Bài viết của Dung Pháp, phóng viên báo Minh Huệ

[MINH HUỆ 22-04-2022] Ngày 20 tháng 4 vừa qua, các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã tổ chức các hoạt động trước Đại sứ quán Trung Quốc tại Brussels để ghi dấu 23 năm sự kiện thỉnh nguyện ôn hòa Ngày 25 tháng 4.

Một học viên giải thích: “Đây là năm thứ 23 kể từ khi bắt đầu cuộc bức hại. Hàng năm, bất kể nắng mưa, chúng tôi đều tới đây, trước Đại sứ quán của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) để lặng lẽ tọa thiền, luyện các bài công pháp, phổ biến cho mọi người về Pháp Luân Đại Pháp, và kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại.”

c24d5e76582a53445b8aa6bba04f9c28.jpg

db909fa6d699b81469b5e93c480e0da1.jpg

0739ace6392bca0313d649eb62163ebe.jpg

Các học viên Pháp Luân Đại Pháp trình diễn các bài công pháp trước Đại sứ quán Trung Quốc tại Bỉ, ngày 20 tháng 4 năm 2022

Chủ tịch Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp: “ĐCSTQ phải chấm dứt cuộc bức hại kéo dài suốt 23 năm qua”

Ông Nico Bijnens, Chủ tịch Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Bỉ, cho biết: “Năm nào chúng tôi cũng tới đây để kỷ niệm sự kiện Ngày 25 tháng 4, với cùng phương thức như vậy, không có bạo lực, không hô khẩu hiệu, hoàn toàn là ôn hòa và lý trí. Chúng tôi trình diễn các bài công pháp, dựng các biểu ngữ để bày tỏ yêu cầu của mình, đồng thời truyền thông điệp tới công chúng rằng Pháp Luân Đại Pháp là tốt. ĐCSTQ phải chấm dứt cuộc bức hại đã kéo dài suốt 23 năm qua.”

a367360a1d0e5717a7cb22fe26bcf826.jpg

Ông Nico Bijnens, Chủ tịch Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Bỉ

Ông Bijnens phát biểu: “Cuộc bức hại này, ngay từ đầu đã là một sai lầm rất lớn. ĐCSTQ đang bức hại những người tu luyện Chân-Thiện-Nhẫn. Chúng tôi ở đây để cho người Trung Quốc và những ai vẫn đang theo chính quyền này thấy rằng: Pháp Luân Đại Pháp là tốt, còn cuộc bức hại thật phi lý.”

Ông Bijnens nói thêm: “Trong xã hội mà đạo đức đang trượt dốc ngày nay, những người vẫn giữ được thiện tâm cần có sự chỉ dẫn của Chân-Thiện-Nhẫn để có thể phản bổn quy chân. Vì thế, ở nhiều quốc gia trên khắp thế giới, ngày càng có nhiều người bước vào tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Các học viên dưới sự chỉ dẫn của Chân-Thiện-Nhẫn, không những sức khỏe được cải thiện mà đạo đức cũng thăng hoa. Thế giới cần Chân-Thiện-Nhẫn.”

“Đương nhiên, chúng tôi hy vọng được chứng kiến tất cả mọi người đều có thể tuân theo Chân-Thiện-Nhẫn và trở thành người tốt, và khi đó chắc chắn rằng cả thế giới sẽ thay đổi.”

Người qua đường: Tôi ấn tượng trước sự ôn hòa, điềm tĩnh của các học viên Pháp Luân Công

Một nam thanh niên đã dừng lại quan sát các học viên đang luyện các bài công pháp. Anh nói: “Tôi bị buốn hút bởi phong thái ôn hòa, điềm tĩnh của nhóm người này, họ tĩnh lặng tọa thiền trong khi đối mặt với việc chính quyền Trung Quốc vẫn đang tiếp tục bức hại môn tu luyện (Đại sứ quán Trung Quốc nằm ở phía bên kia đường). Tôi thấy đây là một phương thức tốt để thể hiện sự kiên định với đức tin của họ và quyết tâm phản bức hại.”

Đề cập đến cuộc bức hại tàn bạo của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Đại Pháp, người thanh niên nói: “Cuộc bức hại không nên tồn tại, cũng không nên tồn tại ở bất kỳ khu vực nào hoặc quốc gia nào trên thế giới. Điều quan trọng nhất là vấn đề nhân quyền cần phải được tôn trọng.”

Anh cho biết cuộc bức hại không nên tồn tại dưới bất kỳ hình thức nào, dù là trên thân thể, tinh thần hay bất kỳ các phương thức áp bức nào khác. Anh cũng cho rằng mọi người cần được tự do biểu đạt tư tưởng của mình, điều này sẽ giúp thế giới trở nên hòa bình hơn.

Cuối cùng, anh nói: “Tôi vô cùng ấn tượng trước phong thái và vẻ tĩnh tại toát ra từ các học viên Pháp Luân Đại Pháp, cũng như sự an hòa và lý trí của họ. Năng lượng này sẽ lan tỏa khắp thế giới.”

Học viên địa phương: Xin hãy tin “Pháp Luân Đại Pháp là tốt”

a9109eae277dec073c16cd869aef200c.jpg

Anh Schols

Anh Nicolas Schols, 44 tuổi, bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào năm 1999, một tháng trước khi ĐCSTQ phát động cuộc bức hại, khi đó anh mới 21 tuổi. Anh cho biết việc tu luyện của anh chính là quá trình thăng hoa đạo đức và đề cao tâm tính. Anh cũng giảng chân tướng cho mọi người về Pháp Luân Đại Pháp và phơi bày cuộc bức hại của ĐCSTQ. Nhìn lại chặng đường tu luyện của mình, tâm anh tràn ngập cảm xúc.

