Edward McMillan-Scott, Phó chủ tịch Quốc hội Châu Âu
08-08-2008
Khi xem Thế vận hội, xin nhớ rằng nó được tô điểm để làm lợi cho một chế độ chịu trách nhiệm cho sự chà đạp trắng trợn về nhân quyền.
Lễ khai mạc Thế vận hội Bắc kinh là cơ hội cho những lời khen tặng về những thành đạt to tát – kiến trúc, tổ chức và trình diễn – của quốc gia tổ chức. Dĩ nhiên, điều này thật đúng với điều mà chính quyền Trung quốc hy vọng khi họ được đề cử tổ chức Thế vận hội cách đây 7 năm. Ý định là để khoe sự hiện đại của Trung quốc, nền kinh tế to tát, và sự chiếm hạng siêu cường trên thế giới. Nếu chỉ nhìn vào diễn biến hôm nay, có rất nhiều người cũng đồng ý về hình ảnh bên ngoài hôm nay. Vâng, các nhóm nhân quyền đã đưa ra nhiều câu hỏi khó, nhưng tại sao họ lại quấy rầy đến buổi lễ này khi đông đúc các nhà lãnh đạo thế giới đưa tay ra chúc tụng buổi lễ?
Mặc dầu trên thực tế rằng tôi đã vận động tẩy chay Thế vận hội có tính cách chính trị này, tôi chúc các lực sĩ bình an và hy vọng các cuộc tranh tài được thành công và không bị bọn khủng bố tấn công như mới xảy ra hồi tuần trước tại tỉnh Xinjiang. Những gì tôi không muốn là những ai đang xem mà còn hoài nghi về bản chất của chế độ mà những cuộc tranh tài này được tổ chức để làm lợi cho họ. Qua khỏi vận đồng trường Tổ chim là một quốc gia được cai trị bởi một đảng khủng bố chịu trách nhiệm cho những tội ác tày trời chống nhân chủng không diễn tả hết được. Thậm chí người vẽ kiểu cho Tổ chim, Ai Weiwei, bị đuổi khỏi sau khi mô tả rằng tình trạng nhân quyền quả “quá trắng trợn”. Vô số nạn nhân bị giam tù, tra tấn và giết hại bởi chính quyền Trung Quốc rất xứng đáng được xem là một phần trong câu chuyện Thế vận hội. Họ không nên bị bỏ quên trong tâm chúng ta khi các huy chương vàng được trao tặng.
Tổ chức Ân xá Quốc tế và Tổ chức Theo Dõi Nhân quyền đều đồng ý rằng họ nuốt lời thề ước rằng sẽ nâng cao tình trạng nhân quyền nếu được tổ chức Thế vận hội, chính quyền Trung quốc đã dùng Thế vận hội như là cơ hội để gia tăng đàn áp trong nước. Hầu hết các hành động đồi bại này đều mọi người biết. Không hề có tự do ngôn luận và chính quyền dùng đủ mọi thủ đoạn để điều khiển tin tức và kiểm duyệt hoàn toàn hệ thống mạng. Tù nhân thì bị trừng phạt nặng nề hơn, những ai bị xem là mối đe doạ thì bị giam tù không hề được xét xử và thường thì mất tích và không biết bị giam ở đâu hay ra sao. Án tử hình thì bị lạm dụng quá đáng và không đúng cho những tội không có bạo động như là an gian thuế. Lạm dụng tra tấn thì rất thường xuyên theo ông Manfred Nowak, chuyên viên đặc biệt về tra tấn của Liên hiệp quốc, bao gồm đánh đập, tra điện và cắt đứt móng tay. Đàn áp dã man về quyền lợi và văn hoá riêng biệt của dân Tây tạng có đầy đủ bằng chứng. Hơn nữa, những phương pháp này cũng được xuất cảng. Đài BBC Panorama mới đây vạch trần vai trò chính phủ Trung quốc cung cấp vũ khí chi chính phủ Sudan trong chiến dịch diệt chủng của họ tại Darfur.
Nạn nhân của chế độ tàn bạo Trung quốc rất đông đúc và bao gồm cả những người bênh vực cho nhân quyền, luật sư, những người công đoàn, các nhà môi sinh, các nhà vận động cho các vùng độc lập và bất cứ ai tìm cách thách thức chính sách của chế độ. Một người mà tôi đặc biệt lưu tâm là Gao Zhisheng, một người được đề cử giải Nobel và đôi khi được xem là “lương tâm của Trung quốc”. Là một trong những luật sư hàng đầu trong nước, anh ta bị chế độ nhắm vào vì lên tiếng về những vi phạm nhân quyền và đã bị giam giữ, và bị tra tấn vì anh ta viết những lá thư công khai chỉ trích về Thế vận hội hồi năm ngoái. Rất quan trọng cho Anh quốc và các quốc gia khác trên toàn thế giới đưa trường hợp anh ta với chính quyền Trung quốc trong tình trạng khẩn cấp.
