Bài viết của một đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 15-12-2023] Tôi biết một nữ đồng tu bị bắt và giam giữ vì phân phát tài liệu thông tin về Pháp Luân Đại Pháp. Sau khi tìm hiểu luật trong vấn đề này, chồng của nữ đồng tu chắc chắn rằng vợ mình không hề phạm tội gì nên anh đến Đồn Công an hỏi cảnh sát: “Xin hãy cho tôi biết lý do vợ tôi bị giam giữ và cho tôi biết luật liên quan”. Cảnh sát không thể trả lời được câu hỏi của anh. Sau đó, người chồng gửi đơn khiếu nại lên các cơ quan có thẩm quyền cao hơn nhưng các nhân viên liên đới đều từ chối nhận đơn. Anh đề nghị: “Nếu không thụ lý được vụ án thì xin gửi cho tôi văn bản trả lời rằng không thể thụ lý được”. Không lâu sau, cảnh sát Trưởng Đồn Công an cùng những người quản chế nữ đồng tu đến gặp người chồng. Họ xin lỗi anh và nói: “Chúng tôi sẽ không bao giờ bắt vợ anh nữa”.

Sau khi biết được sự việc này, tôi nhận ra chúng ta phải chủ động giảng chân tướng cho các nhân viên ngành công kiểm pháp. Mỗi từng việc nhỏ đệ tử Đại Pháp làm đều là cơ hội để chúng sinh được cứu. Tôi cũng nhận thấy rằng mức độ nghiêm trọng của cuộc bức hại ở bất kỳ khu vực nào đều có liên hệ mật thiết với việc đệ tử Đại Pháp giảng chân tướng ở khu vực đó ra sao. Vì cuộc bức hại Pháp Luân Công không có bất kỳ cơ sở pháp lý nào nên khi chúng ta sử dụng các kênh pháp lý phù hợp để phản bức hại, công lý sẽ đứng về phía chúng ta. Tuy nhiên, nếu chúng ta không bước ra làm những gì cần làm thì không thể cải thiện tình huống được. Ban đầu có thể chưa đạt kết quả như mong muốn. Nhưng chỉ cần chúng ta không chùn bước, mỗi nỗ lực bỏ ra có thể đặt định một bước tiến tiếp theo trong quá trình giảng chân tướng. Điều quan trọng là luôn kiên trì bền bỉ.

Các Cơ quan Tư pháp về cơ bản thường dùng ba phương thức để ngăn cản các đệ tử Đại Pháp cứu người. Phương thức thứ nhất là đe dọa bắt giữ bất cứ ai cố gắng giải cứu các học viên bị giam giữ. Chúng ta phải nhận thức minh bạch rằng chúng ta có Sư phụ bảo hộ và không thừa nhận bất kỳ việc bắt giữ hay đe dọa tùy tiện nào.

Phương thức thứ hai là tỏ ra “mềm mỏng”. Họ có thể nói rằng họ đã cố gắng giúp đỡ chúng ta nhưng không thể làm được gì vì đó đều là lệnh của cấp trên. Họ đánh vào lòng trắc ẩn của các học viên, khiến một số người mềm lòng mà cảm thông với những cảnh sát này và ngừng cố gắng giải cứu các đồng tu bị giam giữ. Kỳ thực, thiện với chúng sinh nghĩa là cần thực sự cứu độ họ, nghĩ cho tương lai của họ, vì vậy chúng ta cần phải giúp họ minh bạch chân tướng, trong tâm luôn giữ một niệm vững chắc rằng cần phải phơi bày cuộc bức hại. Chúng ta tuyệt đối không bỏ cuộc chỉ vì những quan niệm của con người.

Phương thức thứ ba, đó là tránh mặt, khiến chúng ta không giảng chân tướng trực diện được. Một số học viên cảm thấy thất vọng, có thể không muốn tiếp tục. Nhưng chúng ta là người tu luyện Đại Pháp, những việc làm của chúng ta chắc chắn khởi tác dụng nhất định, việc can nhiễu của tà ác chỉ là tạm thời. Nếu không thể nói chuyện trực tiếp với họ, chúng ta vẫn có thể viết thư hoặc thử các biện pháp khác.

Sư phụ dạy chúng ta:

“Ý chí kiên định biểu hiện ra làm chấn động trời đất”. (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế miền Tây Mỹ quốc [2005])

Tôi ngộ rằng chúng ta phải có quyết tâm cứu độ chúng sinh. Nếu họ nói chúng ta “không thể gặp” các quan chức phụ trách vụ việc của các học viên, chúng ta cứ tiếp tục cố gắng. Qua quá trình tham gia giải cứu học viên, tôi thể nghiệm được rằng bất cứ khi nào tôi khởi lên quyết tâm tiếp tục cố gắng thì can nhiễu liền tự biến mất. Rốt cuộc, những nhân viên trong các Cơ quan Công kiểm pháp cũng là các chúng sinh đang đợi được cứu.