Anh hồi tưởng: “Thời điểm đó, tôi nghe băng ghi âm giảng Pháp của Sư phụ Lý Hồng Chí và ngay lập tức tôi lĩnh hội được rất nhiều đạo lý nhân sinh mà trước đó tôi chưa từng tiếp xúc. Tâm trí và thân thể tôi đã có biến đổi lớn và thế giới quan của tôi về nhiều vấn đề cũng thay đổi. Chỉ một tháng sau khi đắc Pháp, các phương tiện truyền thông đột nhiên bắt đầu đưa tin rằng Pháp Luân Công không tốt. Tôi nhận thấy tất cả các hình ảnh đều từ Trung Quốc và mọi người ở đây không biết Pháp Luân Đại Pháp là gì. Tôi thấy rất lạ. Những thông tin này, với tôi mà nói, đều là sai; Pháp Luân Đại Pháp không hề như vậy. Những tuyên truyền dối trá này cũng khiến mọi người hoang mang. Vậy nên, đối với tôi, ngay từ đầu, tôi đã cảm thấy bản thân mang trách nhiệm trọng đại, cần phải nói với mọi người rằng họ đang bị ĐCSTQ lừa gạt.

Nhưng khi đó, anh Nicolas chỉ là một học viên mới. Anh nói: “Tôi vẫn còn phải hiểu thêm và học các Pháp lý, đồng thời còn cần loại bỏ nhiều chấp trước. Đó là một giai đoạn vô cùng khó khăn và cũng là khoảng thời gian rất cô độc đối với tôi. Bởi vì nhiều người không biết Pháp Luân Đại Pháp là gì, nhưng đột nhiên họ lại thấy những tin tức tiêu cực như thế. Tôi đã nói với bạn bè, cha mẹ, người thân và đồng nghiệp rằng tôi đã tìm được một pháp môn vô cùng tốt, đó chính là Pháp Luân Đại Pháp. Họ hoàn toàn bối rối. Tôi đã nhiều lần giải thích cho họ về những hiểu biết cá nhân của mình về Pháp Luân Đại Pháp và những thông tin sai lệch trên các bản tin.”

Nhưng cho dù có bất kể điều gì xảy ra, là một học viên Pháp Luân Đại Pháp, anh Nicolas tin chắc rằng khi ngày càng có nhiều người hiểu rõ những hành vi xấu xa mà ĐCSTQ đã gây ra đối với các học viên, cuộc bức hại sẽ không thể kéo dài tiếp nữa. Anh nói: “Một ngày nào đó, ĐCSTQ sẽ phải đối mặt với hết thảy hậu quả của tất cả những gì nó đã làm, và nhân loại sẽ đứng lên phản đối nó.” Anh vô cùng cảm kích khi có cơ hội giúp những người khác tìm hiểu sự thật về Pháp Luân Đại Pháp và cuộc bức hại.”

Cuối cùng, anh nói: “Cũng giống như những học viên đã đến Bắc Kinh ngày 25 tháng 4 năm 1999, và cũng với một phong thái như vậy, chúng tôi ôn hòa và không có bạo lực. Chúng tôi chỉ muốn có một hoàn cảnh tu luyện ổn định. Xin hãy tin Pháp Luân Đại Pháp là tốt.”

Bối cảnh: Cuộc thỉnh nguyện Ngày 25 tháng 4 là gì?

Pháp Luân Đại Pháp (hay còn được gọi là Pháp Luân Công) lần đầu tiên được truyền xuất ra công chúng vào năm 1992. Không lâu sau đó, đã có gần 100 triệu người trên khắp Trung Quốc tu luyện pháp môn này sau khi trải nghiệm những cải thiện về sức khỏe và đạo đức.

Ngày 23 và 24 tháng 4 năm 1999, cảnh sát ở Thiên Tân, một thành phố gần Bắc Kinh, đã hành hung và bắt giữ hàng chục học viên tụ họp bên ngoài trụ sở của một tòa soạn để trao đổi về những điều sai trong một bài báo mới đăng nhằm công kích Pháp Luân Đại Pháp. Khi tin tức về cuộc bắt giữ lan rộng, nhiều học viên đã tới trao đổi với chính quyền, họ được thông báo phải đến Bắc Kinh khiếu nại.

Hôm sau, ngày 25 tháng 4, khoảng 10.000 học viên Pháp Luân Đại Pháp đã tự phát tập trung tại Văn phòng Kháng cáo Trung ương tại Bắc Kinh theo chỉ dẫn của các quan chức Thiên Tân. Cuộc tụ họp này hết sức ôn hòa và trật tự. Một số người đại diện cho các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã được mời vào gặp Thủ tướng Chu Dung Cơ và các cán bộ của ông. Chiều tối cùng ngày, những quan ngại của họ đã được giải quyết, những học viên bị bắt giữ ở Thiên Tân đã được thả, nên các học viên liền trở về nhà.

Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), coi sự phổ biến ngày càng mạnh mẽ của môn tu luyện này là mối đe dọa đối với hệ tư tưởng vô thần của Đảng, nên đã ban hành lệnh cấm vào ngày 20 tháng 7 năm 1999.

Trang Minghui.org đã xác nhận hàng nghìn học viên đã mất mạng trong 22 năm qua vì bị bức hại. Con số thực tế được cho là còn cao hơn nhiều. Nhiều người hơn nữa đã bị cầm tù và tra tấn vì đức tin của họ.

Có bằng chứng cụ thể cho thấy ĐCSTQ hậu thuẫn cho việc giết hại các học viên bị giam cầm để thu hoạch nội tạng của họ và cung cấp cho ngành công nghiệp ghép tạng.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/4/22/441592.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/4/25/200045.html

Đăng ngày 28-04-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share