Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp bên ngoài Trung Quốc

[MINH HUỆ 04-09-2023] Sau khi đọc hai bài kinh văn mới gần đây “Tránh xa hiểm ác” và “Tu luyện Đại Pháp là nghiêm túc“ được Sư phụ công bố trong hai ngày liên tiếp, tôi nhận ra vấn đề của một số học viên đã trở nên rất nghiêm trọng. Là Sư phụ từ bi một lần nữa cấp cho họ cơ hội, đồng thời cũng là lời cảnh tỉnh cho tất cả các học viên khác.

Tôi có nghe nói qua về người gây rối đó và cảm thấy đau lòng khi những việc như vậy xảy ra. Chúng xảy ra chắc chắn không hề ngẫu nhiên mà là sự phản ánh những thiếu sót trong tu luyện của chúng ta và là khảo nghiệm đối với chúng ta.

Một lượng lớn học viên đã cấp thị trường cho những người như vậy. Họ không chỉ xem những video đó mà còn truyền bá chúng cho người khác, còn biện hộ cho họ, tiếp tục cấp thị trường cho họ, thêm dầu vào lửa; Đây là cấp thị trường cho tà ác dùi vào sơ hở, tạo ra những khổ nạn không cần thiết trong tu luyện của bản thân và thậm chí có thể tự hủy chính mình. Vấn đề này thực sự nghiêm túc.

Người tu luyện luôn phải khiêm nhường

Trí huệ và năng lực của chúng ta bị giới hạn bởi cảnh giới, bị chế ước bởi Pháp của vũ trụ. Cho dù năng lực lớn đến đâu, chúng ta cũng không cách nào liễu giải được chân tướng về sinh mệnh và vũ trụ nằm ngoài cảnh giới của chúng ta. Trời có nhiều tầng thứ và chúng ta không là gì trong mắt các sinh mệnh ở cảnh giới cao hơn. Bất kể chúng ta đã thành tựu được những gì hoặc người khác nghĩ chúng ta vĩ đại thế nào, thì chúng ta cũng chỉ là một hạt bụi trong vũ trụ. Những người có cái tôi bành trướng kia ngay cả những đạo lý cơ bản cũng không hiểu sao?

Tham gia vào hạng mục Đại Pháp là cơ hội để tu luyện, không phải để tự mãn cá nhân

Các học viên tham gia vào đủ các hạng mục Đại Pháp. Một số đã làm rất tốt và trở nên nổi tiếng trong hạng mục đó đã bị mất kiểm soát và và để cái tôi của họ lấn át. Bất kể tham gia vào hạng mục nào thì đầu chúng ta phải hiểu rằng đó là cơ hội quý giá để chúng tu luyện, là cơ hội để chúng ta có thể hoàn thành đại nguyện tiền sử, cứu độ chúng sinh trong vũ trụ của chúng ta, làm tròn thệ ước trợ Sư chính Pháp của chúng ta. Nếu chúng ta không thực tu trong [khi làm] hạng mục thì chẳng khác nào người thường đang làm việc, không sớm thì muộn sẽ xuất hiện vấn đề, bởi lẽ đối với đệ tử Đại Pháp là có yêu cầu về tâm tính. Nếu chúng ta tu không tốt, chúng ta sẽ không thể thành tựu vũ trụ mới của bản thân, chúng sinh của chúng ta làm sao có thể quy tụ về được vũ trụ mới?

Thêm nữa là, Sư phụ ban cho chúng ta kỹ năng và năng lực, mặc dù trên bề mặt đó là kết quả do chúng ta đã nỗ lực chăm chỉ mà tích lũy thành, nhưng kỳ thực là Sư phụ đã an bài và ban cho mọi thứ. Trách nhiệm của chúng ta là làm sao thực thi mọi việc cho tốt. Với những năng lực được ban, nếu không làm tốt thì chúng ta sẽ không thể hoàn thành vai trò của mình.

Thành tích mà mỗi cái nhân chúng ta có được là kết quả những vất vả tâm sức của Sư phụ và sự phối hợp, hỗ trợ của các đồng tu

Sư phụ giảng:

“Không có Pháp thân của tôi làm những việc đó, thì đừng nói đến hồng dương, ngay cả bảo vệ tự thân người phụ trách cũng khó mà làm nổi, do đó không được cứ mãi cảm thấy bản thân là xuất sắc thế này thế khác lắm. Đại Pháp không có danh, không có lợi, không có quan chức, chỉ là tu luyện.” (Một đòn nặng, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Danh, lợi, tình là những thứ người tu luyện phải tu bỏ. Chúng ta không bao giờ nên hoan hỷ, tự mãn hoặc tự cho mình là đúng chỉ bởi vì đã được người khác tán dương hay tâng bốc.

