Bài viết của Âu Dương Phi
[MINH HUỆ 04-07-2013] Phương Tân Hưng, Hiệu trưởng trường Đại học Bưu chính và Viễn thông Bắc Kinh, có tiếng cả trong ngoài nước là người phụ trách thiết kế “Lá chắn vàng” của Trung Quốc, cũng được biết đến là “Tường lửa Trường thành của Trung Quốc”. Vai trò của ông ta trong cơ quan kiểm duyệt Internet đã mang về cho mình danh hiệu “Cha đẻ của Tường lửa Trường thành”. Hiện tại, khi Phương xin từ chức ở tuổi 53 do bị ung thư ruột, cộng đồng Twitter lại tỏ ra hết sức vui mừng.
Trong nhiều năm, Trung Quốc được cộng đồng xem như “kẻ thù chung của Internet”. Ông Phương chịu trách nhiệm lớn cho điều tiếng này. Từ lâu ông ta đã bị những cư dân mạng của Trung Quốc xem thường do trợ giúp Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) kiểm duyệt Internet.
Ngày 09 tháng 02 năm 2013, Phương gửi một tin nhắn chúc mừng năm mới tới những người dùng Internet trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc (gần giống với Twitter). Ông ta đã nhận được 250.000 tin nhắn trả lời “Cút xéo” và sau đó đóng các lời bình ngay lập tức.
Chế độ ĐCSTQ bắt đầu xây dựng hệ thống tường lửa kiểm duyệt các website vào năm 1998. Tường lửa này nhanh chóng phát triển sau khi chế độ Giang Trạch Dân bắt đầu bức hại Pháp Luân Công vào tháng 07 năm 1999.
ĐCSTQ lập tức ngụy tạo những lời lừa dối để vu khống và phỉ báng Pháp Luân Công nhằm gây ra sự ngờ vực trong dân chúng Trung Quốc và cũng để tạo ra những lý do cho cuộc bức hại tàn bạo của nó lên các học viên.
Dự án tường lửa được cho là ưu tiên chính trị chưa từng có theo mệnh lệnh của Giang Trạch Dân, đồng thời tạo ra phương tiện để che giấu sự thật. Trong trường hợp này, Phương đã đóng vai trò đáng xấu hổ trong sự phát triển nhanh chóng của Tường lửa Trường Thành của Trung Quốc.
Sẽ không ngạc nhiên khi các cư dân mạng của Trung Quốc ghét Tường lửa Trường thành như vậy sau khi biết được rằng chân tướng về Pháp Luân Công bị chặn như thế nào cũng như việc những lời dối trá đã trở thành thực tế hiển nhiên được chấp nhận trong cộng đồng. Nhiều người dùng Internet Trung Quốc có hiểu biết kỹ thuật và nhận thức về giới hạn của Tường lửa Trường thành – không đề cập đến các tuyên truyền và thông tin xuyên tạc của Chính phủ – vì vậy sự tức giận của họ đối với Phương là dễ hiểu.
Sau khi cuộc bức hại bắt đầu, ĐCSTQ sử dụng toàn bộ các công cụ tuyên truyền của nó bao gồm đài truyền hình, đài phát thanh, báo chí và mạng Internet để phỉ báng Pháp Luân Công. Toàn bộ đất nước ngập tràn những lời dối trá. Như thể là có cuộc Cách mạng Văn hóa một lần nữa, song nó tồi tệ hơn.
Tôi còn nhớ những hệ quả ở thị trấn của tôi trong cuộc Cách mạng Văn hóa. Khi chúng tôi đọc báo để biết thông tin, nó đã diễn ra gần hai tuần. Ngày nay, với kỹ thuật viễn thông tiên tiến, sự phổ biến của đài truyền hình và việc sử dụng rộng rãi Internet, các công cụ tuyên truyền hiện đại đã vượt xa với những gì có trong Cách mạng Văn hóa.
