Bài viết của đệ tử Đại Pháp hải ngoại

[MINH HUỆ 01-09-2023] Dùng nhân tâm để suy xét vấn đề là thể hiện không ở trong Pháp, thực ra là không tôn trọng, không trân quý bản thân, là bất kính, thậm chí là vũ nhục Sư phụ và Đại Pháp. Đây lại không phải là vấn đề nhỏ, bởi vậy, trường kỳ quen với trạng thái đó thì sẽ chiêu mời nguy hiểm cực lớn.

Mỗi thời khắc có biết bao nhiêu sinh mệnh ở các không gian khác đang dán mắt vào chúng ta, để xem bạn có xứng là đệ tử Đại Pháp không, có tiếp thụ và thực hành Pháp mà Sư phụ Đại Pháp giảng hay không. Bạn biết chăng? Có để ý chăng? Có biết hậu quả sẽ như thế nào không? Lúc kết toán cuối cùng, chúng ta đều sẽ nhìn thấy rằng khi chấp trước vào tự tư và tự ngã thì không phải là bản thân đạt được danh lợi hay “chỗ tốt” nơi người thường nhiều hơn, mà là phản bội chân ngã, là bỏ rơi những chúng sinh đã gửi gắm hy vọng đắc cứu vào bạn, cũng là coi ân đức của Sư phụ là điều đương nhiên.

Những ai bước vào hoàn cảnh của các đệ tử Đại Pháp từ sau năm 1999 thì trước hết không nói ở đây. Còn những ai bước vào hoàn cảnh của các đệ tử Đại Pháp trước năm 1999, những người mà đến nay vẫn không biết suy xét, mở miệng là nói kiểu như “Tôi từ nhỏ đã không biết làm việc”, “Tôi ăn gì gì đó là bị đau bụng đi ngoài”, “Hồi xưa tôi từng bị thương ở lưng ở chân”, “Tôi từ nhỏ đã đối nghịch với cha mẹ, cha mẹ không cách nào bắt ép tôi được”, “Tôi từ nhỏ vẫn mong ước có cuộc sống người thường thế nào thế nào”, còn lấy đó làm cớ để biện hộ cho hành vi người thường của mình; [những người như thế] trong học viên vẫn còn gặp rất thường xuyên. Như vậy là đã không coi mình là người tu luyện ở phương diện này rồi. Chấp trước vào cái tình của con người, tính toán được mất của bản thân, tâm tật đố, tâm tranh đấu, tâm danh lợi, tâm tự coi là bất công, tâm hướng ngoại cầu và đẩy ra ngoài; bao nhiêu thứ như vậy không buông bỏ, mà còn trở thành một bộ phận của mình rồi. Bạn bắt đầu tu luyện từ năm nào vậy? Sư phụ giảng thế nào? Sao bạn không lấy Pháp của Sư phụ mà đối chiếu và yêu cầu bản thân?

Còn có không ít người, mở miệng là nói người thường – là đồng nghiệp, bạn học, người nhà – nói thế nào, lý luận của người thường là gì gì đó; điều người thường nói là Pháp chăng? Chẳng hạn như về việc nói dối. Lý luận của người thường thời hiện đại cho rằng nói dối là tiêu chí của người “thành thục về tâm trí”, là điều cần phải có trong cuộc sống xã hội người thường; người ở đại lục đã công nhiên coi nói dối là kỹ năng sinh tồn thiết yếu, ngay cả học viên đại lục đăng ký cho con vào Phi Thiên cũng hiếm có người nào thành thực hoàn toàn. Mà trong “Chuyển Pháp Luân” bảo chúng ta không được dạy con trẻ “chỉ chạy theo lợi” (Bài giảng thứ hai), không được dạy con trẻ học điều xấu. Chúng ta chọn cái nào làm tiêu chuẩn chỉ đạo bản thân đây? Nếu như lấy người thường làm tiêu chuẩn – người Trung Quốc đại lục từ năm 1999 trở đi là đã bị ác đảng khống chế bằng tham lam hủ bại rồi, quả thực là “thông minh” (chỉ chạy theo lợi, để đạt được mục đích mà không từ thủ đoạn) đến không còn giới tuyến nào nữa, thành thục quá mức rồi. Bạn muốn làm theo, là một thành viên trong họ sao? Như vậy mà vẫn phù hợp làm một thành viên trong đệ tử Đại Pháp sao?

Nhân tâm, nhân niệm, nhân tình [cái tâm, niệm, và tình của con người] khiến “người” nghĩ là đương nhiên [phải thế], khiến “người” cho rằng đòi hỏi ở người khác bao nhiêu đều là lẽ đương nhiên, người khác làm gì cho mình đều là lẽ đương nhiên; kể cả Sư phụ vớt mình từ địa ngục lên, tiêu nghiệp cho mình và xử lý căn nguyên thâm sâu của nghiệp lực chồng chéo phức tạp, bảo hộ mình mỗi thời khắc, chờ đợi mình biểu hiện ra tâm tính của người tu luyện, để từ đó có thể giúp mình thăng hoa cảnh giới, cũng là lẽ đương nhiên; khi không đạt được điều mong cầu thì đi truy cầu nơi con người, hướng ngoại mà oán trách. Đó cũng đều là vật chất do nhân niệm, nhân tình, nhân tâm tích tụ thời gian lâu mà ra, chứ không phải phát từ chân niệm của đệ tử Đại Pháp.