Sư phụ cũng giảng:

“Làm người tu luyện, thì hết thảy những khổ não gặp ở người thường đều là vượt quan; hết thảy tán dương gặp phải đều là khảo nghiệm.” (Người tu tự ở trong ấy, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Sự khác nhau giữa các học viên dương dương tự đắc đó và những người Sư phụ đã nhắc đến trong Pháp là gì?

“Chúng ta cũng có tình huống này: luyện có phần hơn, thiên mục xem có phần rõ hơn, động tác trông đẹp mắt hơn; cũng có hiển thị trong đó.” (Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân)

Cho dù một cá nhân trong thế gian này có quan trọng đến đâu—là tổng thống, tài phiệt, phú hào, hay thiên tài—thì những gì người đó đạt được vẫn rất hữu hạn. Nhưng những gì mà người tu luyện chúng ta có được thì nhiều hơn cả sự thành công, danh tiếng, hoặc địa vị xã hội của người thường.

Là người tu luyện, chúng ta không nên đối đãi với một số đồng tu nhất định như danh nhân và tâng bốc họ; không cẩn thận chúng ta có thể khiến họ trượt ngã thậm chí là tự tâm sinh ma, khiến họ bị huỷ và kết quả là chúng ta có thể tạo ra đại nghiệp hoặc thậm chí là huỷ hoại chính mình.

Từng thời khắc luôn bảo trì lòng biết ơn đối với Sư phụ

Tôi đã từng đọc cuốn sách “Thang cảm xúc” (Tình tự giai thê), trong đó miêu tả những cảm xúc khác nhau của con người phản chiếu qua môi trường xung quanh họ. Cấp cao nhất trong đó là “lòng biết ơn“.

Người không tu luyện có thể biết ơn khi ai đó tử tế với họ hoặc họ được thăng chức trong công việc. Nhưng đối với người luyện công mà mục tiêu là siêu xuất khỏi người thường, chúng ta học cách biết ơn khi người chủ lao động, đồng nghiệp, hoặc cấp dưới gây khó khăn cho chúng ta hoặc gặp phải những người đối xử không tốt với chúng ta.

Sư phụ đã giảng rằng khi một bị người khác đối xử không tốt, người đó có thể “nhất cử tứ đắc” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân), trong tâm nên cảm ơn đối phương. Chẳng phải người tu luyện nên có tâm thái “lấy khổ làm vui” này khi gặp phải mâu thuẫn sao? Ngay cả những người không tu luyện cũng nhận ra tầm quan trọng của lòng biết ơn, vậy nên các học viên chúng ta càng nên phải luôn luôn giữ tâm thái biết ơn.

Kỳ thực, chúng ta không bao giờ có thể cảm ơn Sư phụ như thế nào cho đủ vì Ngài đã cứu chúng ta từ địa ngục ra, tẩy tịnh và ban cho chúng ta một sinh mệnh hoàn toàn mới, đưa chúng ta từ vũ trụ cũ sang vũ trụ mới.

Sư phụ giảng:

“Nếu một người không có nghiệp lực, thì đi trên đường ai cũng mỉm cười với chư vị, người không quen biết đều sẽ chủ động phục vụ chư vị, chư vị thật là tự tại!” (Giảng Pháp tại Pháp hội Sydney năm 1996)

Sư phụ không có nghiệp lực, Ngài vì cứu độ chúng ta mà gánh chịu rất nhiều. Tại sao Ngài phải ở nhân gian chịu khổ để gánh nợ nghiệp cực đại mà [học viên] chúng ta và tất cả chúng sinh đã tạo ra qua vô số đời đời kiếp kiếp? Làm sao chúng ta lại vẫn có thể oán hận Sư phụ khi chính Ngài đang vì tiêu nghiệp thay cho chúng ta mà bị tà ác công kích? Đây là loại ác niệm gì vậy?

Chính Pháp của Sư phụ quyết định sinh mệnh của toàn vũ trụ có thể được cứu độ hay không, đây là việc to lớn nhất trong vũ trụ. Nếu chúng ta có thể trợ giúp Sư phụ và viên dung với những gì Sư phụ muốn thì đó là cái Thiện to lớn nhất. Trái lại, người nào làm những việc đi ngược lại với Sư phụ và Chính Pháp, thì người đó đang phạm phải những việc đại ác nhất.

