Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở bên ngoài Trung Quốc

[MINH HUỆ 09-09-2023] Những Kinh văn gần đây của Sư phụ đã gợi nhớ tôi về một bài giảng khác, trong đó Sư phụ giảng rằng:

“Chúng tôi chính là để một số đệ tử nào tu chưa tinh tấn có thể thấy được thiếu sót của mình, để những ai chỉ lẫn vào theo nay được biểu hiện ra, để những thứ biến tướng phá hoại được hiển lộ ra, để những đệ tử chân tu viên mãn.” (“Phơi bày rõ”, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Thể ngộ cá nhân của tôi là mặc dù hai Kinh văn này chủ yếu nói về những người vẫn đang trong trạng thái tu luyện tồi tệ trong thời gian dài và sẽ phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng vì những gì họ làm, đây còn là một cơ hội để mỗi học viên chúng ta phải hướng nội.

Một trong những điều nảy ra trong đầu tôi là lý do vì sao có người lại từng bước mà trượt xuống con đường tà ngộ. Chúng ta nên suy xét xem liệu bản thân có đang từng chút một đi hướng về đó hay không.

Một con đường đi sang ma đạo được nhắc đến trong Kinh văn là tâm “oán hận”. Trong các hạng mục chứng thực Đại Pháp, bất đồng quan điểm có lẽ là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến mâu thuẫn giữa các học viên. Những cuộc tranh luận có thể trở nên gay gắt, bộc lộ ra các chấp trước vào tâm tranh đấu và chứng thực bản thân của những học viên đó. Rốt cuộc, các học viên có liên quan có thể đã từ bỏ hoặc bị khai trừ ra khỏi hạng mục và mâu thuẫn dường như không thể giải quyết được. Với những người trong cuộc thì thật khó để hướng nội tìm và giải quyết mâu thuẫn ấy. Khi nhiều học viên ở trong những tình huống đó tụ tập cùng nhau để nói về những trải nghiệm của họ, thật dễ dàng để tâm oán hận của họ bành trướng và những cuộc bàn luận về mâu thuẫn ấy có thể càng khiến họ khó hướng nội hơn. Những học viên táo bạo có thể nói điều ngớ ngẩn và những ai dè dặt có thể phụ họa theo.

Những người chịu trách nhiệm cho các hạng mục lớn bên ngoài Trung Quốc là được Sư phụ chỉ định và trực tiếp chỉ đạo công việc. Tâm oán hận đối với hạng mục, nếu để nó phát triển, thì kỳ thực chính là oán hận đối với Sư phụ. Nếu một người cảm thấy mình đã làm một số hạng mục nhất định qua nhiều năm và vì vậy nên được cấp cho một chức vụ nhất định bên trong hạng mục ấy, hoặc được thưởng từ hạng mục, thì người này chính là đang tự đặt mình lên cao và đòi hỏi phần thưởng từ Đại Pháp.

Gần đây, tôi đã nghe nhiều học viên nói chuyện trong những cuộc mâu thuẫn và cảm thấy thật khó để họ có thể hướng nội tìm. Trên bề mặt, thật dễ dàng để nói người khác đúng và bạn sai. Thế nhưng, họ thậm chí còn hình thành cách phân tích tình huống để chứng minh người khác sai như thế nào. Thật khó để hướng nội tìm. Đối với người thường, kết bạn có nghĩa là tìm những người có tư tưởng tương đồng. Nhưng trong tu luyện, đến lúc cần phải hướng nội, thì tìm “bạn” để ủng hộ cho chấp trước của mình chính là đi một bước về phía tà đạo. Nếu “người bạn” này giỏi ăn nói và có thể phân tích các vấn đề của người khác cho bạn thì kết quả thậm chí còn tệ hơn. Trong tu luyện, chúng ta buộc phải:

“Tỉ học tỉ tu” (“Thực tu”Hồng Ngâm)

Chúng ta nên tìm những người tu luyện nào giỏi giữ vững tâm tính hơn chúng ta để chúng ta có thể đề cao bản thân, chứ không phải là so sánh bản thân với những người không tu luyện tốt và biện hộ cho việc không đề cao bản thân chúng ta.

Còn có một tình huống mà các học viên nói về những mâu thuẫn trong một hạng mục. Mặc dù một số người không chịu trách nhiệm nhưng lại được biết tường tận. Chúng ta biết từ Pháp rằng khi một người thứ ba nhìn thấy một mâu thuẫn thì người đó phải hướng nội. Nếu bạn biết đến một mâu thuẫn nào đó và chiểu theo các bài giảng Pháp mà làm, thì đây chính là một cơ hội để hướng nội tìm.

Tuy nhiên, đôi khi tình huống chân thực lại không rõ ràng. Ví dụ, khi có chuyện xảy ra thì tất cả những lời kể của các học viên đều khác nhau, cách lý giải sự việc của họ cũng không hoàn toàn như nhau. Đôi khi, những lý giải này còn đối lập với nhau. Thể ngộ hiện tại của tôi là tôi không phải thẩm phán và không ở vị thế phán xét ai đúng ai sai. Lý do mà tôi có liên quan là để tu luyện chứ không phải phán xét người khác, vì vậy không cần thiết phải tìm hiểu sự thật.

Thời đại Internet đã cho phép tất cả mọi người cơ hội để khuếch đại những hậu quả từ những hành vi của họ. Thông qua đọc những nội dung không đúng đắn trên Internet, tác giả sẽ biết có người đang đọc những bài viết của mình và điều này sẽ khuyến khích anh ta viết thêm. Trong quá khứ, một người tu luyện phải tu “thân, khẩu, ý” nhưng hiện tại thì những gì mà bạn bấm vào trên Internet cũng trở nên vô cùng quan trọng.

Gần đây tôi cảm thấy rằng mình tu luyện không tốt lắm. Khi suy xét bản thân, tôi cảm thấy mình vẫn chưa đạt tới những tiêu chuẩn căn bản nhất trong tu luyện.

Ghi chú của Ban Biên tập: Bài viết này chỉ thể hiện nhận thức cá nhân của tác giả ở trạng thái tu luyện hiện tại, chia sẻ cùng các đồng tu để chúng ta “Tỉ học tỉ tu.” (Thực Tu, Hồng Ngâm)

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/9/9/465089.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/9/12/211282.html

Đăng ngày 24-09-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share