khi thực thi đều nghĩ đến người khác. Như thế xã hội nhân loại sẽ biến đổi thành tốt, đạo đức cũng thăng hoa trở lại, văn hoá tinh thần cũng tốt lên, tình trạng trị an cũng tốt, có khi cũng chẳng cần cảnh sát nữa. Không cần ai quản, [mà] ai ai cũng đều tự quản, hướng tâm của bản thân mà tìm; chư vị thấy thế có tốt không. Như mọi người đã biết pháp luật ngày nay đang dần dần kiện toàn, dần dần hoàn thiện, nhưng có người vì sao vẫn làm điều xấu? Có pháp [luật] mà không [tuân] theo là sao? Chính là vì chư vị không quản được tâm của họ; lúc không nhìn thấy, họ vẫn làm điều xấu. Nếu như ai ai cũng đều hướng vào nội tâm mà tu, thì hiển nhiên sẽ khác hẳn. Cũng không cần chư vị chống đối lại những điều bất bình nữa.” (Chuyển Pháp Luân)

Không điều gì có thể giải quyết triệt để nếu những xung đột trong tâm của mọi người không được giải quyết. Vì thế người phụ nữ này đã lắng nghe tất cả những bên liên quan thay vì nghe một phía và bỏ qua tất cả những gì được kể ra. Cô khuyên nhủ người thích ẩu đả đó nghĩ đến hậu quả của việc đánh nhau, rằng nó không chỉ ảnh hưởng đến những người liên quan, mà còn ảnh hưởng đến gia đình họ nữa. Cô nói đến những nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp và hiệu quả của các nguyên lý này trong việc giúp người ta trở thành một người tốt. Những lời nói của cô đã giải quyết cuộc xung đột này thay vì xảy ra một cuộc ẩu đả ghê gớm.

Khi các quản lý nhìn thấy cô đã giải quyết cuộc xung đột này như thế nào, họ đã làm theo cô trong những xung đột khác. Mọi thứ đều được giải quyết ổn thoả và các khách hàng nói: “Cô giải quyết vấn đề rất là tốt.”

Cô nói: “Tôi là một học viên Pháp Luân Đại Pháp. Pháp Luân Đại Pháp dạy mọi người tu tâm và trở thành những người tốt.”

Cuối năm đó, sau khi nhìn vào những kết quả, tất cả họ đều đồng ý rằng: “Điều này đã chứng tỏ rằng bỏ đi những quy định của công ty là có lợi. Chúng ta có thể đạt ‘kết quả gấp đôi chỉ với nửa công sức’ nếu chúng ta có thể dạy mọi người trọng đức hướng thiện.”

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/11/8/136206.html

Đăng ngày 09-08-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share