Bài viết của một học viên Đại Pháp ở Hà Bắc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 07-10-2021] Sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động chiến dịch bức hại Pháp Luân Công trên toàn quốc vào tháng 7 năm 1999, Tạ Ngọc Bảo, trưởng Đội An ninh Nội địa của Sở Cảnh sát Trác Châu ở tỉnh Hà Bắc, đã tích cực thực hiện các chính sách bức hại trong nhiệm kỳ của ông ta từ năm 1999 đến tháng 12 năm 2002.

Ông ta đã trực tiếp tham gia nhiều vụ bắt giữ và giam cầm phi pháp các học viên Pháp Luân Công cũng như các hình thức bức hại khác đối với học viên, bao gồm lục soát nhà, tống tiền, cưỡng bức tẩy não, kết án phi pháp, cưỡng bức lao động, ngược đãi trong bệnh viện tâm thần v.v..

Ông ta thường xuyên dẫn theo nhiều cảnh sát để đánh đập các học viên, sốc điện họ bằng dùi cui điện, bắt họ phơi ngoài thời tiết lạnh, dùng chân ghế đánh vào các ngón tay, dùng khăn ướt quất vào mặt họ hoặc đánh họ bằng thuổng. Có lúc, các học viên bị đánh mạnh đến nỗi cán thuổng bị gãy đôi khi va chạm. Một số học viên đã qua đời do bị bức hại tàn bạo, và nhiều học viên khác chứng kiến gia đình họ bị tan nát.

Theo thống kê có sẵn trên Minghui.org, trong nhiệm kỳ của Tạ, ít nhất sáu học viên Pháp Luân Công địa phương đã chết do bị tra tấn, bốn người bị suy sụp tinh thần, ba người bị kết án tù phi pháp và 33 người bị đưa đến các Trại Cưỡng bức Lao động. Tổng cộng, Tạ phải chịu trách nhiệm cho 209 trường hợp các vụ giam giữ phi pháp những học viên, 1.037 vụ sách nhiễu, tống tiền ít nhất 969.850 nhân dân tệ, nhiều học viên bị thương và một số bị tàn tật.

Tạ có trách nhiệm không thể chối cãi cho sự bức hại nghiêm trọng đối với các học viên Pháp Luân Công và gia đình họ ở Trác Châu, một thành phố cấp huyện ở tỉnh Hà Bắc.

Tạ thường xuyên dẫn cảnh sát đi lục soát nhà các học viên Pháp Luân Công một cách vô cớ và họ lấy đi tiền mặt và các tài sản cá nhân khác một cách phi pháp. Ví dụ, họ lấy một sổ tiết kiệm 4.500 nhân dân tệ và 500 nhân dân tệ tiền mặt của học viên Pháp Luân Công là Vương Văn Thụ; họ cũng tịch thu 50.000 nhân dân tệ ở nhà của Đỗ Phúc Hương.

Những cái chết do Tạ Ngọc Bảo và cấp dưới gây ra

Ông Vương Cương bị tra tấn tàn bạo, chết ở tuổi 42

Ông Vương ở thôn Tây Vi Tra, làng Nghĩa Hoà Trang, thành phố Trác Châu.

Ngày 22 tháng 7 năm 2002, năm hay sáu cảnh sát đã xông vào nhà ông và đưa ông đến Đội An ninh Nội địa địa phương một cách phi pháp.

Khi ông Vương từ chối “chuyển hoá” (từ bỏ đức tin vào Pháp Luân Công), Tạ và cấp dưới đã bịa đặt các cáo buộc chống lại ông, và khiến ông bị kết án 10 năm tù. Ông bị đưa đến Đội 4 của Nhà tù Bảo Định, nơi ông bị tra tấn tào bạo.

Khoảng 4 giờ sáng ngày 27 tháng 5 năm 2005, hai lính canh tù là Phạm Kiến Lập và Nhiễm Lâm đã đến phòng giam của ông Vương. Họ đánh ông mạnh đến nỗi hai chân ông bị thương nặng.

Ba ngày sau vào ngày 30 tháng 5, bệnh viện địa phương nói rằng ông Vương cần được cắt cụt chi ngay lập tức. Không đưa ra lời giải thích nào, không có sự đồng ý của ông Vương hoặc không thông tin cho gia đình, bệnh viện đã cắt cụt đầu gối của ông, chỉ còn để lại khoảng 10cm bên chân phải. Một người đàn ông khoẻ mạnh cao hơn 1,8 m đã bị tàn tật vĩnh viễn.

