Bài viết của Hàn Sơn, một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 12-10-2023] Trong các kinh văn gần đây, Sư phụ Lý, nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp, đã nhắc đến tâm oán hận ở một số học viên. Quả thực, tôi đã thấy ví dụ về những học viên vì chấp trước này mà trượt xuống hoặc đi sang phía tà ngộ.

Có một học viên sau khi thụ án trong trại lao động cưỡng bức đã nói, đại ý là: “Tôi không nên tu luyện theo cách này.” Mặc dù anh ấy không trực tiếp nói lời oán trách Sư phụ nhưng lại ngụ ý rằng Sư phụ đã không bảo hộ mình và để anh ấy chịu thống khổ.

Sư phụ đã giảng:

“[các Đại Giác Giả] cho rằng chịu khổ càng nhiều càng tốt, trả nợ nhanh hơn; họ thực sự nghĩ như thế. Có người không ngộ, cầu Phật không được, liền bắt đầu oán Phật: ‘Tại sao Ngài không giúp con? Hàng ngày [con] đốt hương dập đầu lạy Ngài [cơ mà].’ Có người vì điều này mà quăng cả tượng Phật, từ đó [lăng] mạ Phật. Vì họ [lăng] mạ, tâm tính của họ cũng rớt xuống, công cũng mất. Họ hiểu rằng mất cả rồi, nên càng hận Phật; họ tưởng rằng Phật [làm] hại họ. Họ dùng cái lý của người thường mà đo tâm tính của Phật; làm sao có thể đo được? Họ dùng tiêu chuẩn người thường mà xét sự việc trên cao tầng; làm sao có thể thế được? Do đó thường hay xuất hiện vấn đề như vậy: coi những khổ [nạn] trong cuộc đời là bất công đối với mình; có nhiều người suy sụp mà rớt xuống.” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)

Tôi cho rằng, khi chúng ta gặp bất kỳ điều gì, cũng không cần quản đó có phải do cựu thế lực an bài hay không, điều chúng ta cần làm là bảo trì chính niệm của bản thân. Kỳ thực, chúng ta đang tu luyện trong mê và căn bản là không cách nào nhìn rõ chân tướng của sự việc. Tuy nhiên, chúng ta nhất định phải có niềm tin vào Sư phụ, Sư phụ chỉ luôn làm điều tốt cho chúng ta. Đôi khi có thể với một số sự việc, nhất thời chúng ta không thể hiểu rõ hoặc lý giải được sự an bài của Sư tôn, nhưng niềm tin của chúng ta vào Sư phụ và Đại Pháp tuyệt đối không thể dao động. Chỉ bằng cách học Pháp nhiều hơn chúng ta mới có thể lý giải được nhiều Pháp lý hơn và đề cao lên. Có lẽ, thuận theo thời gian, chúng ta sẽ hiểu được căn nguyên của sự việc.

Nhìn lại bản thân, tôi đã từng cho rằng mình không có tâm oán hận. Nhưng một sự việc xảy ra gần đây đã khiến tôi thay đổi suy nghĩ đó. Ở trường nơi tôi làm việc, vì nhân lực có hạn nên lãnh đạo đã sắp xếp cho tôi đảm nhận những công việc không liên quan đến giảng dạy, trong khi việc đó người khác cũng có thể làm được. Tôi nghĩ người tu luyện không nên tranh đấu với người ta, cần có phong thái cao thượng, tùy kỳ tự nhiên. Tuy nhiên, tâm tôi vẫn luôn nghĩ đến việc chuyển sang bộ phận khác hoặc tìm một công việc mới. Đây chẳng phải là tâm oán hận sao? Đây chẳng phải là tâm tật đố sao?

Còn có một sự việc, các học sinh năm nay rất lạnh nhạt với tôi, mặc dù tôi đã dành rất nhiều thời gian và công sức để dạy bảo các em. Trước đây, học sinh đối với tôi luôn ân cần và thường vây quanh tôi để hỏi rất nhiều vấn đề. Hiện giờ khi điều đó không còn như vậy nữa, tôi đã thất vọng. Tôi nhận ra rằng bản thân đã tìm cách để lấy lòng học sinh. Khi những nỗ lực của mình không được báo đáp, tôi liền sinh tâm oán hận. Nguyên nhân gốc rễ của tâm oán hận này là chấp trước vào cái tình của con người.

Vậy nên, khi Sư phụ công bố các kinh văn mới, chắc hẳn là có rất nhiều học viên, trong đó có tôi, ôm giữ những chấp trước như vậy. Tất cả chúng ta cần nắm bắt cơ hội này, chủ động hướng nội và tận dụng tốt mọi tình huống phát sinh để tu bỏ tâm oán hận, đề cao lên, không phụ ơn cứu độ của Sư phụ.

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/10/12/466994.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/11/8/212817.html

Đăng ngày 16-11-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share