Bài viết của Tiêu Qua

[MINH HUỆ 20-01-2024] Năm 2022, sau khi số ca tử vong do đại dịch giảm xuống, một làn sóng khác đã lại bắt đầu ở Trung Quốc vào cuối năm 2023. Không chỉ đánh lạc hướng công chúng bằng cách dán nhãn cho vi khuẩn Mycoplasma là nguyên nhân gây ra làn sóng viêm phổi mới, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) còn chỉ thị cho các chuyên gia y tế tránh coi COVID-19 là nguyên nhân gây tử vong. Điều này đã được xác nhận bằng một thông báo bằng văn bản tại khoa cấp cứu của một bệnh viện là không được đề cập đến COVID-19. “Thay vào đó, theo thông báo này, nếu bệnh nhân nào chết mà có bệnh nền thì phải coi căn bệnh đó là nguyên nhân chính gây tử vong”, Reuters đưa tin vào ngày 17 tháng 1 năm 2023, trong một bài báo có tiêu đề “Thấu kính: Các bác sỹ ở Trung Quốc cho biết họ được yêu cầu không ghi COVID trên giấy chứng tử” (Insight: In China, doctors say they are discouraged from citing COVID on death certificates).

Bài báo cũng cho hay: “Nếu các bác sỹ tin rằng nguyên nhân duy nhất của trường hợp tử vong nào là viêm phổi do Covid-19 gây ra, họ phải báo cáo lên cấp trên để được sắp xếp ‘hội ý chuyên môn’ hai cấp độ trước khi xác nhận một trường hợp tử vong là do Covid-19.” “Sáu bác sỹ tại các bệnh viện công trên khắp Trung Quốc phát biểu với Reuters rằng họ đã nhận được những chỉ dẫn tương tự bằng miệng yêu cầu không được quy những trường hợp tử vong đó là do Covid-19, hoặc đã biết bệnh viện của họ có chính sách này.”

Những trường hợp không được báo cáo

Với số ca tử vong do COVID-19 tiếp tục gia tăng, ĐCSTQ không thể hạn chế toàn bộ thông tin, nên đã bắt đầu báo cáo một số trường hợp cá lẻ. Ngày 12 tháng 12 năm 2023, CDC Trung Quốc báo cáo nước này có 135 trường hợp nhiễm COVID-19 nặng và 8 trường hợp tử vong vì căn bệnh này. Trong khi đó, chính quyền Trung Quốc đã tung ra nhiều loại vắc-xin ngừa Covid-19 mới và kêu gọi người dân đi tiêm chúng, mặc dù hiệu quả của vắc-xin vẫn chưa được xác nhận. Còn các loại vắc-xin trước đây của Trung Quốc vốn đã đầy tai tiếng vì những tác dụng phụ bất lợi.

Tình hình ở Trung Quốc cũng gây lo ngại cho các chuyên gia y tế bên ngoài Trung Quốc. “Các báo cáo về tình trạng gia tăng bệnh giống viêm phổi chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em ở miền Bắc Trung Quốc đã thu hút sự chú ý của chúng tôi. Lần cuối chúng tôi nghe nói về một đợt bùng phát bệnh hô hấp bí ẩn dẫn đến tình trạng quá tải ở bệnh viện là thời điểm bắt đầu đại dịch COVID, vì vậy không có gì đáng ngạc nhiên khi tình trạng này dấy lên hồi chuông cảnh báo”, C Raina MacIntyre và các nhà dịch tễ học khác viết trong The Conversation ngày 26 tháng 11 năm 2023 , trong một bài báo có tiêu đề “Chúng ta nên lo lắng đến mức nào về đợt bùng phát bệnh viêm phổi ở Trung Quốc?” (How worried should we be about the pneumonia outbreak in China?)

Bài báo còn đề cập đến một bài đăng trên X (trước đây là Twitter) của ông Eric Feigl-Ding, nhà dịch tễ học kiêm Trưởng Lực lượng Đặc nhiệm COVID của Viện Hệ thống Phức hợp New England. “Tôi được biết qua nhiều người trong cuộc rằng các bác sỹ Trung Quốc được chính quyền yêu cầu không báo cáo bất kỳ con số nào, không xét nghiệm bệnh nhân, cũng như không báo cáo bất kỳ xét nghiệm nào. Điều này nghe có vẻ quen tai đến kỳ lạ”, Feigl-Ding viết trên X cùng một đoạn video cho thấy số ca bệnh tại Bệnh viện Nhi Bắc Kinh ngày càng tăng.

