Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở ngoài Trung Quốc

[MINH HUỆ 07-01-2022] Gần đây, nhân Ngày Nhân quyền Quốc tế 10 tháng 12 (năm 2021), học viên Pháp Luân Công tại 36 quốc gia đã đệ trình lên chính phủ nước sở tại danh sách mới về những thủ phạm liên quan đến cuộc bức hại học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc. Theo đó các học viên yêu cầu chính phủ cấm những thủ phạm và các thành viên gia đình họ nhập cảnh và đóng băng tài sản của họ ở nước sở tại.

Trong 36 quốc gia này có 5 nước thuộc Liên minh Ngũ Nhãn (Hoa Kỳ, Canada, Vương quốc Anh, Australia và New Zealand), 23 nước thuộc Liên minh Châu Âu (Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Hà Lan, Ba Lan, Bỉ, Thụy Điển, Áo, Ireland, Đan Mạch, Phần Lan, Czechia, Romania, Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Hungary, Slovakia, Luxembourg, Bulgaria, Croatia, Slovenia, Estonia và Malta) và 8 nước khác (Nhật Bản, Nam Hàn, Indonesia, Thụy Sỹ, Na Uy, Liechtenstein, Israel và Mexico).

Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một pháp môn tu luyện đã bị chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức hại từ năm 1999. Trong cuộc bức hại này, nhiều học viên đã bị tra tấn đến chết và bị mổ cướp nội tạng. Gần đây, các học viên đã gửi nhiều danh sách những thủ phạm bức hại đến các quốc gia khác nhau, yêu cầu áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với những kẻ vi phạm nhân quyền này. Lần đệ trình này đánh dấu lần đầu tiên quốc gia Estonia tham gia vào nỗ lực này.

Lưu Chúc Tam, Phó bí thư Đảng ủy Ủy ban Chính trị và Pháp luật Thành phố Thanh Đảo (UBCTPL), là một trong những người có tên trong danh sách thủ phạm tham gia bức hại lần này.

Thông tin cá nhân

Họ tên đầy đủ: Lưu Chúc Tam (刘祝三)
Giới tính: Nam
Quốc tịch: Trung Quốc
Ngày/Tháng/Năm sinh: Không rõ
Nơi sinh: Không rõ

2022-1-6-203747-0--ss.jpg

Chức vụ

Từ tháng 6 năm 2015: Phó Giám đốc Phòng 610 Thành phố Thanh Đảo của tỉnh Sơn Đông

Tháng 6 năm 2016: Giám đốc Phòng 610 Thành phố Thanh Đảo

2019 – Nay: Phó Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật Thành phố Thanh Đảo và Giám đốc Phòng 610 Thành phố Thanh Đảo

Tội ác chủ yếu

Ủy ban Chính trị và Pháp luật và Phòng 610 là hai tổ chức được Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) giao nhiệm vụ bao quát cuộc bức hại Pháp Luân Công. Là một quan chức phụ trách Phòng 610 của thành phố Thanh Đảo, Lưu Chúc Tam phải chịu trách nhiệm trực tiếp về những tội ác mà ông ta đã phạm phải với các học viên Pháp Luân Công ở Thanh Đảo trong nhiệm kỳ của ông ta (Từ năm 2015 – nay), trong đó có việc tra tấn đến mức tàn tật và tử vong.

Kể từ khi phụ trách Phòng 610 ở thành phố Thanh Đảo vào năm 2015, Lưu Chúc Tam đã tuân thủ chặt chẽ chính sách của ĐCSTQ trong việc thực hiện cuộc bức hại đối với các học viên Pháp Luân Công. Ông ta chỉ đạo cảnh sát, viện kiểm sát, tòa án và các tổ chức cộng đồng khác trong thành phố tham gia vào cuộc đàn áp. Trong một buổi hội thảo bồi huấn cho những người phụ trách các trường sở hoạt động tôn giáo trên địa bàn thành phố Thanh Đảo vào tháng 6 năm 2015, Lưu đã phỉ báng Pháp Luân Công và chia sẻ “kinh nghiệm” của ông ta về cách thực hiện cuộc bức hại một cách hiệu quả.

Ngày 24 tháng 6 năm 2016, Lưu Chúc Tam tham dự buổi lễ khánh thành Cơ sở Giáo dục Chống Tà giáo Lai Tây ở thành phố Lai Tây. Theo một bài báo đăng trên Thanh Đảo Nhật Báo (Qingdao Daily) vào ngày 5 tháng 5 năm 2017, tất cả mười quận ở Thanh Đảo đã thành lập Cơ sở Giáo dục Chống Tà giáo. Ủy ban Chính trị và Pháp luật, Phòng 610 của thành phố Thanh Đảo đã sử dụng văn bản, hình ảnh, video và hoạt hình trong chiến dịch của họ để bôi nhọ Pháp Luân Công.

Ngày 22 tháng 7 năm 2020, Lưu Chúc Tam đã tham dự “Tháng tuyên truyền chống Tà giáo và Giáo dục chống Tà giáo cho hoạt động Tàu điện ngầm”. Tại đó, ông ta vu khống Pháp Luân Công và kêu gọi người dân các giới “nhận thức rõ sự nguy hại của tà giáo”.

Theo thông tin Minghui.org đã thu thập, trong ba năm Lưu Chúc Tam nắm quyền ở Thanh Đảo, ít nhất 12 học viên Pháp Luân Công đã chết vì bị bức hại. Họ gồm: Lý Tác Khanh, Lý Quế Phân, Vương Thục Hoa, Lưu Thục Hương, Triệu Thụy Phương, Thái Dĩnh, Sinh Tích Lan, Ngụy Thục Hoa, Lý Phó Vinh, Hà Lập Phương, Lưu Tú Trinh, và Công Phi Khải. Nhiều người khác bị bắt giữ, kết án và tra tấn.

Các trường hợp tử vong điển hình

1. Cụ bà Lý Phó Vinh qua đời sau hai tháng bị giam giữ

Cụ bà Lý Phó Vinh, 78 tuổi, là cư dân thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông đã bắt vào ngày 6 tháng 8 năm 2019. Sau khi trở về nhà, bà nằm liệt giường và không thể ăn uống được. Cảnh sát đã năm lần kéo đến nhà bà trong hai tháng sau khi bà bị bắt giữ. Họ thẩm vấn và chụp ảnh bà bất chấp sự phản đối của bà. Tình trạng của bà Lý tiếp tục xấu đi do bị sách nhiễu và thẩm vấn liên tục. Bà qua đời vào ngày 15 tháng 10 năm 2019.

2. Ông Hà Lập Phương qua đời ở trong khi bị giam giữ, nghi ngờ bị thu hoạch nội tạng

Ông Hà Lập Phương, một cư dân của thành phố Thanh Đảo, đã qua đời sau hai tháng bị bắt giữ vì từ chối từ bỏ Pháp Luân Công. Lúc đó ông mới chỉ 45 tuổi.

Gia đình của ông Hà nghi ngờ rằng nội tạng của ông có thể đã bị thu hoạch khi ông vẫn còn sống hoặc ngay sau khi chết. Họ cũng nghi ngờ ông bị ngược đãi tinh thần (thuốc hướng thần có thể đã được sử dụng) vì ông mất khả năng nói và không phản ứng chỉ trong vòng 17 ngày sau khi bị giam giữ. Ngày 25 thang 6, một phiên tòa đã được tổ chức tại Nhà tù Phổ Đông dù ông Hà không đảm bảo sức khỏe để hầu tòa. Một nhóm chấp hành viên tòa án đã khiêng ông vào phòng xử án và đẩy ông vào một chiếc ghế. Trong toàn bộ phiên tòa, ông Hà đờ đẫn, không có bất cứ phản ứng nào. Người mẹ già của ông đã yêu cầu điều trị y tế cho con trai nhưng đã bị lờ đi.

3. Sau khi bị kết án 7,5 năm tù, thượng tá về hưu ông Công Phi Khải tử vong ở trong tù

Ông Công Phi Khải, 66 tuổi, một thượng tá đã nghỉ hưu ở thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, đã bị bắt vào ngày 17 tháng 19 năm 2017 trong khi tới thăm một người bạn. Ông đã bị Tòa án Quận Thị Bắc xét xử trong một phòng xử án tạm bên trong Nhà tù Phổ Đông ở Tức Mặc, tỉnh Sơn Đông vào ngày 24 tháng 5 năm 2018. Thẩm phán đã tuyên án ông 7,5 năm tù và khoản phạt 20.000 nhân dân tệ vào ngày 20 tháng 7 năm 2018. Ông Công đã qua đời trong khi bị giam ở trong Nhà tù Tế Nam vào ngày 12 tháng 4 năm 2021.

4. Bà Thái Dĩnh qua đời ở trong Trại tạm giam

Bà Thái Dĩnh, một học viên Pháp Luân Công 48 tuổi ở tỉnh Sơn Đông, đã bị bắt và ngày 26 tháng 4 năm 2018 và bị đưa đến trại tạm giam Phổ Đông vào ngày hôm sau. Bà đã tuyệt thực và bị bức thực. Sau đó bà đã qua đời vào ngày 8 tháng 5, sau chưa đầy hai tuần bị đưa tới trại tạm giam.

Những vụ bắt giữ quy vô lớn, kết án tù nặng, và sách nhiễu

Từ tháng 6 năm 2017 đến tháng 12 năm 2018, Ủy ban Chính trị và Pháp luật, Phòng 610 và Công an Thành phố Thanh Đảo đã thực hiện các vụ bắt giữ quy mô lớn, sách nhiễu và giám sát các học viên Pháp Luân Công ở Thanh Đảo và các thành phố lân cận. Gần như mọi học viên bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công trước khi cuộc bức hại bắt đầu vào năm 1999 đều bị sách nhiễu. Ít nhất ba 3 học viên đã chết, 227 người bị bắt, 20 người bị kết án, 30 người bị xét xử và 143 người bị sách nhiễu.

Bà Khương Thục Nga, 51 tuổi, bị bắt vào ngày 28 tháng 4 năm 2018. Bà đã bị giam trong trại tạm giam Phổ Đông và sau đó bị kết án 5 năm tù.

Ngày 6 tháng 6 năm 2018, trước Hội nghị Thượng đỉnh của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) được tổ chức tại thành phố Thanh Đảo, Công an Tức Mặc và Đồn Công an Vương Thôn đã đột nhập vào nhà của ông Hoàng Căn Cát mà không xuất trình bất kỳ giấy tờ gì và phi pháp bắt ông Hoàng đến một trại tạm giam và lục soát nhà ông. Vào ngày 26 tháng 11, ông Hoàng đã bị Tòa án Tức Mặc xét xử trong một phòng xử án tạm thời bên trong trại tạm giam. Hai tháng sau, ông Hoàng bị kết án 3 năm tù.

Cũng trong năm 2018, trước khi Hội nghị Thượng đỉnh SCO được tổ chức tại thành phố Thanh Đảo, các nhân viên Phòng 610 địa phương liên tục sách nhiễu bà Lưu Tú Trinh. Một số cảnh sát đã theo dõi bên ngoài nhà và bám theo bà Lưu mỗi khi bà ra khỏi nhà. Áp lực tinh thần của lần bị sách nhiễu này khiến sức khỏe của bà suy giảm nhanh chóng và đột ngột. Bà đã qua đời ba tháng sau đó, vào ngày 4 tháng 1 năm 2019.

Năm 2020, trong đại dịch COVID-19, Ủy ban Chính trị và Pháp luật Sơn Đông và Phòng 610 đã tăng cường bức hại các học viên Pháp Luân Công và tiếp tục chiến dịch “Xóa sổ”, một nỗ lực phối hợp nhằm buộc mọi học viên trong danh sách đen của ĐCSTQ phải từ bỏ Pháp Luân Công. Nhiều học viên đã bị sách nhiễu, bắt giữ, tra tấn, giam cầm, kết án và/hoặc phạt tiền. Một số bị lục soát nhà cửa và tiền lương hưu, tiền lương hoặc trợ cấp của họ bị đình chỉ. Ở thành phố Thanh Đảo, ít nhất 100 học viên đã bị nhắm mục tiêu và 9 người trong số họ đã bị kết án tù.

Ngày 8 tháng 1 năm 2020, bà Triệu Nhân Hà, 50 tuổi, bị bắt và đưa đến trại tạm giam Phổ Đông ở Thanh Đảo. Việc bắt giữ bà đã được phê chuẩn vào ngày 14 tháng 2. Cảnh sát đã trình hồ sơ của bà lên Viện Kiểm sát Quận Hoàng Đảo vào tháng 4. Sau đó bà đã bị truy tố vào đầu tháng 6 và vụ án của bà đã được chuyển đến Tòa án Hoàng Đảo. Vào ngày 30 tháng 7, bà Triệu bị xét xử thông qua một phiên tòa trực tuyến, và bà đã bị kết án 7 năm tù giam cùng khoản phạt 20.000 nhân dân tệ

Trong nửa đầu năm 2021 đã ghi nhận 3.291 học viên Pháp Luân Công bị bắt giữ trên toàn quốc. Sơn Đông là tỉnh có nhiều vụ bắt giữ nhất với 498 vụ, trong đó thành phố Thanh Đảo chiếm 78 trường hợp, và là thành phố có số vụ bắt giữ cao nhất trong tất cả các thành phố của tỉnh.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/1/7/436532.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/1/11/198087.html

Đăng ngày 22-02-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share