Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở Bắc Kinh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 24-01-2022] Ngày 13 tháng 9 năm 2021, văn phòng an sinh xã hội ở quận Phong Đài, Bắc Kinh đã yêu cầu bà Trần Quân Kiệt trả lại khoản đóng góp lương hưu mà nơi làm việc của bà đã đóng từ tháng 5 năm 2004 tới tháng 3 năm 2007 (khoảng thời gian bà đang thụ án vì tu luyện Pháp Luân Công). Kể từ tháng 10 năm 2021, nhà chức trách còn đình chỉ lương hưu của bà mà không đưa ra bất kỳ giải thích nào.

Bà Trần thường xuyên tới Phòng An sinh Xã hội Quận Đại Hưng và Công ty Nhôm Đông Thần (nơi công tác trước lúc nghỉ hưu của bà) để nói với họ rằng việc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức hại Pháp Luân Công là hoàn toàn không có cơ sở pháp lý và việc chính quyền cầm tù bà chỉ vì bà có đức tin vào Pháp Luân Công là sai. Bà kêu gọi các cán bộ, viên chức nhà nước duy trì công lý và không phò tá cho chính quyền cộng sản trong cuộc bức hại.

Bởi không cơ quan nào đáp lại lời khẩn cầu của bà, nên bà đã đệ đơn khiếu nại hành chính lên Tòa án Quận Đại Hưng. Thẩm phán phụ trách vụ việc của bà đã tổ chức một phiên tòa trực tuyến vào ngày 14 tháng 12 năm 2021. Bà và luật sư của mình đều lập luận rằng việc các nhà chức trách giữ lại lương hưu hay yêu cầu bà trả lại khoản đóng góp lương hưu trước đây nơi làm việc đã nộp vào quỹ hưu trí cho bà là không có cơ sở pháp lý.

Mặc dù trong phiên tòa, văn phòng an sinh xã hội đã hứa sẽ trả lại hai tháng lương hưu bị treo của bà từ tháng 10 đến tháng 12, nhưng không rõ từ đó đến nay họ có tiếp tục giữ lương hưu của bà nữa hay không. Thẩm phán chưa đưa ra phán quyết liên quan tới việc trả lại khoản đóng góp lương hưu mà nơi làm việc đã nộp vào tài khoản hưu trí của bà. Cả bà Trần và luật sư của bà đều hứa sẽ tiếp tục tìm kiếm công lý.

Hai án tù

Bà Trần (65 tuổi) bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1995. Bà tin rằng pháp môn đã giúp chữa khỏi bệnh viêm khớp dạng thấp, bệnh tim và bệnh viêm cột sống của bà.

Sau khi chính quyền cộng sản bắt đầu cuộc bức hại vào năm 1999, bà Trần đã bị bắt giữ nhiều lần và bị kết án tù hai lần, một bản án 3 năm tù (từ tháng 4 năm 2004 tới tháng 4 năm 2007) và một bản án 3,5 năm tù (từ ngày 13 tháng 1 năm 2016 tới ngày 13 tháng 6 năm 2019).

Chồng của bà không tu luyện Pháp Luân Công cũng bị liên lụy. Ông đã một lần bị lãnh án lao động cưỡng bức và bị nơi làm việc sa thải, trong khi cả gia đình đều dựa vào thu nhập của ông để sinh sống.

Lập luận pháp lý trong phiên tòa xét xử

Trong phiên tòa xét xử ngày 14 tháng 12 năm 2021, cả bà Trần và luật sư của bà đều chất vấn về thẩm quyền của Cục An sinh Xã hội Quận Đại Hưng đối với khoản đóng góp hưu trí mà nơi làm việc của bà đã trả gần 20 năm trước.

Họ chỉ ra rằng Điều 20 của “Quy định Giám sát Bảo đảm Lao động” đã chỉ ra rằng mọi hành vi vi phạm các điều luật, quy định hay quy tắc về bảo đảm lao động mà phòng quản lý bảo đảm lao động không phát hiện ra hoặc không được báo cáo và khiếu nại trong vòng hai năm, thì phòng quản lý bảo đảm lao động sẽ không thực hiện điều tra.

Phòng An sinh Xã hội Quận Đại Hưng tuyên bố rằng quyết định của họ về việc yêu cầu bà Trần trả lại khoản đóng góp hưu trí mà nơi làm việc đã đóng cho bà được đưa ra dựa trên hai văn bản của “Cục An sinh Xã hội và Lao động Thành phố Bắc Kinh về việc thực hiện ‘Quy định Bảo hiểm Y tế Cơ bản Bắc Kinh’,” và “Thông báo của Cục An sinh Xã hội và Lao động Thành phố Bắc Kinh về vấn đề liên quan tới việc thực hiện Quy định Bảo hiểm Dưỡng lão Cơ bản Thành phố Bắc Kinh,” cả hai đều quy định rằng “người lao động [thuộc diện] được hưởng bảo hiểm sẽ dừng nộp phí bảo hiểm dưỡng lão cơ bản trong thời gian thụ án tù và cải tạo lao động.”