Trùng khớp với điều này, nhiều bài đăng trên mạng xã hội gần đây đã đưa tin về nhiều trường hợp người nổi tiếng qua đời, như các ngôi sao điện ảnh. Một số người chỉ mới ở độ tuổi 40, thậm chí 30 đã qua đời đột ngột.

ĐCSTQ không công bố số liệu thống kê thực tế về Covid-19. Nhưng các cơ quan chính phủ thường công bố cáo phó sau cái chết của các cán bộ chủ chốt, từ chuyên gia, giáo sư, cảnh sát, đến sỹ quan quân đội. Con số người nổi tiếng qua đời vào năm 2023 là đáng báo động. Từ nửa cuối năm 2023, có ít nhất 26 quan chức từ cấp tư lệnh quân đoàn trở lên đã chết vì bệnh, tất cả đều là đảng viên ĐCSTQ, trong đó có:

  • Vu Chấn Vũ, đô đốc, nguyên tư lệnh Không quân
  • Văn Kích, nguyên cục trưởng Cục Pháo binh của Bộ Tổng tham mưu
  • Vương Đồng Trác, nguyên phó chính ủy kiêm thư ký Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Quân khu Quảng Châu
  • Thẩm Tân Nghĩa, nguyên phó tư lệnh Hải quân
  • Lăng Vĩnh Thuận, viện sĩ Viện Công trình, giáo sư Đại học Khoa học Kỹ thuật Quốc phòng
  • và những người khác.

Chỉ riêng năm 2023 đã có ít nhất 66 quan chức cấp tỉnh, cấp bộ qua đời, trong đó, 58 người (hay 87,9%) là đảng viên ĐCSTQ. Thực ra, những người không phải là đảng viên ĐCSTQ cũng tuân thủ sát sao đường lối của Đảng. Trong tháng 10 và tháng 11, ít nhất 12 học giả của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc và Viện Hàn lâm Kỹ thuật Trung Quốc đã qua đời. Một số cảnh sát trẻ, trong đó hầu hết là đảng viên ĐCSTQ, cũng chết vì bệnh tật.

Có vẻ như đại dịch ở Trung Quốc thực sự vẫn chưa kết thúc. Đúng hơn, mức độ nghiêm trọng và số ca tử vong không được các quan chức ĐCSTQ báo cáo đầy đủ.

Nguyên nhân của thảm họa

Tại sao trông thì như dịch bệnh đã thoái lùi, mà giờ lại khiến lòng người lo sợ?

Chúng ta hãy đứng từ góc độ “Thiên nhân cảm ứng” để phân tích sơ bộ xem bệnh dịch “thiên tai” này đối ứng thế nào với “nhân sự” (sự việc nơi người thường). Thuyết “Thiên nhân cảm ứng” là do nhà đại Nho thời Hán, Đổng Trọng Thư, đưa ra. Hán Vũ Đế từng hỏi Đổng Trọng Thư: “Tai dị chi biến, hà duyên nhi khởi”, nghĩa là: Những biến cố trong thiên tai dị tượng là bắt nguồn từ đâu). Đổng Trọng Thư đáp lại bằng thuyết “Thiên nhân cảm ứng”: “Hình phạt bất trung, tắc sinh tà khí; tà khí tích vu hạ, oán ác súc vu thượng, thượng hạ bất hòa, tắc âm dương mâu lệ nhi yêu nghiệt sinh hĩ. Thử tai dị sở duyên nhi khởi dã.” Ý nói: Hình phạt không thích đáng thì sẽ sinh tà khí; tà khí tích lại, oán khí ác khí bốc lên; trên dưới bất hòa thì âm dương đảo lộn mà sinh ra yêu nghiệt. Từ đó mà khởi duyên cho thiên tai dị tượng vậy.