Trong cuộc sống hàng ngày đều để nhân niệm làm chủ đạo, hướng ngoại cầu, hướng ngoại oán; đó chính là trạng thái của con người. Còn chân ngã đã đầu hàng, từ bỏ rồi, đã tự cam tâm rơi rớt làm người rồi. Đã rớt xuống thành con người mạt hậu trong thời kỳ Chính Pháp rồi thì làm sao còn thực hiện được thệ ước cứu độ chúng sinh đây?

Mỗi ngày gặp người và việc gì thì niệm đầu tiên xuất ra là nhân niệm, nhân tâm, nhân tình hay là yêu cầu của Pháp? Hướng nội hay là hướng ngoại? Đây là chỗ dễ phân biệt nhất giữa “người” và “người tu luyện”. Người đang trong tu luyện thì không thể nào làm được cả trăm phần trăm, nếu không đã không cần tu luyện rồi. Nhưng mà, khi chưa làm được, bản thân có thể rất nhanh từ trong tu luyện mà ý thức ra, sau khi ý thức ra thì nguyện ý sẽ thật nhanh buông bỏ nhân niệm, quy chính bản thân; vậy mới là người tu luyện.

Làm sao để nhận thức và trừ bỏ những nhân tâm, nhân niệm, nhân tình bị tẩm nhiễm lúc hậu thiên ấy? Chân niệm ở đâu, làm thế nào mới có thể hiển lộ ra được? Làm sao mới có thể khiến chân niệm làm chủ bản thân? Đây là đề tài mỗi ngày mỗi giờ của người tu luyện chúng ta.

Có người tiếp xúc với Đại Pháp rất nhiều năm rồi, tính theo số năm thì cảm giác đã là lão thành rồi, bởi vậy với người và sự việc gì cũng dám mở miệng ra nói, cứ như cái gì mình cũng hiểu cũng biết vậy; tào lao những lời của người thường không biết mệt, mà còn thích thú. Có người bàn chuyện làm việc Đại Pháp thì lập tức nghĩ mình có thể đắc được “chỗ tốt” nào, lớn tiếng cò kè mặc cả mà không biết ngượng, đong đếm được mất của bản thân bằng nhân tâm, nhân tình; rồi người xung quanh, người nhà thêm mắm thêm muối mà lôi vào người thường, và còn tự cho là giúp họ. Khi bản thân mình nhìn thấy cái mâu thuẫn kia thì điều cần tu là gì? Bạn đã tu chưa?

Thời cổ đại đi học thì phải tôn sư trọng đạo, nỗ lực đạt đến tài đức song toàn. Mấy năm nay, người thường đi học có thể cảm thấy mình trả tiền rồi thì nhà trường và thầy cô cần phải giúp mình tốt nghiệp, cấp văn bằng cho mình. Xã hội đã rất thối nát rồi, thối nát quá cả mức đáy rồi. Nếu như dùng thứ đó làm tiêu chuẩn thì chúng ta làm sao có thể ở trong Pháp được? Làm sao quay về được? Sư phụ cứu chúng ta về gia viên nơi thiên quốc là lẽ đương nhiên sao? Bản thân bạn đã làm được gì, làm được bao nhiêu, xả bỏ được bao nhiêu những thứ ô nhiễm hậu thiên thì mới xứng đáng với vị trí mà Sư phụ muốn trao cho bạn trong vũ trụ mới đây? Đây là điều mà mỗi một người chân chính muốn tu luyện để quay về trong chúng ta đều tất phải thanh tỉnh lý trí đối đãi.

Nói nặng kỳ thực không phải là nặng về ngôn từ, mà là có phần nặng ở bản thân sự việc. Người xưa nói: “Thuốc đắng dã tật – lợi cho [trị] bệnh, trung ngôn nghịch nhĩ – lợi cho hành động”, còn con người hiện nay lại nói dựa vào quan hệ. Phương Đông thời cổ đại, khi giao thông còn chưa thuận tiện, có người để đắc được một đôi câu giảng Pháp của Phật cổ nơi xa xứ, mà bằng lòng xả đi tấm da người để đánh đổi. Phương Tây cũng có Thánh đồ vì để mấy người thành thị quy y Thượng đế mà bằng lòng lột da của mình để đánh đổi. Giờ đây, chúng ta đắc Pháp dễ dàng thế này, Sư phụ dùng đủ mọi cách để tìm ra chúng ta, thay chúng ta gánh chịu tội nghiệp mà chúng ta tự tạo ra đời đời kiếp kiếp, dùng Đại Pháp tẩy tịnh chúng ta, đưa chúng ta lên, mà chúng ta, trái lại, lại không biết trân quý. Điều này sẽ dẫn đến báo ứng nghiêm trọng đó. Đó là điều bạn và tôi muốn sao? Thực sự là các đồng tu hãy mau tỉnh ra thôi, không ai có thể ra khỏi Pháp [lý này] đâu!

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/9/1/464831.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/9/2/211121.html

Đăng ngày 02-09-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share