Bài viết của một đệ tử Đại Pháp ở ngoài Trung Quốc Đại Lục
[MINH HUỆ 05-09-2023] Sau khi đọc bài “Tâng bốc và tự tâm sinh ma” của Ban Biên tập Minh Huệ, tôi cảm thấy những biểu hiện được đề cập trong bài viết khá tương đồng với những gì tôi đã quan sát được. Một số đồng tu quả thực là như vậy, dường như khi nói chuyện họ không thể không khoe khoang hay tâng bốc. Khi đọc lại, tôi cảm thấy mình cũng nằm trong số đó, tôi cũng là người “thêm dầu vào lửa.”
Tâng bốc người khác
Trong bài viết có đề cập đến việc “tâng bốc người khác”, tôi nghĩ việc này không liên quan gì đến mình vì tôi cho rằng mình là người luôn thành thật. Khi hướng nội sâu hơn, tôi nhận ra rằng mình đã dưỡng thành thói quen tâng bốc, ca ngợi người khác đến mức bản thân không nhận ra. Thực ra, tôi thường làm vậy để lấy lòng người khác, để mong có một mối quan hệ tốt hơn.
Sau khi các đồng tu chia sẻ kinh nghiệm, tôi thường khen ngợi họ, mặc dù quả thực tôi nghĩ rằng đó là những chia sẻ có ích, nhưng không nên hình thành thói quen tùy tiện tán dương để làm hài lòng người khác. Nếu biết nghĩ cho người khác, chỉ cần từ những chia sẻ đó có được thể ngộ là được, không cần tán dương họ. Từ trong Pháp, chúng ta biết rằng mọi lời khen ngợi đều là khảo nghiệm, vậy tại sao lại tạo thêm khảo nghiệm cho người khác? Tâng bốc không phải vì muốn tốt cho người khác, mà là vì bản thân, muốn tận dụng cơ hội để lấy lòng người khác, điều này cũng được đề cập đến trong bài viết: “Có người vì để lôi kéo cảm tình mà tâng bốc người khác.” Hơn nữa, việc “lôi kéo cảm tình” này rất nhiều lúc đều là vô thức, loại tâm nịnh hót thâm căn cố đế này đã trở thành tự nhiên rồi.
Ngoài ra, khi trò chuyện với các đồng tu mà tôi có mối quan hệ tốt, tôi thường phụ họa với những điều họ nói, những điều không phù hợp với Pháp tôi cũng ngại không dám chỉ ra. Kỳ thực đây chính là đặt cái tình của người thường ở trên Đại Pháp. Mặc dù tôi không nói ra bất kỳ lời khen hay tán dương cụ thể nào nhưng điều đó vẫn có tác dụng tương tự như lời nịnh nọt.
Do ảnh hưởng từ người lớn trong nhà nên từ nhỏ tôi đã không thích những người xu nịnh, bởi vì người lớn trong nhà tôi đều không thích những gì không ngay chính. Nhưng trong thùng thuốc nhuộm lớn của xã hội, tôi đã dần dần học thói tâng bốc, đã trở thành chính loại người mà tôi không thích.
Tôi phát hiện ra rằng tâng bốc người khác có rất nhiều hình thức, trực tiếp và gián tiếp, không nhất thiết phải là lời nói cụ thể. Thuận theo sự xuống dốc của đạo đức xã hội, nhiều người đã quen với việc khen ngợi, khoe khoang khi nói chuyện.