Đôi khi chúng ta cố gắng giảng chân tướng cho các nhân viên Tư pháp nhưng họ lảng tránh vấn đề hoặc xoáy vào những tiểu tiết vụn vặt. Chúng ta phải dùng chính niệm vượt qua can nhiễu, xác định cơ điểm là chân tướng cần nói với họ, chứ không phải để họ chuyển hướng những gì chúng ta đang nói.

Đôi khi có học viên nói năng ấp úng và bị các công tố viên liên tục ngắt lời. Nếu chúng ta động tâm và ngừng nói thì đã sa vào bẫy của tà ác. Trong một phiên tòa như vậy, có một đồng tu không bị cuốn vào bất cứ điều gì thẩm phán nói. Anh ấy khẳng định: “Những gì ông nói là sai, xin hãy nghe tôi nói” hoặc “Tôi đang nói sự thật, tất cả đều liên quan đến vụ án này”. Cuối cùng, những gì cần nói đều nói được hết, hiệu quả rất tốt. Dù tình huống ra sao, chúng ta hãy cố gắng nói hết những gì mình định nói, bởi vì họ cần phải nghe điều đó.

Nhận thức mới về việc tại ngoại

Tôi cũng muốn chia sẻ một nhận thức mới về việc “bảo lãnh tại ngoại” cho các đồng tu, nghĩa là nộp một khoản tiền đặt cọc nhất định để cho phép các đồng tu rời khỏi Trại tạm giam. Trước đây, tôi nghĩ rằng làm như vậy là thừa nhận cuộc bức hại. Nhưng giờ đây tôi hiểu ra điều này có những lợi ích nhất định đối với các học viên.

Trước hết, họ sẽ thoát khỏi sự giám sát của tà ác. Ở nhà, họ có thể học Pháp, luyện công, nhờ đó mà tăng cường chính niệm.

Thứ hai, từ góc độ thủ tục pháp lý, Viện Kiểm sát dễ dàng bỏ qua những vụ án như vậy hoặc Tòa án dễ dàng ra phán quyết vô tội cho những học viên chưa thực sự bị giam giữ. Ngược lại, họ bị giam giữ càng lâu thì càng khó được giải oan.

Sau khi được tại ngoại, một số học viên sợ bị triệu tập đến Đồn Công an nên họ rời khỏi nhà và lẩn trốn. Cảnh sát không tìm thấy những học viên này, liền đưa họ vào danh sách truy nã. Tôi nghĩ chúng ta không nên chạy trốn khỏi cảnh sát. Khi các học viên bị triệu tập đến Đồn Công an, đó cũng là một cơ hội tốt để giảng chân tướng cho cảnh sát. Nếu chúng ta bỏ trốn chính là chúng ta đang trốn tránh trách nhiệm cứu những cảnh sát đó. Hơn nữa, cảnh sát có thể nghĩ rằng học viên chúng ta không trung thực, thì sau này sẽ khó giảng chân tướng cho họ.

Hãy luôn trung thực, chính trực và lương thiện

Một số đồng tu vì để tránh bị bức hại mà nói dối hoặc dùng những cách thức giảo hoạt. Tôi cho rằng không nên làm như vậy. Nếu chúng ta nói rằng mình tu Chân-Thiện-Nhẫn nhưng thể hiện ra lại là lời nói dối hoặc hành động giảo hoạt như người thường, họ sẽ nghĩ gì về chúng ta? Chẳng phải chúng ta đang đẩy chúng sinh ra xa sao? Vì vậy, khi bị thẩm vấn, chúng ta có thể chọn cách im lặng hoặc khẳng định rằng mình không có tội, trong tình huống nào cũng giữ vững một niệm lời nói ra phải trung thực.

Sư phụ giảng:

“Nhân tâm đúng đắn rồi, thì toà án sẽ đứng về bên chính nghĩa”. (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Trung Mỹ quốc năm 2003)

Tôi nghĩ rằng khi ngôn hành của chúng ta chính trực và lương thiện, chính là chúng ta đang chứng thực cho nhân viên ngành công kiểm pháp chân tướng của Đại Pháp, đồng thời khiến họ tin tưởng và tôn trọng chúng ta. Khi họ nhận thức được Đảng Cộng sản Trung Quốc là tà ác và Pháp Luân Đại Pháp là tốt, họ có thể chủ động giúp đỡ chúng ta và ngừng tham gia vào cuộc bức hại.

Trên đây là nhận thức hữu hạn của tôi, có điều gì không ở trong Pháp mong được các đồng tu từ bi chỉ rõ.

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/12/15/469174.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/1/10/214246.html

Đăng ngày 01-02-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share