Khi vợ ông nghe tin, bà và gia đình đã vội vã đến Nhà tù Bảo Định để xác minh việc gì đã xảy ra, nhưng nhà tù từ chối mọi việc và gây nhiều khó khăn cho họ.

Nhà tù đã cố che giấu thông tin, đặt ông Vương vào tình trạng giám sát 24/7, cắt đứt liên lạc của ông với thế giới bên ngoài trong hai năm và không cho gia đình thăm ông. Để che đậy tội ác, Nhà tù Bảo Định đã bí mật chuyển ông Vương đến Nhà tù Ký Đông ở thành phố Đường Sơn vào ngày 21 tháng 6 năm 2007.

Ngày 14 tháng 10 năm 2009, gia đình nhận được thông báo từ Nhà tù Ký Đông rằng ông Vương đang trong tình trạng nguy kịch. Gia đình đã đưa ông về nhà nhưng ông đã qua đời 18 ngày sau đó ở tuổi 42.

Ông Cát Chí Quân bị cầm tù phi pháp hai lần, đã qua đời do bị bức hại ở tuổi 42

Ông Cát đã đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công vào ngày 1 tháng 12 năm 1999. Ông đã bị bắt giữ phi pháp và bị Tạ cùng những người khác đưa đến Cục Công an Trách Châu.

Tạ đã đánh ông Cát bằng một cây gỗ dày cho đến khi toàn thân ông bầm tím. Những thủ phạm cũng ép ông quỳ gối ở hành lang trong bốn hay năm tiếng trước khi đưa ông đến một trại giam, nơi mà họ tống tiền gia đình ông 10.100 nhân dân tệ. Sau đó, Tạ cũng tống tiền thêm 2.000 nhân dân tệ từ gia đình.

Ông Cát lại đến Bắc Kinh để nâng cao nhận thức về cuộc đàn áp Pháp Luân Công vào năm 2002. Tạ và những người khác đã bắt giữ phi pháp ông và khiến ông bị kết án tám năm tù. Ông đã bị đưa đến Nhà tù Số 4 Thạch Gia Trang, nơi ông bị tra tấn.

Dù chỉ mới ngoài 20, nửa mái tóc của ông Cát đã bạc trắng, ông chỉ còn lại sáu cái răng và mắc đủ loại bệnh, gồm mất trí nhớ, huyết áp cao, nhồi máu não, rối loạn nhịp tim, gan nhiễm mỡ, v.v..

Ngày 25 tháng 2 năm 2014, ông lại bị cảnh sát bắt giữ phi pháp và bị cướp hơn 20.000 nhân dân tệ. Ông bị kết án bốn năm tù dù khi đó huyết áp của ông là 229/165 mmHg.

Ông được thả và trở về nhà vào ngày 5 tháng 2 năm 2019. Khi đó ông đã bị suy sụp tinh thần do bị bức hại. Ông nói năng không mạch lạc, để râu dài và tự giam mình cả ngày trong nhà.

Sau nhiều năm bị bức hại, ông đã qua đời vào ngày 29 tháng 11 năm 2020 ở tuổi 42.

Ông Lý Hằng qua đời ở tuổi 51 do bị bức hại

Ông Lý là một học viên Pháp Luân Công ở thôn Vĩnh Nhạc, quận Song Tháp, thành phố Trác Châu.

Ngày 31 tháng 7 năm 2001, Tạ và cấp dưới đã bắt giữ ông phi pháp và khiến ông lãnh án ba năm cưỡng bức lao động.

Ông bị đưa đến trại cưỡng bức lao động Bảo Định, nơi lính canh cố “chuyển hoá” ông bằng cách bắt ông ngồi theo tư thế nửa đứng nửa ngồi với hai tay ôm sau đầu trong nhiều giờ. Ông bị cấm ngủ trong nhiều ngày liền và bị ép phải lao động cường độ cao.

Không lâu sau ông Lý bị nghẽn mạch máu não và huyết áp lên đến 220 mmHg. Ông mất khả năng điều khiển tay chân và gặp khó khăn khi tự chăm sóc bản thân. Trại lao động cưỡng chế tiêm thuốc không rõ nguồn gốc vào người ông khiến tình trạng của ông còn tệ hơn.

Ông được bảo lãnh để điều trị y tế vào năm 2002 và hoàn toàn liệt giường hai tuần sau đó. Mặc dù vậy, lính canh của trại lao động vẫn đến để sách nhiễu ông và gia đình liên tục.

Ông Lý đã qua đời vào ngày 12 tháng 6 năm 2005 ở tuổi 51.