Trong những năm 1960 và 1970, mọi người thường nói chuyện với nhau bằng tâm thái rất nghiêm túc, “chất phác” và “thiết thực” là những nhận xét rất đúng về con người thời đó. Ở biểu hiện bề ngoài, họ làm mọi thứ đều nghiêm túc và thiết thực, không múa mép khua môi, không nịnh nọt người khác, đây là những phẩm chất đạo đức rất được coi trọng ở thời đại đó. Nhiều thập kỷ sau, “chất phác” không còn là một từ dùng để khen ngợi nữa mà là thay vào đó lại có nghĩa là “ngốc nghếch” và “vô dụng”. Mọi người cho rằng những người “làm được việc” mới là giỏi. Rất nhiều thói xấu cũng đã âm thầm tiến nhập vào môi trường tu luyện, khiến trung thực không còn là xu hướng chủ đạo trong môi trường tu luyện. Một số đồng tu thậm chí còn sử dụng tiếng lóng của Trung Quốc đại lục, ví dụ như “mỹ nữ”, “thân yêu”. Kỳ thực những từ ngữ này chẳng phải đều là những lời tâng bốc lộ liễu sao? Phía sau có thể còn mang theo những nhân tốt bất hảo. Nhưng sau khi đã thành thói quen thì không cảm thấy có vấn đề gì nữa, không còn dùng Pháp để đo lường nữa.
Những người giống như tôi, trước đây không bao giờ nói những lời tán dương thô thiển, sau này một cách vô thức đã gia nhập vào trào lưu của những người tâng bốc. Trong khi giao lưu với các đồng tu, tôi không thể kiềm chế, phải khen ngợi điều gì đó: “Thể ngộ của chị đã khiến tôi thức tỉnh,” “con gái của chị thật tuyệt vời”, “nhà của chị trang trí đẹp quá.” Dường như nếu không khen sẽ làm mất lòng người khác. Mục đích sâu xa của việc tâng bốc người khác là vì bản thân mình và để thể hiện bản thân là một người thân thiện. Những lời nói dễ nghe được thốt ra một cách vô thức, những câu nói phô trương, không phù hợp với “Chân”. Những lời nói đó mục đích là vị tư, không phải vì người khác, cũng không phù hợp với “Thiện”, cũng không phù hợp với “Nhẫn”. [Ghi chú của Ban Biên tập: Những sự khẳng định và khích lệ có thiện ý và thuần chính, phía sau không có mục đích tư lợi hay tình của người thường, đều không giống như những lời tâng bốc. Những lời tâng bốc bề ngoài nghe có vẻ thuận tai nhưng thực ra chúng mang tính lăng mạ và có hại]
Khoa trương bản thân
Bài viết của Ban Biên tập cũng đề cập đến tâm thích “khoa trương bản thân.” Khi nói chuyện, trong lời nói của tôi thường mang theo những nhân tố khoe khoang một cách vô thức. Ví dụ khi làm được điều gì đó, tôi sẽ không thể không nói với người khác, cảm giác cũng không có mục đích gì, nhưng vì sao phải nói với người khác? Có rất nhiều việc không cần người khác biết, ẩn giấu bên trong chính là sự khoa trương bản thân, bạn hãy xem, tôi đã làm được chuyện này chuyện kia, phía sau chính là tâm hiển thị, chứng thực bản thân. Muốn người khác biết mình rất bận, không rảnh rỗi, thậm chí ẩn giấu sự so sánh mình đã làm được gì, người khác làm được gì, truy cầu địa vị cao, xem ai tham gia những hạng mục có giá trị hơn, liền cảm thấy thỏa mãn hơn, tất nhiên, vẫn có những đồng tu khi chia sẻ thì mục đích đơn thuần là chia sẻ tu luyện, không có nhân tâm, đó là việc khác.
Thích được tâng bốc
Một đồng tu đã từng chỉ ra rằng khi tôi phàn nàn về người khác, nguyên nhân gốc rễ là họ đã không khen ngợi tôi. Tôi nghĩ câu nói này đã đánh thẳng vào tâm chấp trước của tôi, khi tôi phàn nàn về người khác, thông thường là do họ không đối xử tốt với tôi, không coi trọng tôi, kỳ thực chính là họ đã không làm theo mong muốn và sở thích của tôi. Vậy thì mong muốn của tôi là gì? Chính là được tâng bốc.