Những người không những không biết cảm ân mà còn oán hận và công kích Sư phụ kia đang tự biến mình thành những sinh mệnh xấu xa nhất trong vũ trụ. Đây quả thật là điều đáng tiếc và đáng sợ! Nhưng dẫu cho họ đã làm những gì, Sư phụ vẫn cho họ cơ hội bằng cách viết ra những kinh văn mới này. Tôi hy vọng những người đó thực sự trân quý điều này, nhận ra lỗi sai và quay trở lại với Đại Pháp. Đồng thời, mỗi học viên chúng ta hãy nên hướng nội tìm và trân quý hơn nữa những gì Sư phụ đã làm cho chúng ta.

Trân quý Minh Huệ

Minh Huệ Net là trang web quan trọng nhất dành cho các học viên Đại Pháp. Đó là nền tảng mà Sư phụ dùng để công bố những bài giảng và kinh văn mới và là nơi các học viên Đại Pháp có thể giao lưu chia sẻ. Minh Huệ đóng một vai trò then chốt trong việc duy hộ Đại Pháp và phản bức hại và cũng là nền tảng không thể thay thế, là một nơi để chúng ta có thể cùng nhau đề cao.

Đa số các học viên đều ở Trung Quốc đại lục. Thử tưởng tượng những gì họ phải đối mặt hàng ngày. Họ đang bị bức hại tàn bạo và chịu áp lực khủng khiếp. Với tuyên truyền bôi nhọ và sai sự thật đang được chính quyền cộng sản lan truyền trên mạng Internet, họ cần một trang web có thể tin tưởng, nơi có thể giúp họ bảo trì chính niệm và thúc đẩy họ làm tốt hơn. Sự tồn tại của Minh Huệ Net ảnh hưởng đến sự tu luyện của hàng triệu học viên ở đại lục, tiến trình Chính Pháp và hiệu quả cứu độ chúng sinh.

Khi một số người nói những lời tiêu cực, trách cứ hoặc thậm chí tìm cách làm mất uy tín của Minh Huệ, họ tuyên bố rằng họ đang nói sự thật, là để tốt cho người khác, là xuất từ thiện niệm. Nhưng họ chỉ là đang phát tiết ra sự bất mãn và che đậy các chủng tâm chấp trước của mình. Khi có chỗ bất bình, nếu thực sự là họ có thiện ý, thì họ hoàn toàn có thể gửi phản hồi tới Minh Huệ hoặc tìm cách tiếp cận tích cực hơn, thay vì lựa chọn nói trên các kênh truyền thông xã hội và ngoài xã hội nói chung.

Tác động tiêu cực mà họ gây ra còn tệ hơn những gì đặc vụ Trung Cộng đã làm. Những tổn hại mà họ gây ra cho các học viên, Chính Pháp, và Sư phụ vượt quá những gì chúng ta có thể tưởng tượng.

Đồng hoá với Pháp vô điều kiện, không sinh tâm oán hận

Khi một số người gặp phải việc không như ý hoặc không phù hợp với cách nghĩ và quan điểm của bản thân thì họ thường đẩy ra ngoài và đổ lỗi cho người khác, thậm chí sinh tâm bất mãn.

Là người tu luyện, chúng ta nên hiểu rằng những phiền phức mà chúng ta gặp phải là có quan hệ nhân duyên, đều là từ nghiệp của bản thân mà ra và giải pháp thực sự nằm ở bản thân chúng ta.

Sư phụ giảng:

“Tu luyện cần phải tu luyện trong ma nạn, [để] xem [đối với] thất tình lục dục chư vị có thể dứt bỏ hay không, có thể coi nhẹ hay không. Chư vị chấp trước chính vào những thứ ấy, thì chư vị không tu xuất lai được.” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)

Bất cứ việc tốt hay xấu nào đều có thể biến thành hảo sự trong tu luyện. Chịu thống khổ, khó khăn và ma nạn đều là cơ hội tốt để chúng ta hướng nội và đề cao, không phải để chúng ta than phiền, tức giận hoặc oán hận.

Khi gặp mâu thuẫn với người khác, khi quan điểm của mình không được chấp thuận hoặc thậm chí bị chỉ trích hoặc chế giễu, chúng ta nên lùi một bước, buông bỏ tự ngã và chấp nhận nó với một tâm thái cởi mở. Nếu chúng ta cảm thấy bị đối xử bất công, buồn bã hoặc tức giận thì chúng ta nên tự hỏi bản thân tại sao lại thấy thế và điều này có phù hợp với yêu cầu của Pháp hay không.