Đổng Trọng Thư cho rằng “hình phạt không thích đáng” là nguyên nhân căn bản dẫn tới “thiên tai dị tượng”.

Như vậy, khi Trung Cộng hô hào khẩu hiệu “Cai trị đất nước bằng pháp luật”, “Tự do dân chủ”, thì cuộc sống của dân chúng lâm vào hoàn cảnh nào?

Gần đây, theo tạp chí Chính sách Đối ngoại (Foreign Policy) của Hoa Kỳ đăng tin ĐCSTQ theo dõi những người bất đồng chính kiến thông qua Bộ Công an và các công ty công nghệ cao bằng cách theo dõi và chia sẻ dữ liệu theo thời gian thực. Những người bất đồng chính kiến này là các học viên Pháp Luân Công, các nhà báo và những người phản đối sự ngược đãi của chính quyền.

Năm 2017, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) phát hiện rằng cảnh sát không cần có lệnh của tòa án để tiến hành giám sát. Ngoài ra, sở cảnh sát cũng không cần phải báo cáo các hoạt động giám sát cho bất kỳ cơ quan chính phủ nào khác hay công khai thông tin này.

Chính điều này đã xảy ra với các học viên Pháp Luân Công từ khi bị ĐCSTQ bức hại từ tháng 7 năm 1999 vì tu luyện theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Theo các báo cáo của trang web Minh Huệ (Minghui.org), các quan chức đã sử dụng công nghệ đám mây và dữ liệu lớn để giám sát, theo dõi, và hạn chế quyền tự do của các học viên.

Cụ thể, các thiết bị theo dõi và định vị toàn cầu điện tử đã được lắp đặt trên ô tô, xe đạp, điện thoại di động, thậm chí trong túi của các học viên Pháp Luân Công. Ngoài ra còn có những biện pháp khác như lắp đặt camera giám sát gần nhà các học viên, thu thập dữ liệu cá nhân (khuôn mặt, dấu vân tay, dáng đi, và giọng nói), từ chối cấp hộ chiếu và cấm rời khỏi Trung Quốc. Các học viên bị sách nhiễu, theo dõi, bỏ tù, bắt giữ, tra tấn, thậm chí bị giết hại tùy ý để lấy nội tạng.

Báo cáo tóm lược “Một phần tư thế kỷ bức hại, hơn 5.000 học viên Pháp Luân Công được xác nhận đã tử vong” (A Quarter Century of Persecution, Over 5,000 Confirmed Deaths of Falun Gong Practitioners) đã xác nhận có ít nhất 5.010 học viên Pháp Luân Công bị thiệt mạng do cuộc bức hại của ĐCSTQ.

Báo cáo cho hay: “Khi Pháp Luân Công bị ĐCSTQ gán mác ‘kẻ thù hàng đầu của nhà nước’, các quan chức chính quyền các cấp trên cả nước đã được huy động để triển khai cuộc bức hại theo ba chính sách của cựu chủ tịch ĐCSTQ Giang Trạch Dân, đó là ‘Bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể…. Do chính sách tiêu diệt cực đoan, các trường hợp học viên Pháp Luân Công tử vong được báo cáo trên khắp Trung Quốc, gồm 22 tỉnh, 4 thành phố và 5 khu tự trị.”

Mười tỉnh (hoặc thành phố trực thuộc tỉnh) có số học viên Pháp Luân Công tử vong nhiều nhất là: Tỉnh Hắc Long Giang (646), tỉnh Liêu Ninh (629), tỉnh Hà Bắc (560), tỉnh Cát Lâm (530), tỉnh Sơn Đông (464), tỉnh Tứ Xuyên (320), tỉnh Hồ Bắc (233), tỉnh Hà Nam (190), tỉnh Hồ Nam (174) và thành phố Bắc Kinh (147).