Tôi cảm nhận được rằng việc thích được khen đã trở thành thâm căn cố đế. Trước đây khi người khác khen tôi, tôi cảm thấy đã quá quen với việc đó, tôi cho rằng những lời họ khen tôi đều rất có lý, những người khen tôi đều có con mắt tinh đời. Khi có người nói tôi rất chính nghĩa, tôi đều đồng ý và không có chút hoài nghi nào, kỳ thực đều là đang cố gắng chứng thực bản thân, vừa thông minh, vừa chính trực, nói chung chỗ nào cũng tốt, nghĩ lại thật vô cùng đáng cười, đã lừa dối chính mình đến mất mất phương hướng.
Tôi nghĩ sự tâng bốc xuất phát từ thực tế là hầu hết mọi người đều thích được khen ngợi, và nguyên nhân gốc rễ là chứng thực bản thân. Có người khen mình tốt thì thực sự sư mở cờ trong bụng, cảm thấy người kia có lý và hiểu mình; ai nói mình không tốt liền phàn nàn về người đó, thậm chí oán hận người đó. Cá nhân tôi cho rằng tâm chứng thực bản thân đã tạo thị trường cho sự tâng bốc và khoe khoang. Có người trong nhà tôi từ trước tới giờ không bao giờ xu nịnh người khác, vì thẳng thắn chỉ ra vấn đề của cấp trên nên đã đắc tội với cấp trên. Bà ấy không thích những người xu nịnh lãnh đạo, nhưng đối với những người khen ngợi bà ấy là chính trực, bà ấy nhớ mãi không quên, còn nếu có người chỉ ra khuyết điểm, bà ấy cũng sẽ không thích nghe. Chính là để nói rằng, con người ta thực sự thích được tâng bốc, cho dù là những người chính trực.
Hại người hại mình
Từ trong Pháp, tôi minh bạch được rằng tâng bốc người khác là điều vô cùng có hại.
Sư phụ giảng:
“Người này cũng chẳng phục những khí công sư chân truyền, và tai họ rót đầy những lời khen tụng của người ta về những bản sự của họ. Nếu ai nói họ không tốt, họ sẽ không vừa ý; tâm danh lợi đã xuất hiện hoàn toàn; họ tưởng rằng mình cao minh hơn những người khác, mình thật xuất sắc.” (Bài giảng thứ ba, Chuyển Pháp Luân)
“Đột nhiên một hôm, chư vị thấy một vị Đại Thần Tiên vừa cao vừa lớn đến. Đại Thần Tiên này khen chư vị hai câu, rồi dạy chư vị vài thứ; nếu chư vị cũng nhận, thì công của chư vị đã bị loạn mất rồi.” (Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân)
“Mọi người nhất định phải nhớ lấy điểm này. Con ma ấy cũng khen tụng chư vị, nói chư vị thật cao biết mấy, nói chư vị là Đại Phật cao biết mấy, [là] Đại Đạo cao biết mấy, thấy rằng chư vị thật xuất sắc; đó toàn là giả. [Là] người tu luyện lên cao tầng một cách chân chính, các chủng tâm của chư vị đều phải vứt bỏ; khi gặp vấn đề này, mọi người nhất định phải cảnh giác!” (Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân)
Tôi cảm thấy rằng người tu luyện nhất định phải có trí huệ, trong tâm luôn bài xích những lời tán dương, chứ không được cảm thấy những lời này có đạo lý. Thật ngốc nghếch khi thừa nhận những lời tâng bốc, chính là đang lừa dối chính mình. Chúng ta phải nhận thức rõ ràng rằng những lời khen có thể lập tức hủy hại một cá nhân. Khi nghe theo, tin theo, thì nó sẽ được thổi phồng lên, như vậy người đó thật ngốc nghếch, đã gặp nguy hiểm rồi. Nếu tiếp tục đi theo con đường đó thì chỉ có thể là tự hủy hoại bản thân. Giống như thổi một quả bóng, càng thổi nó càng lúc càng nở ra, lớp vỏ của quả bóng ngày càng mỏng hơn và cuối cùng sẽ nổ tung.