Tôi lý giải rằng trong tu luyện, bất kể gặp phải sự việc gì, chúng ta cũng phải hành xử theo yêu cầu của Pháp và hướng nội tìm vô điều kiện. Những gì tự cho là “bất công”, “tổn hại“, hoặc “xâm phạm tôn nghiêm” không nên là cái cớ cho những người cư xử thiếu lý trí.

Người tu luyện mà có tâm oán hận thì cực kỳ nguy hại. Oán hận người khác chủ yếu do tư tâm cá nhân, tâm tật đố và tâm bất bình khi không được thỏa mãn điều mình mong cầu.

Giống như ví dụ trong sách Chuyển Pháp Luân:

“Có người không ngộ, cầu Phật không được, liền bắt đầu oán Phật: ‘Tại sao Ngài không giúp con? Hàng ngày [con] đốt hương dập đầu lạy Ngài [cơ mà].’ Có người vì điều này mà quăng cả tượng Phật, từ đó [lăng] mạ Phật. Vì họ [lăng] mạ, tâm tính của họ cũng rớt xuống, công cũng mất.” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)

Học Pháp nhiều, chân tu thực tu, tinh tấn như thuở đầu

Sư phụ đã nhiều lần nhắc nhở chúng ta phải học Pháp cho nhiều. Kỳ thực, trong Pháp Sư phụ đã giảng cho chúng ta về những ma nạn và can nhiễu khác nhau mà chúng ta sẽ gặp phải trong quá trình tu luyện và nếu không làm tốt, thì đó là vì chúng ta đã không học Pháp tốt và chưa thực sự đưa Pháp vào trong tâm, trong đầu não của chúng ta.

Cho dù gặp phải vấn đề gì trong tu luyện, chỉ cần tĩnh tâm học Pháp, chúng ta có thể tìm ra vấn đề của mình. Những người bị mắc kẹt trong khổ nạn một thời gian dài và đến giờ vẫn chưa thể thanh tỉnh, họ thực sự đã thụt lùi trong tu luyện.

Sư phụ giảng:

“Hơn nữa Sư phụ ở Pháp hội mà đệ tử Đại Pháp chiêu mở đã từng bảo mọi người rằng, đối với những website tà ác thì không nghe, không tin, không xem; có người không nghe theo, thật sự đồng dạng như trúng tà rất sâu rồi” (Thế nào gọi là ‘trợ Sư Chính Pháp’, Tinh Tấn Yếu Chỉ III)

Những ai đang đi về phía phản diện và vẫn không chịu lắng nghe lời khuyên của người khác, thì sẽ khó lòng quay trở lại. Nếu đã là vậy thì chúng ta không nên cấp thị trường cho họ hoặc nhìn nhận vấn đề dựa trên nhân tâm, nhân niệm và nhân tình của chúng ta.

Sư phụ đã chỉ ra vấn đề này trong kinh văn gần đây:

“Vào thời khắc then chốt này, [ai] hễ vào hùa theo, thì là người bị vạch riêng ra, mục đích là sẽ đào thải người đó. Đó chính là nguyên nhân đích thực việc cựu thế lực đứng sau lợi dụng những người hiện đang gây rối.” (Tu luyện Đại Pháp là nghiêm túc)

Tu luyện thực sự rất nghiêm túc. Một niệm sai có thể huỷ đi toàn bộ nỗ lực trước đây của chúng ta.

Khi mới bắt đầu tu luyện, tôi học Pháp mỗi khi có thời gian. Lúc đi bộ hoặc đạp xe, tôi đều nhẩm thuộc Pháp. Sau này, khi tham gia vào nhiều hạng mục, tôi chỉ có thể đọc một bài giảng một ngày, có khi tôi còn không thể đảm bảo học được một bài giảng. Tôi thực sự hổ thẹn về bản thân.

Hai bài kinh văn gần đây của Sư phụ một lần nữa đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh cho chúng ta. Chúng ta phải học Pháp nhiều hơn, chân tu thực tu, tinh tấn như thuở đầu, không ngừng đồng hóa với Pháp, trân quý quá trình tu luyện mà chúng ta đã đi qua, trân quý cơ hội mà Sư phụ ban cho chúng ta và xứng đáng với sự kỳ vọng của Sư phụ.

Trên đây là thể ngộ của cá nhân ở tầng thứ hiện tại. Xin vui lòng chỉ ra bất cứ điều gì không phù hợp.

Ghi chú của Ban Biên tập: Bài viết này thể hiện nhận thức cá nhân của tác giả ở trạng thái tu luyện hiện tại, xin chia sẻ cùng quý đồng tu để chúng ta “Tỉ học tỉ tu” (Hồng Ngâm).

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/9/4/464907.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/9/7/211208.html

Đăng ngày 18-09-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share