Bài viết của Vân Thượng Mỹ, một học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 25-09-2023] Gần đây, một học viên địa phương đã bị bắt giữ vì nói chuyện trực tiếp với người dân về Pháp Luân Đại Pháp. Khi con trai bà đến đồn công an để yêu cầu trả tự do cho bà, cảnh sát đã tống tiền anh 300.000 Nhân dân tệ và từ chối cung cấp biên lai.

Sự việc này nhắc tôi nhớ rằng tất cả chúng ta đều biết chính quyền cộng sản đang cạn kiệt tài chính và một vài viên chức chính quyền không được trả lương đúng hạn. ĐCSTQ (Đảng Cộng sản Trung Quốc) đang cố gắng dùng hết biện pháp để kiếm thêm tiền. Trong toàn bộ những năm vừa qua, các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã trở thành đối tượng chủ yếu của họ để tống tiền. Nếu chúng ta tiếp tục cho phép họ làm như vậy, kỳ thực chúng ta đang đẩy họ ra xa và không cứu họ được nữa.

Một nhân tố then chốt là những thân nhân trong gia đình của chúng ta – trong hầu hết các trường hợp, cảnh sát yêu cầu thân nhân chúng ta ký tên vào hồ sơ vụ án mà trên đó khép tội chúng ta là “lợi dụng tổ chức tà giáo để phá hoại việc thực thi pháp luật”. Cái cớ này đã được ĐCSTQ sử dụng trong nhiều năm để kết án và bỏ tù chúng ta.

Nếu thân nhân chúng ta không tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, họ có thể cho rằng không có vấn đề gì khi ký tên hoặc nói rằng chúng ta đã vi phạm pháp luật khi tu luyện Đại Pháp. Nhưng là người tu luyện, chúng ta biết mức độ nghiêm trọng của việc ký tên vào những biên bản này. Nếu họ thực sự ký tên vào đó, nó không chỉ thừa nhận sự bức hại đối với chúng ta mà còn khiến họ trở thành đồng phạm. Tôi luôn đau lòng khi nhìn thấy thân nhân của các học viên ký tên vào những biên bản này để đổi lấy sự tự do cho người nhà của mình. Một vài học viên thậm chí còn hợp tác với cảnh sát và tự mình ký vào hồ sơ vụ án hoặc danh sách vật phẩm bị tịch thu.

Hầu hết các học viên đều có các sách Pháp Luân Đại Pháp và những bức ảnh của Sư phụ ở nhà. Nếu cảnh sát lục soát nhà chúng ta, họ thường sẽ lấy đi mọi thứ liên quan đến Đại Pháp. Dù là chúng ta hay một thân nhân trong gia đình ký tên vào danh sách vật phẩm bị tịch thu, thì chúng ta đã thừa nhận cuộc bức hại này và để lại một vết nhơ trên con đường tu luyện của mình. Chúng ta nên coi trọng vấn đề này vì nó xảy ra phổ biến trong cuộc bức hại.

Gia đình chúng ta là có quan hệ nhân duyên sâu sắc với chúng ta. Chúng ta nên giúp họ nhìn thấy vẻ đẹp của Đại Pháp. Nếu họ hiểu chân tướng một cách thấu đáo, họ sẽ không đứng về phía chính quyền cộng sản hoặc thỏa hiệp với nó.

Trong một ví dụ, sau khi một học viên bị bắt, cảnh sát đã gọi điện cho con trai bà và cố gắng moi tiền từ anh ấy. Người con đã cương quyết từ chối. Thay vào đó, anh đứng bên ngoài đồn công an và yêu cầu họ thả mẹ của mình. Rốt cuộc, cảnh sát đã thả học viên ấy mà không lấy được bất kỳ thứ gì từ họ.

Trong một ví dụ khác, cảnh sát đã cố gắng cưỡng ép gia đình học viên kia chi trả phí điều trị y tế cho bà ấy, vì học viên kia bất tỉnh trong bệnh viện khi đang kiểm tra thể chất trước khi bị đưa vào trại tạm giam. Gia đình bà từ chối chi trả cho họ bất kỳ thứ gì. Họ nói học viên này hoàn toàn mạnh khỏe trong thời gian bị bắt giữ và nếu có chuyện gì xảy ra với bà ấy, họ sẽ kiện cảnh sát. Không muốn gánh chịu trách nhiệm cho hậu quả về sau, cảnh sát đã đưa học viên ấy trở về nhà.

Chúng ta cần phải hiểu rằng trên thực tế, chúng ta đang bảo vệ gia đình mình khi ngăn cản họ hợp tác với cảnh sát. Khi bức hại diễn ra, tốt nhất là chúng ta nên tự mình đối mặt với cảnh sát thay vì để thân nhân chúng ta chủ động làm vậy. Rốt cuộc thì cuộc bức hại là nhắm vào chúng ta, không phải gia đình chúng ta. Nếu trong sự việc này mà một học viên bị bắt giam, thì họ sẽ cần sự trợ giúp của gia đình để thuê một luật sư hoặc yêu cầu trả tự do cho họ. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào việc chúng ta giảng chân tướng cho gia đình tốt đến đâu.

Sư phụ dạy chúng ta:

“Do vậy chư vị gặp phải ma nạn thì đó chính là cơ hội để chư vị đề cao; nếu chư vị có thể hướng bên trong mà tìm, thì đó chính là chư vị đang vượt qua cửa khó, cơ hội tiến nhập sang trạng thái mới.” (“Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2008”, Giảng Pháp tại các nơi VIII)

Chúng ta cần phải coi trọng việc tu luyện của bản thân và sự cứu rỗi của chúng sinh.

Ghi chú của Ban Biên tập: Bài viết này chỉ thể hiện nhận thức cá nhân của tác giả ở trạng thái tu luyện hiện tại, chia sẻ cùng các đồng tu để chúng ta “Tỉ học tỉ tu.” (Thực Tu, Hồng Ngâm)

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/9/25/465646.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/10/14/212479.html

Đăng ngày 08-11-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share