Bài viết của Thiện Quả

[MINH HUỆ 23-01-2023] Khi các ca nhiễm mới gia tăng vào cuối năm ngoái, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tự biết không còn khả năng kiểm soát và không thể che đậy tình hình thực tế, đã đột ngột chấm dứt chính Zero-COVID kéo dài ba năm vào ngày 7 tháng 12 năm 2022 mà không có bất kỳ kế hoạch dự phòng nào. Kể từ đó, Trung Quốc đã phải hứng chịu làn sóng lây nhiễm và tử vong, gây ra tình trạng quá tải ở các bệnh viện và lò hỏa táng.

Ngày 15 tháng 1 vừa qua, Đại sư Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp, đã công bố với thế giới sự thật rằng trong ba năm bùng phát ở Trung Quốc, đại dịch đã cướp đi sinh mạng của 400 triệu người ở Trung Quốc. Ông cũng chỉ ra rằng dịch SARS năm 2003 đã giết chết 200 triệu người Trung Quốc.

Sau tuyên bố gây chấn động của Đại sư Lý về số người chết, ĐCSTQ và các cơ quan ngôn luận của nó đã im lặng một cách bất thường. Có khả năng nhiều đảng viên và các quan chức chính phủ đã bắt đầu nhận ra điều gì đang xảy ra – đại dịch COVID đang nhắm vào các đảng viên và những người hùa theo ĐCSTQ.

Đợt báo ứng thứ nhất, dịch SARS năm 2003

ĐCSTQ khét tiếng với việc vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Trong số các tội ác của nó, cuộc bức hại đối với Pháp Luân Công là lâu dài và tàn bạo nhất, bắt đầu từ khi cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân phát động một chiến dịch trên toàn quốc chống lại Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999. Giang đã thề sẽ tiêu diệt Pháp Luân Công chỉ trong ba tháng. Tuy nhiên, bất chấp sự đàn áp có hệ thống thông qua các thủ đoạn tàn bạo và tuyên truyền phỉ báng, ngay từ đầu, một số quan chức đã không quan tâm đến cuộc bức hại, chỉ một số người cảm thông với cuộc bức hại mà các học viên đã phải chịu đựng.

Trong hoàn cảnh như thế, chế độ Giang Trạch Dân đã dàn dựng vụ tự thiêu trên Quảng trường Thiên An Môn vào chiều hôm giao thừa, tức ngày 23 tháng 1 năm 2001. Trong vòng hai giờ sau khi vụ việc xảy ra, Tân Hoa Xã đã nhanh chóng phát sóng bản tin tiếng Anh ra toàn thế giới, rằng có năm “học viên Pháp Luân Công” đã tự thiêu tại Quảng trường Thiên An Môn. Điều này là chưa từng có tiền lệ bởi sự kiểm duyệt chặt chẽ đối với các phương tiện truyền thông do ĐCSTQ kiểm soát. Mặc dù lời bịa đặt này sớm bị vạch trần và Đài Truyền hình của ĐCSTQ cũng đã chỉnh sửa đoạn video mà họ công bố, nhưng ĐCSTQ đã thành công trong việc khiến dư luận chống lại Pháp Luân Công bằng cách phát sóng tuyên truyền phỉ báng pháp môn này trên các phương tiện truyền thông nhà nước như TV, báo chí và đài phát thanh. ĐCSTQ thậm chí còn đưa một số nội dung tuyên truyền vào sách giáo khoa nhằm đầu độc tâm trí trẻ thơ. Theo đó, nhiều người dân Trung Quốc đã căm ghét các học viên Pháp Luân Công vô tội, những người chỉ muốn sống theo nguyên tắc Chân-Thiện-Nhẫn.