Ngoài tâm chấp trước thích được khen ngợi, chúng ta không nên có tâm tự mãn. Hãy coi bản thân như một hạt bụi trong vũ trụ, nhỏ bé, tầm thường (có khi cũng không bằng một hạt bụi). Chúng ta phải thật khiêm tốn, tu bỏ cái tôi của bản thân và đồng hóa với Pháp, đó mới là lựa chọn sáng suốt và an toàn nhất của một sinh mệnh. Chúng ta sẽ không bị cựu thế lực dùi vào và bức hại, trước đây đã có quá nhiều ví dụ về việc bị cựu thế lực bức hại sau khi trở nên kiêu ngạo.
Bài viết của Ban Biên tập Minh Huệ có đề cập rằng “Trong văn hóa Thần truyền, chữ 誇 (khoa – khoa trương) được cấu thành bởi bộ 言 (ngôn – lời nói), 大 (đại – to lớn), và 亏 (khuy – thiệt thòi).” Lý giải của tôi là khi khen ngợi người khác chính là nói quá lời, từ đó sẽ phải chịu thiệt thòi, người khen và người được nhận lời khen đều sẽ chịu thiệt thòi. Người nghe vì tiếp nhận lời khen mà bị thổi phồng lên, tâm tính bị rớt xuống, đã bị lời khen ngợi hại rồi; còn người khen ngợi mang theo mục đích vị tư mà khen người khác, khiến người khác cao hứng để chiếm được một chút hảo cảm, kết quả đã hại người, tạo nghiệp, ngược lại cũng đã hại bản thân. Vì vậy cả hai đều tổn hại. Như vậy, người có trí huệ sẽ không nói lời khen ngợi cũng như không nghe lời khen ngợi của người khác, như vậy mới không bị tổn hại. Xem ra, làm một người chất phác mới là ít chịu thiệt thòi nhất.
Tôi lý giải rằng, để cản trở con người tu luyện, cựu thế lực đã an bài văn hóa đảng, văn hóa ma quỷ, chủ nghĩa vô thần, v.v. và sử dụng những điều đi ngược với văn hóa truyền thống này để tẩy não nhân loại. Người mà tâm trí chứa đầy những thứ này sẽ khó tu luyện. Con người hiện đại đã quá xa rời tiêu chuẩn của một người chất phác, huống hồ là tiêu chuẩn của Thần. Những người đi chệch khỏi truyền thống thường cho rằng bản thân mình là người thông minh, có bản sự, cho rằng mình đang đắc lợi chứ không phải chịu thiệt. Nhưng trên thực tế họ mới là người chịu thiệt thòi mà không hề hay biết. Khen ngợi người khác sẽ mang lại cho bản thân sự ưu ái nào đó, nhưng nó sẽ gây tổn hại cho người khác và chính mình, bản thân mình mới là người sẽ phải chịu nhiều tổn thất. Chẳng phải khoe khoang bản thân chỉ đang tăng thêm cơ hội được khen ngợi và thổi phồng bản thân sao? Những suy nghĩ này đều thật ngốc nghếch.
Quân tử chi giao
Bài viết của Ban Biên tập Minh Huệ cũng đề cập đến câu “Quân tử chi giao đạm như thủy” (Quân tử kết giao nhạt như nước). Tôi lý giải rằng, quân tử kết giao vô cùng thanh đạm, thản nhiên, không có những nhân tâm mạnh mẽ muốn thông qua quan hệ cá nhân mà thỏa mãn cái tình và danh của cá nhân. Kỳ thực khoa trương bản thân và tâng bốc, khi khen ngợi đối phương, đồng thời cũng hy vọng được đối phương khen lại, chẳng phải là dùng những lời dễ nghe để nuôi dưỡng nhân tâm của nhau sao?