Bởi vậy văn phòng an sinh xã hội trả lại khoản đóng góp hưu trí mà bà Trần đóng trong thời gian thụ án từ tháng 4 năm 2004 tới tháng 4 năm 2007 và yêu cầu bà trả lại khoản tiền mà nơi làm việc của bà đã đóng góp trong cùng thời gian đó. Bà Trần và luật sư của bà chỉ ra rằng hai biên bản đó chỉ là thông báo của chính quyền địa phương và nó không được ghi trong luật lao động Trung Quốc.

Điều 2 của “Quy định về Bảo hiểm Hưu trí cho người lao động [ở khu vực] thành thị của các Doanh nghiệp ở Bắc Kinh” quy định rằng “Các doanh nghiệp nằm trong địa giới hành chính của thành phố và người lao động thành thị (người mua/đóng bảo hiểm) có quan hệ lao động với họ sẽ tham gia bảo hiểm dưỡng lão cơ bản dựa trên quy định này.” Ngoài ra, Điều 19 của quy định cũng ghi rằng: “Phí bảo hiểm dưỡng lão cơ bản do doanh nghiệp và người lao động cùng đóng. Doanh nghiệp và người lao động sẽ phải đóng các phí bảo hiểm dưỡng lão cơ bản đầy đủ và đúng hạn.”

Điều 2 của “Quy đình về việc Bảo hiểm Dưỡng lão Cơ bản ở Bắc Kinh” cũng quy định “Các doanh nghiệp trong địa giới hành chính của thành phố này và người lao động thành thị đã hình thành quan hệ lao động với họ, các hộ kinh doanh cá thể và những người làm nghề tự do phải tham gia bảo hiểm dưỡng lão cơ bản dựa theo quy định này.”

Điều 10 của “Luật Bảo hiểm Xã hội” quy định: “Người lao động sẽ tham gia bảo hiểm dưỡng lão cơ bản, người sử dụng lao động và người lao động phải cùng đóng góp phí bảo hiểm dưỡng lão cơ bản.”

Theo các điều luật được đề cập ở trên và quy định của chính quyền địa phương, luật sư của bà Trần nói rằng điều kiện tiên quyết tham gia bảo hiểm hưu trí là phải tồn tại mối quan hệ lao động giữa cá nhân đó và doanh nghiệp. Chỉ cần người lao động hình thành mối quan hệ lao động với doanh nghiệp thì họ sẽ và phải tham gia bảo hiểm dưỡng lão, đó là quyền và nghĩa vụ hợp pháp của người lao động và doanh nghiệp.

Trong phần phát biểu cuối cùng của mình, bà Trần nói rằng: “Bởi tôi tu luyện Pháp Luân Công, nên đơn vị công tác đã dừng trả lương cho tôi từ năm 2001 tới năm 2007. Trong thời gian đó, gia đình chúng tôi đều dựa vào thu nhập của một mình chồng tôi để sinh sống. Nhưng không ngờ sau khi tôi bị kết án 3 năm tù vào năm 2004, cảnh sát còn bắt giữ chồng tôi và kết án anh ấy 2 năm lao động cưỡng bức. Sau khi ra tù, anh ấy cũng bị mất việc làm. Các con của chúng tôi cũng bị liên lụy và bị giam giữ một tháng. Chúng đã bị tổn thương nặng nề cả về tinh thần lẫn sức khỏe. Bởi cả hai vợ chồng chúng tôi đều bị cầm tù, nên con tôi đã phải sinh sống dựa vào khoản tiền vay mượn của ngươi thân và bạn bè.”

Bà nói thêm: “Chồng tôi đã bị tiểu đường khi ở trong trại lao động cưỡng bức. Sau khi trở về nhà và hồi phục sức khỏe được một chút, anh ấy đã phải làm những công việc vặt để nuôi sống gia đình và sinh hoạt phí của tôi ở trong tù. Anh ấy đã phải làm như vậy cho đến khi tôi được trả tự do và làm thủ tục nghỉ hưu.”

Thông tin liên lạc của các cá nhân tham gia bức bại bà Trần:

Ngô Sơn Lương (吴山良), trưởng phòng của Phòng An sinh Xã hội và Nguồn nhân lực Quận Đại Hưng: +86-10-69298217
Tiết Quân (薛军), giám đốc của Trung tâm Quản lý Bảo hiểm Xã hội quận Đại Hưng
Vương Ngọc Hồng (王玉红), thẩm phán chủ tọa của Tòa án quận Đại Hưng: +86-10-57362829

(Thông tin liên lạc của các thủ phạm bức hại khác có chi tiết trong bản gốc tiếng Trung.)

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/1/24/437201.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/3/8/199442.html

Đăng ngày 19-04-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share