Trong khi giá trị cốt lõi của Pháp Luân Công là Chân-Thiện-Nhẫn, thì ĐCSTQ lại cổ xúy những thứ hoàn toàn trái ngược, đó là giả-ác-đấu (dối trá, tàn bạo, đấu tranh). Bởi vậy, các học viên Pháp Luân Công thuộc mọi giai tầng xã hội, từ quan chức chính phủ, học giả, công nhân đến nông dân, khi chọn kiên định với đức tin của mình, đều trở thành mục tiêu bức hại của ĐCSTQ. Mặc dù Giang đã chết vào tháng 11 năm 2022 nhưng cuộc bức hại vẫn tiếp tục. Năm 2023, Minh Huệ ra mắt báo cáo 209 trường hợp học viên bị bức hại đến chết, báo cáo 1.190 học viên Pháp Luân Công bị kết án vì tu luyện , cũng như 3.629 vụ bắt giữ và 2.885 vụ quấy nhiễu.

Lời kết

Một bài viết của Minh Huệ năm 2021 có tiêu đề “Số ca nhiễm virus corona gia tăng ở những nơi bức hại Pháp Luân Công nghiêm trọng nhất” đã phát hiện ra mối tương quan cao giữa mức độ nghiêm trọng của cuộc bức hại và số ca tử vong do đại dịch. Theo bài viết này:

“Nghiên cứu tương tự cũng chỉ ra rằng ba tỉnh vùng Đông Bắc (Hắc Long Giang, Liêu Ninh, Cát Lâm), cùng các tỉnh Hà Bắc, Sơn Đông và Tứ Xuyên, cũng có số vụ bức hại cao nhất. Theo thông tin mà Minh Huệ nhận được, chỉ riêng ở tỉnh Cát Lâm, đã có ít nhất 499 học viên Pháp Luân Công tử vong do cuộc bức hại đức tin của họ trong hai thập kỷ qua. Trong đại dịch virus corona, tình trạng ở những tỉnh này là xấu hơn cả so với những nơi khác ở Trung Quốc. Đây có thể là một chỉ dấu cho thấy bất cứ nơi nào mà cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công vô tội diễn ra tràn lan đều có thể dẫn đến hậu quả thảm khốc như đại dịch hoặc những điều bất hạnh khác.”

Quay lại câu trả lời của Đổng Trọng Thư trong câu chuyện trên đây, những thảm kịch ở Trung Quốc có thể liên quan đến sự tàn bạo của ĐCSTQ. Bởi vậy, ai tham gia vào cuộc đàn áp phi pháp này hoặc mù quáng đi theo ĐCSTQ đều có thể gặp nguy hiểm.

Tháng 3 năm 2020 khi đại dịch lần đầu tiên bắt đầu, Đại sư Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp, đã viết:

“Nhưng mà ôn dịch “virus Trung Cộng” hiện nay (viêm phổi Vũ Hán) như thế này là có mục đích, là có mục tiêu nhắm vào. Nó đến để đào thải phần tử của tà đảng, và những ai cùng đứng với tà đảng Trung Cộng.” (Lý tính)

Cũng trong bài viết này, Đại sư Lý cũng viết:

“Hãy tránh xa tà đảng Trung Cộng, không đứng cùng phe với tà đảng, vì đằng sau nó là ma quỷ màu đỏ, hành vi bề mặt là lưu manh, hơn nữa là không việc ác nào không làm. Thần sắp bắt đầu trừ sạch nó, hễ đứng cùng đội với nó thì đều bị đào thải.”

“Người kia phải là thật lòng chân tâm hướng Thần sám hối, bản thân mình chỗ nào không tốt, mong mỏi được cho cơ hội sửa lỗi, [thì] đó mới là biện pháp, đó mới là linh đan diệu dược chứ.”

Mặc cho cuộc bức hại đang diễn ra, các học viên Pháp Luân Công vẫn nỗ lực không mệt mỏi suốt 24 năm qua để truyền chân tướng, để mọi người biết được môn tu luyện này đã mang lại lợi ích cho con người như thế nào, ĐCSTQ đã hại người dân ra sao trong các chiến dịch chính trị của nó, đồng thời khuyên mọi người hãy trọng đức, tránh xa ĐCSTQ để được an toàn trong cuộc đại đào thải sắp tới. Chúng tôi chân thành hy vọng nhiều người sẽ có lựa chọn đúng đắn và được an toàn.

Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/1/20/471148.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/1/21/214392.html

Đăng ngày 25-01-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share