Một số đồng tu quả thực đối xử với mọi người bằng tâm thái thản nhiên, khi làm việc rất phối hợp về mọi phương diện, không lơ là chút nào, ngoài ra cũng không tâng bốc hay khoe khoang bản thân, rất ít khi tán gẫu, khi nói chuyện đều đơn giản thẳng thắn, kiền tịnh rành mạch, rất phù hợp với tiêu chuẩn về phương diện tu khẩu và tu tâm của người tu luyện.
Ví dụ, có một đồng tu là người phối hợp rất tốt trong công việc nhưng không hề có tâm muốn thể hiện bản thân. Mọi giao tiếp đều liên quan đến công việc. Trước đây, khi tôi gửi lời nhắn chúc mừng vào kỳ nghỉ và các tin nhắn khác, những tin nhắn xây dựng mối quan hệ nhưng đồng tu đó đều bỏ qua. Người đó làm việc tận tâm và tỉ mỉ, đồng thời đối xử với người khác bằng sự khiêm tốn và kiên nhẫn. Sau khi đối chiếu cẩn thận, tối thấy điều này rất phù hợp với nguyên tắc Chân-Thiện-Nhẫn, không nói nhiều và không tạo thêm rắc rối cho bản thân cũng như mọi người xung quanh. Cũng giống như những con người hiền hậu và chất phác của thời đại trước.
Lời kết
Tôi cảm thấy môi trường tu luyện của chúng ta phải là một miền tịnh thổ, nếu như không vì mục đích tu luyện hồi thiên, chúng ta sẽ không tập hợp cùng nhau như vậy, chúng ta tập hợp không phải vì để tạo thị trường cho nhân tâm. Tốt nhất chúng ta nên nói chuyện một cách thiết thực, không thêm vào những yếu tố “gia vị” kích thích nhân tâm. Mỗi câu tâng bốc và khoa trương đều là đang “thêm dầu vào lửa” khiến môi trường bị hạ thấp, mỗi người đều phải có trách nhiệm với những việc mình làm. Như Ban Biên tập đã viết: ”
hành trở về thiên thượng thì chúng ta sẽ không ở cùng nhau trong xã hội người thường, chúng ta không cùng nhau tạo nên một niềm tịnh thổ trong chốn trần tục. Tốt nhất chúng ta nên nói lời chân thật và không thêm “gia vị” kích thích vào lời nói của mình. Mỗi lời khen ngợi, lời nói khoác lác đều đổ thêm dầu vào môi trường tu luyện và hạ thấp tiêu chuẩn của trường tu luyện xuống. Như vậy mỗi chúng ta phải chịu trách nhiệm về việc mình làm. Như bài luận đã viết: “Khi đối diện với thẩm phán tối hậu, mỗi cá nhân đều phải chịu trách nhiệm về ngôn hành của bản thân.”
Cá nhân tôi nghĩ rằng những bài viết gần đây do Ban Biên tập Minh Huệ đăng tải có thể là đối ứng với việc Chính Pháp đang thanh lý một số nhân tố nhân tâm bất hảo ở các không gian khác, các đồng tu cũng có thể tận dụng cơ hội này để thanh lý những nhân tâm có liên quan.
Trên đây là những thể ngộ ở cá nhân của tôi, nếu có điều gì không phù hợp, xin các đồng tu từ bi chỉ rõ.
Ghi chú của Ban Biên tập: Bài viết chỉ là thể ngộ tại tầng thứ hiện tại của tác giả, chia sẻ với các đồng tu để chúng ta cùng nhau “ tỷ học tỷ tu ”.(“Thực Tu ”, Hồng Ngâm)
Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/9/5/464948.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/9/11/211272.html
Đăng ngày 10-11-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.