Khi cuộc đàn áp mới bắt đầu, Giang đã ra lệnh “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể [các học viên Pháp Luân Công].” Năm 2002, ông ta lại ra lệnh giết hại các học viên để lấy nội tạng của họ. Vào thời điểm đó, người ta ước tính rằng số học viên Pháp Luân Công lên tới hai, ba triệu người. Rất nhiều học viên đã đến Bắc Kinh để nói sự thật và thỉnh nguyện ôn hòa cho Pháp Luân Công. Trước những “cuộc thẩm vấn bạo lực” của chính quyền, các học viên sau khi bị bắt thường từ chối tiết lộ danh tính cũng như địa chỉ để tránh làm liên lụy đến người thân, đơn vị công tác và hàng xóm. Họ đối đãi với những hiểu lầm, bạo lực và thù hận một cách bình hòa, thậm chí họ còn không quên giúp những cảnh sát đã bức hại họ hiểu ra sự thật, tìm lại thiện niệm. Tuy nhiên, Giang, kẻ ác độc tột cùng, đã ra lệnh đánh số các học viên, đưa họ đến những nơi bí mật để giam giữ họ, biến họ thành nguồn cung tạng chất lượng cao và có thể bị giết bất cứ lúc nào. Sau khi bị phanh phui vào năm 2006, tội ác cưỡng bức thu hoạch nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công đã được các nhà điều tra độc lập gọi là “tội ác chưa từng có trên hành tinh này”.

Ngay sau đó, báo ứng trên diện rộng đã xảy ra. Vào tháng 1 năm 2003, virus SARS siêu lây lan đã được phát hiện tại Bệnh viện Tưởng niệm Tôn Trung Sơn ở tỉnh Quảng Đông – một cơ sở tham gia thu hoạch nội tạng – và lây nhiễm cho 30 y tá và bác sỹ, những người này đã nhanh chóng truyền bệnh sang nhiều khu vực khác. Mặc dù nó là cùng một loại vi-rút với COVID, nhưng ĐCSTQ lại gọi SARS là ‘bệnh phi điển’ (viêm phổi không điển hình) nhằm khiến người ta lầm tưởng đó chỉ là một căn bệnh mới thông thường chứ không phải là một bệnh dịch giết người trên diện rộng. Trên thực tế, ĐCSTQ cũng đã xây dựng các bệnh viện dã chiến để cách ly bệnh nhân SARS vào thời điểm đó, giống như họ đã làm với COVID.

Đợt báo ứng thứ hai, đại dịch COVID-19

Sau khi dịch SARS chấm dứt, tổng bí thư ĐCSTQ Hồ Cẩm Đào (2002 – 2012) tiếp tục công cuộc “duy trì ổn định” thông qua Ủy ban Chính trị và Pháp luật (PLAC). Theo đó, cuộc bức hại Pháp Luân Công vẫn tiếp tục diễn ra, và nạn thu hoạch nội tạng sống cũng vậy. Nhiều người Trung Quốc đã chọn cách thờ ơ, lạnh lùng trước cuộc bức hại Pháp Luân Công, theo Giang Trạch Dân ‘lẳng lặng làm giàu’, nạn tham nhũng tràn lan, đạo đức xã hội băng hoại nghiêm trọng.

Chu Vĩnh Khang (Bộ trưởng Bộ Công an 2002 – 2007 và Bí thư Đảng ủy PLAC Trung ương 2007 – 2012) và Bạc Hy Lai (Tỉnh trưởng Liêu Ninh, Bộ trưởng Bộ Thương mại và Bí thư Thành ủy Trùng Khánh) là hai thủ phạm chính của cuộc bức hại và tham gia vào nạn thu hoạch nội tạng. Sau đó, cả Chu và Bạc đều bị hạ bệ vào năm 2013 vì tội lạm quyền và tham nhũng.

Từ cuối năm 2019 đến đầu năm 2020, một làn sóng vi-rút corona mới bùng phát dẫn đến việc phong tỏa Vũ Hán vào ngày 23 tháng 1 năm 2020 (hai ngày trước Tết cổ truyền). Loại vi-rút này thuộc cùng họ với vi-rút SARS năm 2003, nhưng ĐCSTQ – lúc này đã có tầm ảnh hưởng lớn hơn trên trường thế giới – đã thuyết phục được WHO đặt tên cho vi-rút là COVID-19 (bệnh do vi-rút corona vào năm 2019). Tuy nhiên, thuật ngữ “COVID-19” đã tiết lộ phần nào sự thật – đại dịch bùng phát vào năm 2019 chứ không phải vào ngày 23 tháng 1 năm 2020, khi ĐCSTQ phong tỏa Vũ Hán.