Một trong những nhóm mà Gao nổi tiếng nhất trong khi bênh vực, đại diện trước toà là nhóm tôn giáo, Pháp Luân Công. Các thành viên nhóm này đã gánh chịu chính sách tàn bạo không tưởng tượng nổi từ chế độ. Rất nhiều nhà quan sát quốc tế rất dễ dàng sợ hãi khi chính quyền Trung quốc gán cho cái tên là “nhóm cuồng tín”, nhưng Pháp Luân Công không hại ai, là một nhóm thuộc trường phái Phật, chỉ tập một số bài động tác, và bị khủng bố trầm trọng là vì sự phổ biến của họ và bị xem như là một mối đe doạ cho “vai trò hướng dẫn” của đảng Cộng sản Trung quốc. Một thập niên trước đây, Pháp Luân Công có đến 100 triệu người theo tập.
Những người ủng hộ Pháp Luân Công thường bị giam tù vì tín ngưỡng của họ và ông Manfred tin rằng họ là đại đa số bị giam cầm và bị hành hạ tra tấn nặng nề. Họ cũng là nạn nhân chính của các tội ác tày trời diệt chủng tại Trung quốc – chính sách mổ cắp các bộ phận nội tạng từ các tù nhân để cung cấp cho hệ thống cắt ghép nội tạng khổng lồ của Trung quốc. Với 10,000 vụ cắt ghép trong mỗi năm, và với mỗi vụ có thể trả đến $160,000 đô la, đây là nguồn kinh doanh lợi tức cao nhất cho Quân đội Giải phóng Nhân dân vì họ đã tổ chức và lấy tiền từ các vụ mổ ghép này.
Thảm thương thay, các bộ phận nội tạng được cung cấp còn nhiều hơn nhu cầu. Một bản báo cáo được viết vào năm ngoái bởi cựu Bộ trưởng ngoại giao Canada, David Kilgour, và luật sư nhân quyền, David Matas, kết luận rằng “Đã có trước đây và còn tiếp tục đến hôm nay là một hệ thống thu hoạch các bộ phận nội tạng từ các đệ tử Pháp Luân Công trong khi họ không muốn” Các đệ tử Pháp Luân Công thường xuyên bị thử nước tiểu và thử máu, với lý do rõ ràng là phần đông của họ sẽ bị giết để lấy nội tạng khi có ai đặt mua các nội tạng đó.
Không có dấu hiệu nào về tội ác này sẽ được chấm dứt. Vào đầu năm nay, chính quyền Trung quốc tuyên bố rằng họ sẽ xử dụng liều thuốc độc cho tội nhân tử hình thay vì dùng đạn bắn vào đầu – miệng của tù nhân phải mở rộng để hạn chế nội tạng bị hư hại, nhưng đây vẩn là cách quá rùng rợn để giết người. Hiểu tại sao phải làm như vậy thật là không khó. Tại một tỉnh bang, có đến 16 xe buýt đặc biệt trang bị giải phẫu mổ cắt nội tạng ngay tại chỗ.
Đây là thực tế phía sau tấm màn lộng lẫy, hiện đại được trình bày tại Thế vận hội Bắc kinh. Mặc dầu sự tẩy chay chính trị tại lễ khai mạc sẽ không to tát bằng sự trầm trọng và rộng rãi về tình trạng nhân quyền tại Trung quốc đang leo thang, thật không quá trể để đăng ký một cuộc phản đối chống lại chế độ khủng bố đứng phía sau các trận tranh tài này. Tôi hy vọng rằng Gordon Brown (Thủ tướng Anh quốc) sẽ xem xét lại quyết định của ông ta về việc tham dự lễ khai mạc trong tháng này. Tôi cũng hy vọng rằng những ai đang xem Thế vận hội ở nhà sẽ bỏ ra ít thời gian, trong khi thưởng ngoạn các chương trình thể thao, để nhớ lại sự đau khổ tận cùng của con người và đó chính là thực tế đời sống hằng ngày của nhiều người Trung quốc.
Trích từ: https://www.guardian.co.uk/commentisfree/2008/aug/08/china.humanrights
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2008/8/9/99651.html
Đăng ngày 12-8-2008; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản