Bài của phóng viên Minh Huệ tại tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 04-09-2021] Các học viên Pháp Luân Công ở 36 quốc gia đã đệ trình lên chính phủ nước sở tại một danh sách mới gồm các thủ phạm bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc vào khoảng ngày 10 tháng 12, Ngày Nhân quyền Quốc tế. Các học viên đề nghị chính phủ nước mình cấm nhập cảnh và phong tỏa tài sản của các thủ phạm cũng như người nhà của họ.

Trong 36 quốc gia này có 5 nước thuộc Liên minh Ngũ Nhãn (Hoa Kỳ, Canada, Vương quốc Anh, Australia và New Zealand), 23 nước thuộc Liên minh Châu Âu (Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Hà Lan, Ba Lan, Bỉ, Thụy Điển, Áo, Ireland, Đan Mạch, Phần Lan, Czechia, Romania, Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Hungary, Slovakia, Luxembourg, Bulgaria, Croatia, Slovenia, Estonia và Malta) và 8 nước khác (Nhật Bản, Nam Hàn, Indonesia, Thụy Sỹ, Na Uy, Liechtenstein, Israel và Mexico).

Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một pháp môn tu luyện đã bị chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức hại từ năm 1999. Trong cuộc bức hại này, nhiều học viên đã bị tra tấn đến chết và bị mổ cướp nội tạng. Gần đây, các học viên đã gửi nhiều danh sách những thủ phạm bức hại đến các quốc gia khác nhau, yêu cầu áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với những kẻ vi phạm nhân quyền có tên trong danh sách. Lần đệ trình này đánh dấu lần đầu tiên quốc gia Estonia tham gia vào nỗ lực này.

Trương Minh Hoa, nguyên Phó Giám đốc Công an Thành phố Triều Dương, tỉnh Liêu Ninh có tên trong danh sách lần này.

Thông tin cá nhân của thủ phạm

fdfe6c519f58328e6b1ca3c6c43d2179.jpg

Họ tên: Trương Minh Hoa (tên tiếng Trung 张明华)

Giới tính: Nam

Quốc tịch: Trung Quốc

Ngày tháng năm sinh: không rõ

Nơi sinh: không rõ

Chức vụ

1997 – 2000: Trưởng Công an Thành phố Lăng Nguyên, tỉnh Liêu Ninh

2000 – 2004: Trưởng Công an Quận Song Tháp, thành phố Triều Dương, tỉnh Liêu Ninh

2004 – 2011: Phó Trưởng Công an Triều Dương, phụ trách việc bức hại Pháp Luân Công

2012 – nay: Phó Bí thư trưởng Thành ủy Triều Dương kiêm Cục trưởng Cục Kháng cáo (hay Cục Tín phóng)

Tội ác chủ yếu

Trương Minh Hoa bắt đầu tham gia bức hại các học viên Pháp Luân Công kể từ tháng 10 năm 1997 khi ông ta giữ chức Trưởng Công an Thành phố Lăng Nguyên, tỉnh Liêu Ninh. Vào tháng 3 năm 1998, Trương đi đầu trong việc thi hành chính sách đàn áp do Giang Trạch Dân, lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc lúc bấy giờ đề ra. Ông ta đã bắt giữ năm phụ đạo viên Pháp Luân Công. Vào năm 1999, Trương đã tiến hành thẩm vấn, bắt bớ, bỏ tù và đưa hàng ngàn học viên vào các trại lao động cưỡng bức. Ông ta tịch thu sách và máy phát [bài giảng] Pháp Luân Công, thẩm vấn và tống tiền các học viên.

Kể từ khi cuộc bức hại bắt đầu vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, dưới sự chỉ đạo của Giang Trạch Dân, Trương Minh Hoa đã tích cực tham gia vào cuộc bức hại này. Trương được điều chuyển công tác từ thành phố Lăng Nguyên về làm Trưởng Công an Quận Song Tháp, thành phố Triều Dương. Vì có thái độ cứng rắn trong việc thực hiện cuộc bức hại, đến năm 2004, ông ta được đề bạt lên chức Phó Trưởng Công an Triều Dương, chuyên phụ trách cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Trong nhiều năm, Trương đã đích thân chỉ đạo và tham gia bắt bớ, tra tấn và kết án các học viên Pháp Luân Công tại thành phố Triều Dương.

Theo báo chí đưa tin, trong suốt nhiệm kỳ là người đứng đầu Công an Quận Song Tháp, ông ta đã đưa hơn 100 học viên Pháp Luân Công vào các trại lao động cưỡng bức, giam giữ hình sự 520 học viên và tống tiền đối với hơn 2.000 học viên.

Cũng trong thời gian này, nhiều học viên đã bị tra tấn đến chết gồm: ông Trương Khánh Phong, bà Lý Xuân Vinh, bà Vương Lệ Hà, ông Lý Hoành Vĩ, ông Vương Thụ Toàn, vợ chồng ông Phạm Duy Hoài bà Tùng Bội Liên, bà Hồ Diễm Vinh và bà Trần Bảo Phượng.

Trương Minh Hoa còn đích thân khởi xướng và chỉ đạo nhiều chiến dịch lớn nhắm vào Pháp Luân Công ở cấp thành phố. Vào tháng 8 năm 2007, hơn 40 học viên bị bắt giữ tại Lăng Nguyên. Khi đó, Trương đang làm việc tại Công an Thành phố Triều Dương, đã đến Lăng Nguyên để giám sát. Năm 2007, ông ta còn thừa lệnh Chu Vĩnh Khang, giám đốc Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương của ĐCSTQ, kiểm duyệt mọi thông tin trực tuyến liên quan đến Pháp Luân Công.

Bởi dốc sức bức hại Pháp Luân Công, Trương Minh Hoa được Công an Tỉnh Liêu Ninh trao tặng bằng khen hạng ba và được vinh danh là “chiến sỹ thi đua“ và “công chức kiểu mẫu của tỉnh Liêu Ninh”. Ông ta còn được thành phố Triều Dương trao tặng bằng khen “công chức xuất sắc hạng nhất“.

Một số tội ác của Trương Minh Hoa trong thời gian nhậm chức Trưởng Công an Thành phố Lăng Nguyên

1. Cái chết của ông Trương Khánh Phong

Ông Trương Khánh Phong, 69 tuổi, đã bị phòng 610 và cảnh sát sách nhiễu sau khi cuộc đàn áp bắt đầu. Cảnh sát uy hiếp và cưỡng bức ông viết “tam thư” tuyên bố sẽ không tập Pháp Luân Công nữa và từ bỏ đức tin vào Pháp Luân Công. Cảnh sát còn cưỡng bức ấn tay ông điểm chỉ vào các tuyên bố đó khiến tâm ông bị thương hại to lớn, và qua đời vào mùa đông năm 1999.

2. Cái chết của bà Lý Xuân Vinh

Bà Lý Xuân Vinh, 48 tuổi, bị người của Đồn Công an Hà Đông, thành phố Lăng Nguyên bắt giữ vào trung tuần tháng 7 năm 2000. Cảnh sát lục soát nhà cửa và phạt tiền bà. Bà bị giam tại Trại tạm giam Số 2. Trong khi bị giam giữ, bà bị tẩy não để từ bỏ Pháp Luân Công. Bà bị khủng hoảng tinh thần nghiêm trọng. Sau khi về nhà, bà bị mất ngủ ba ngày trước khi bị xuất huyết não. Ngày 9 tháng 8 năm 2000, bà qua đời sau năm ngày bị hôn mê.

Một số tội ác chủ yếu của Trương Minh Hoa trong thời gian nhậm chức Trưởng Công an Quận Song Tháp, thành phố Triều Dương

1. Cái chết của bà Vương Lệ Hà

Ngày 5 tháng 9 năm 2000, bà Vương Lệ Hà, 46 tuổi, bị Công an Quận Song Tháp bắt và giam giữ tại trại tạm giam Số 2 Triều Dương. Trong trại giam, bà đã tuyệt thực để phản đối. Bà được thả ra sau 15 ngày. Ngày 9 tháng 10 năm 2000, bà quay trở lại Công an quận Song Tháp để đòi lại sách Pháp Luân Công đã bị tịch thu trước đó, cảnh sát lại bắt giữ bà. Họ đã bức thực bà bằng ống truyền thức ăn. Bà qua đời không lâu sau khi được đưa về nhà.

2. Cái chết của ông Lý Hoành Vĩ

Ông Lý Hoành Vĩ, 52 tuổi, sống tại quận Song Tháp, thành phố Triều Dương. Ngày 26 tháng 9 năm 2002, ông bị bắt giữ và nhà cửa bị lục soát. Trong trại giam, ông tuyệt thực để phản đối cuộc đàn áp nên đã bị bức thực. Sáng ngày 7 tháng 10, ông qua đời trong trại giam. Gia đình phát hiện lưng ông bị thâm đen và có những vết thương do bị sốc điện. Tai ông bị bầm tím và rướm máu.

3. Cái chết của ông Vương Thụ Toàn

Mặc dù ông Vương Thụ Toàn đã phải rời nhà để tránh bị bắt giữ vào tháng 6 năm 2002, cảnh sát vẫn tiếp tục đến nhà ông sách nhiễu và uy hiếp gia đình ông. Một người thân của ông bị giam giữ, tra tấn và bị phạt 2.000 Nhân dân tệ. Cuộc bức hại khiến ông Vương sa sút về thể chất và tinh thần nghiêm trọng. Ngày 9 tháng 3 năm 2003, ông qua đời ở tuổi 46 trong lúc đang sống xa gia đình.

4. Ông Hồ Kiến Quốc, bà Lý Quần Phương và ông Tào Trí Dũng bị bắt và bị kết án tù

Ngày 25 tháng 10 năm 2001, nhà cầm quyền thành phố Triều Dương điều động rất nhiều cảnh sát để bắt giữ hơn 40 học viên Pháp Luân Công, trong đó có ông Hồ Kiến Quốc, bà Lý Quần Phương và ông Tào Trí Dũng. Ông Hồ bị kết án 14 năm tù, bà Lý 11 năm tù và ông Tào 7 năm tù.

Ông Hồ bị đánh đập và bị treo lên tường vào ban đêm. Hơn một chục cảnh sát thay phiên nhau giám sát ông. Họ tra tấn ông suốt ba ngày, đấm đá, chửi mắng ông. Họ không cho ông ngủ, không cung cấp thức ăn nước uống cho ông. Hễ khi nào ông nhắm mắt ngủ, họ sẽ xịt nước vào mặt ông.

Bà Lý tuyệt thực để phản đối bức hại. Bà bị xuất huyết trong, co thắt dạ dày và giãn đồng tử khi bị bức thực. Bà còn bị co giật. Khi được đưa vào bệnh viện điều trị, bà vẫn bị còng tay và cùm chân.

5. Bà Kim Thúy Hương bị kết án 10 năm tù

Ngày 28 tháng 1 năm 2002, cảnh sát của Phòng Bảo vệ Chính trị thuộc Công an Song Tháp đã bắt giữ bà Kim Thúy Hương. Bà tìm cách trốn thoát nhưng Trương Minh Hoa đã đá bà thật mạnh khiến bà bị vỡ mũi. Ông ta còn đập đầu bà vào tường làm bà choáng váng.

Cảnh sát sốc điện lên mặt bà và chửi mắng bà bằng những lời tục tĩu. Sau đó, họ đưa bà đến trại tạm giam Triều Dương. Tại đây, bà tuyệt thực để phản đối bức hại nên đã bị bức thực. Họ cạy răng bà và nhét ống dẫn thức ăn vào khiến cho bà gần như ngạt thở. Ngày 23 tháng 1 năm 2003, bà bị kết án 10 năm tù.

6. Ông Trương Thiệu Phong và vợ là bà Lý Thục Bình bị bắt và bị kết án tù

Ngày 18 tháng 7 năm 2002, ông Trương Thiệu Phong và vợ là bà Lý Thục Bình bị bắt giữ, nhà của họ bị lục soát.

Khi thẩm vấn họ, cảnh sát còng tay bà Lý ra sau và treo bà lên suốt 4 tiếng đồng hồ. Họ đổ nước lạnh lên người bà và đánh vào mặt bà bằng cây lau sàn. Bà Lý bị đưa trở lại trại tạm giam Triều Dương và tiếp tục bị đánh đập. Nhiều lính canh nam kéo quần bà xuống gối và đánh bà hơn 20 lần bằng ống nhựa khiến lưng và mông của bà bị bầm đen và bà không thể ngồi được suốt một tháng.

Ông Trương bị đưa đến Đồn Cảnh sát Song Tháp và bị tra tấn.

Ngày 25 tháng 2 năm 2003, cả hai đã bị kết án 8 năm tù giam.

7. Bà Lâm Quế Chi bị kết án 7 năm tù

Ngày 18 tháng 10 năm 2003, bà Lâm Quế Chi, 42 tuổi, bị bắt và bị đưa đến trại tạm giam Số 1. Bà trải qua hai lần nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Trại giam phớt lờ tình trạng của bà và không cho bà điều trị. Vào trung tuần tháng 1 năm 2004, Tòa án Quận Song Tháp tuyên án và kết án bà 7 năm tù giam tại Nhà tù Nữ Tỉnh Liêu Ninh.

Một số tội ác của Trương Minh Hoa trong thời gian nhậm chức Phó Trưởng Công an thành phố Triều Dương

Tháng 5 năm 2004, sau khi nhậm chức Phó Trưởng Công an Thành phố Triều Dương, Trương Minh Hoa tăng cường đàn áp học viên Pháp Luân Công hơn nữa, bằng những thủ đoạn vô cùng tàn nhẫn.

1) 42 học viên Pháp Luân Công bị bắt giữ, trong đó 1 người qua đời

Ngày 1 tháng 8 năm 2007, dưới sự chỉ đạo của Thành ủy và Ủy ban Chính trị và Pháp Luật Thành phố Triều Dương cùng với sự tham gia trực tiếp của Phòng An ninh Nội địa Triều Dương, Công an Thành phố Lăng Nguyên đã tiến hành bắt giữ 42 học viên Pháp Luân Công tại thị trấn Bắc Lâm.

Trong số đó, bà Hồ Diễm Vinh chết trong vụ bắt giữ; bà Lý Thúy Chi bị rối loạn tâm thần.

Lý Cảnh Phương và Lý Chiêm Quảng bị kết án bất hợp pháp 4 năm 6 tháng tù giam; Mã Nham Hoa và Trương Quế Cúc 4 năm tù giam; Đổng Tú Cần và Hàn Phượng Trân 3 năm 6 tháng tù giam; Quách Phượng Hiền, Lưu Kim Thành và Vương Học Quân mỗi người 3 năm tù giam.

Vương Hiểu Vũ, Quách Thái Vinh, Hồ Diễm Lệ, Lưu Lực và Lý Anh Chi bị đưa vào trại lao động cưỡng bức.

Công an Thành phố Lăng Nguyên đã tống tiền các học viên và gia đình họ với số tiền mặt khổng lồ.

Trong giai đoạn này, Phó Trưởng Công an Triều Dương Trương Minh Hoa đã đích thân chỉ đạo và tham gia vào việc tra tấn học viên Pháp Luân Công. Ngày 2 tháng 8 năm 2007, Trương Minh Hoa cùng với Phòng An ninh Nội địa Thành phố Triều Dương, người của Cục An ninh Quốc gia, Ủy ban Chính trị và Pháp luật Thành phố Triều Dương và nhân viên Phòng 610, đã đi đến Lăng Nguyên. Khi Công an Thành phố Lăng Nguyên định thả các học viên, Trương Minh Hoa đã ngăn lại và báo cáo vụ việc lên Công an Tỉnh Liêu Ninh, nói rằng “các vụ án lớn và quan trọng phải được xử lý nhanh chóng”.

Sau khi bà Hồ Diễm Vinh bị tra tấn đến chết, Trương Minh Hoa đã thông báo tới gia đình bà rằng bởi bà là “thành viên Pháp Luân Công nòng cốt”, nên ngay cả nếu bà còn sống thì bà cũng sẽ bị kết án hơn 15 năm tù và gia đình sẽ chịu trách nhiệm cho cái chết của bà. Trương Minh Hoa đã ra lệnh hỏa táng bà Hồ Diễm Vinh dù gia đình bà không đồng ý.

2) 12 học viên bị bắt, trong đó có 1 người qua đời

Ngày 24 và 25 tháng 2 năm 2008, dưới sự chỉ đạo của Trương Minh Hoa, khi đó đang giữ chức Phó trưởng Công an Thành phố Triều Dương, cảnh sát đã bắt giữ 12 học viên Pháp Luân Công.

Trong số đó, bà Trần đã chết sau 8 ngày bị tra tấn; bà Ngô Kim Bình và bà Vu Hụê Quyên lâm vào tình trạng nguy kịch.

Các học viên Phan Túc Phong bị kết án phi pháp 8 năm tù, Phùng Lệ và Trương Kỳ 7 năm tù, Lý Anh Hiên và Trữ Tú Mai 6 năm tù, Cảnh Phi 4 năm tù; Trần Thục Mai 3 năm tù, Lý Văn Sinh 3 năm tù giam và 5 năm thử thách, và Lý Á Hiên bị đưa đến trại lao động cưỡng bức.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/9/4/430404.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/12/29/197201.html

Đăng ngày 29-01-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share