Tục ngữ có câu “Vô xảo bất thành thư” (không trùng hợp không thành văn), ngoảnh đầu nhìn lại mới thấy không có gì là ngẫu nhiên. Đối với những người có tư tưởng rộng mở, khi nhìn lại các mốc thời gian trên, họ có thể phát hiện ra rằng: 1) Đợt bùng phát SARS năm 2003 có thể là hậu quả của tuyên truyền thù hận về vụ tự thiêu giả tại Quảng trường Thiên An Môn năm 2001 và việc Giang Trạch Dân ra lệnh giết hại các học viên để lấy nội tạng của họ vào năm 2002; 2) Vì ĐCSTQ đã không rút ra bài học từ dịch SARS năm 2003, hoặc không thay đổi bản chất tà ác của nó, đại dịch COVID rất có thể đã đến để trừng phạt ĐCSTQ bởi bản tính giả, ác, đấu của nó.

Ôn dịch có mắt

Xuyên suốt các nền văn hóa, người ta tin rằng ôn dịch có mắt và chúng nhắm vào một số nhóm người nhất định chứ không tấn công con người một cách ngẫu nhiên. Trong cuộc đàn áp tôn giáo đối với những người theo đạo Cơ đốc thời La Mã cổ đại, nhiều đợt bệnh dịch đã bùng phát, chỉ riêng bệnh dịch hạch Antonine (165 – 180) đã giết chết 10% dân số thời bấy giờ. Tuy nhiên, một số Cơ đốc nhân sau khi chăm sóc các bệnh nhân, xử lý các thi thể nhiễm bệnh, thậm chí ôm xác người thân bởi quá đau buồn muốn qua đời cùng họ, vẫn bình an vô sự.

Tình huống tương tự cũng xảy ra vào cuối thời nhà Minh. Mặc dù ôn dịch lên đến đỉnh điểm vào năm 1643, một năm trước khi vương triều kết thúc, và giết chết 20% – 25% dân số quanh kinh thành, nhưng căn bệnh này dường như chỉ tấn công quân đội nhà Minh mà không tấn công quân Thanh và những người lính của tướng Ngô Tam Quế đầu hàng.

Gần đây, khi dịch bệnh bùng phát, ĐCSTQ đã cố tình mở cửa biên giới vào tháng 12 năm 2022 để người Trung Quốc nhiễm bệnh mang dịch bệnh ra khắp thế giới. Nhưng ý đồ đó đã thất bại. Chẳng hạn, Sân bay Milan Malpensa ở Ý bắt đầu kiểm tra xét nghiệm hành khách đến từ Trung Quốc từ ngày 26 tháng 12. Kết quả cho thấy gần một nửa số hành khách Trung Quốc bị dương tính, nhưng họ không gây ra tình trạng lây nhiễm gia tăng ở Ý. Hầu hết các quốc gia không cấm khách du lịch từ Trung Quốc, nhưng họ không bị ảnh hưởng bởi làn sóng mới nhất ở Trung Quốc. Trong khi hầu hết mọi người ở Trung Quốc đều bị nhiễm bệnh sau khi chính sách Zero-Covid bị bãi bỏ, nhưng không có quốc gia nào khác gặp phải tình huống tương tự.

Ôn dịch có mắt, và trong lịch sử Trung Quốc, ôn dịch thường đến trước khi thay đổi triều đại, ví dụ như vào những năm cuối của nhà Đông Hán, cuối triều đại nhà Nguyên, cuối triều đại nhà Minh và cuối triều đại nhà Thanh đều bùng phát đại ôn dịch. Trong đại dịch lần này, Thần ôn dịch chỉ nhằm vào ĐCSTQ. Từ khi lên nắm quyền vào năm 1949, ĐCSTQ đã giết vô số người dân và gây ra vô số thảm kịch. Không chỉ vậy, nó còn tích cực thúc đẩy chương trình nghị sự cộng sản trên toàn cầu bằng cách tận dụng sức mạnh kinh tế của nó. Khi ĐCSTQ đang dần bị lịch sử đào thải, điều quan trọng đối với những người theo chế độ này là nhanh chóng cắt đứt quan hệ với nó, và làm tam thoái là cách đơn giản nhất, chỉ trong vài phút có thể thay đổi số phận, tránh bị chôn vùi cùng ĐCSTQ.

Bài báo này được viết vào ngày 23 tháng 1 năm 2023, kỷ niệm 22 năm Vụ tự thiêu giả trên Quảng trường Thiên An Môn và kỷ niệm 3 năm phong tỏa Vũ Hán do COVID-19.

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/1/23/456016.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/1/24/206977.html

Đăng ngày 27-01-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share