Những tuyên truyền dối trá của ĐCSTQ có thể được phát tán nhanh chóng trên toàn thế giới. Cuộc bức hại và chiến dịch tuyên truyền chống lại Pháp Luân Công là chưa từng thấy về mặt kỹ thuật, quy mô và phạm vi.
Diễn viên đóng thế trong chiến dịch tuyên truyền lớn nhất của cái gọi là “Vụ tự thiêu tại Quảng trường Thiên An Môn” vào tháng 01 năm 2001
Dựa trên đoạn phim của tình tiết này do CCTV đưa ra, các học viên Pháp Luân Công ở nước ngoài đã tạo ra chương trình “Lửa giả” để phơi bày trò lừa bịp cho toàn thế giới.
Khi xem phần quay chậm đoạn phim của CCTV, ai cũng có thể thấy rõ ràng rằng cô Lưu Xuân Linh, người bị tuyên bố là đã chết do bỏng, thực tế bị đánh mạnh bằng một vật hình cây gậy từ phía sau. Cô bị giết chết ngay bởi cú đánh đó.
Các nhân viên cảnh sát đứng im lìm phía sau Vương Tiến Đông, một người “tự thiêu” khác ngồi dưới đất và hô to các câu khẩu hiệu, đợi ông này hô xong trước khi phủ tấm chăn cứu hỏa lên đầu ông ta. Chai nhựa vẫn nguyên vẹn ở giữa hai chân của Vương sau khi ông ta tự thiêu và quần áo của ông ta bị đốt cháy thành từng mảng. Làm thế nào điều này có thể xảy ra khi cháy xăng?
ĐCSTQ không bao giờ đưa ra được câu trả lời thỏa đáng đối với những sai trái và mâu thuẫn cho trò bịp bợm này, cho dù đoạn phim vẫn được sử dụng để tẩy não người dân Trung Quốc.
Thậm chí, chủ đề này được đưa vào sách giáo khoa ở trường phổ thông để đầu độc tâm trí của trẻ em. ĐCSTQ tiếp tục lừa dối người dân Trung Quốc, ngăn chặn tất cả các kênh truyền thông bằng Tường lửa Trường thành.
Mỗi cá nhân cần phải duy trì đạo đức chính trực của mình và không hợp tác với những người như Phương. Ông ta hành động không có chút đạo đức căn bản và sử dụng kỹ năng của mình để phân chia toàn bộ Internet ở Trung Quốc thành những mạng cục bộ bị cô lập, do vậy sẽ ngăn chặn các kênh mà người dân có thể hiểu được sự thật từ đó.
Ông ta trực tiếp tuân thủ ĐCSTQ để ngăn không cho các cư dân mạng truy cập truyền thông độc lập, và do đó ông ta bị các cư dân này nhạo báng.
Cuộc sống của ông ta được minh họa bởi các cư dân mạng trong hai câu châm biếm: “Bán sinh doanh đắc thiên phu chỉ, nhất thế tu lai phẩn thổ danh” (Nửa đời bị hàng nghìn người chỉ trích, khi chết mang tiếng xấu một đời). Tựa đề bài thơ là “Bất hư thử hành” (Không uổng chuyến này).
ĐCSTQ tà ác có thể dễ dàng thay thế Phương Tân Hưng bằng bất kỳ ai khác để duy trì Tường lửa Trường thành, và nó sẽ không nới lỏng vòng vây che đậy sự thật của nó chỉ đơn giản bởi vì Phương bị công chúng hắt hủi.
Chúng tôi muốn đề nghị những ai có ý định theo vết chân của Phương nhìn thẳng thắn vào thực tế rằng người dân đang khao khát sự thật, bởi vì họ không muốn sống trong một thế giới dối trá.
Xin đừng đồng lõa với ĐCSTQ vì lợi ích của chính các bạn. Thay vào đó, hãy sát cánh với những người góp phần giải thể ĐCSTQ và loại bỏ Tường lửa Trường thành!
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/7/4/从“滚滚而来”看“中国防火墙之父”下课-276211.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/7/10/140969.html
Đăng ngày 01-08-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.