Ông Tô Quốc hoa bị tra tấn tinh thần và thể xác, qua đời ở tuổi 73

Ông Tô ở thông Lưu Gia Viên ở thôn Lưu Gia Viên, làng Nghĩa Hoà Trang, thành phố Trác Châu.

Sau khi ĐCSTQ bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999, ông Tô đã đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công.

Ông bị bắt giữ phi pháp nhiều lần bởi Tạ và những cảnh sát khác, bị họ đánh đập, còng tay, ép ôm một cái cây to trong nhiều giờ và bị sốc điện bằng dùi cui điện.

Cảnh sát cũng liên tục sách nhiễu ông tại nhà và lục soát nhà ông.

Ông Tô đã qua đời vào tháng 12 năm 2003 ở tuổi 73 sau nhiều năm bị tra tấn tinh thần và thân thể.

Bà Trần Linh Mai, bị đánh đập tàn bạo, bị tra tấn, bỏ tù và qua đời ở tuổi 67

Bà Trần ở thôn Tây Quách, Mã Đầu Trấn Bắc, thành phố Trác Châu. Bà đã hai lần đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công vào ngày 20 tháng 7 và 19 tháng 11 năm 1999.

Tạ Ngọc Bảo, Lý Bảo Bình và vài người khác đã đưa bà về và đánh bà bằng ván gỗ cho đến khi mông bà tím ngắt và mặt bị biến dạng.

Cảnh sát cũng sốc điện vào lưng bà bằng dùi cui điện liên tục cho đến đầu bà. Họ tát vào mặt bà và đánh khắp người bà bằng gậy gỗ. Cảnh sát cũng lấy một tấm gỗ dài đánh từ mặt đến chân bà.

Bà Trần bị đưa đến một trại cưỡng bức lao động vào năm 2002.

Ngày 25 tháng 8 năm 2014, bà Trần và chồng là ông Tào Triệu Hội đang nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Công tại một khu chợ ở huyện Cố An, có người đã tố giác họ với cảnh sát. Sau đó, bà Trần bị kết án phi pháp ba năm tù và bị đưa đến Đội 17 của Nhà tù Nữ Thạch Gia Trang. Các lính canh đã chỉ đạo tù nhân đánh đập và trừng phạt thân thể bà.

Vì bị bức hại nhiều năm nên bà Trần rất yếu và tự chăm sóc bản thân rất khó khăn. Dù vậy, các tù nhân hình sự vẫn ép bà phải đứng quay mặt vào tường trong nhiều giờ liền.

Bà Trần được thả vào ngày 22 tháng 8 năm 2017. Khi đó bà sắp bị mù. Bà qua đời không lâu sau đó ở tuổi 67.

Ông Lưu Bảo Trí buộc phải sống vô gia cư, bị hăm doạ và sách nhiễu, đã qua đời khi ngoài 70 tuổi

Ông Lưu là một cựu nhân viên của Công ty TNHH Nhôm Bắc Trung Quốc ở Trác Châu, tỉnh Hà Bắc.

Ông đã thoát khỏi một vụ bắt giữ phi pháp của cảnh sát Đội An ninh Nội địa Trác Châu vào ngày 17 tháng 9 năm 2001 và bắt đầu sống xa nhà trong sáu năm tiếp theo.

Giận dữ vì ông Lưu trốn thoát, một nhóm cảnh sát đã quay sang tra tấn con trai ông. Họ sốc điện anh bằng dùi cui điện và đánh anh cho đến khi anh không thể đứng dậy nổi.

Cảnh sát thường xuyên xông vào nhà ông Lưu vào ban đêm, buộc gia đình ông phải trao tài sản trong căn hộ để cảnh sát bán đấu giá và dùng tiền để trả cho cái gọi là “tiền phạt” đối với ông Lưu.

Cảnh sát cũng dán một thông báo ở những nơi công cộng như ga xe lửa, nội dung là “bất kỳ ai tố giác một học viên Pháp Luân Công sẽ được thưởng 5.000 nhân dân tệ”.

Những thủ phạm cũng cắt lương của ông Lưu và giữ lại 55.000 nhân dân tệ tiền hưu trí của ông.

Tối ngày 25 tháng 2 năm 2014, một lượng lớn cảnh sát được phái đến thôn Thái Bình Trang, nơi ông Lưu đang ở thuê tại đó. Họ đã bắt giữ ông phi pháp và tịch thu tất cả tài liệu Đại Pháp, máy tính cùng các tài sản cá nhân khác, bao gồm 10.000 nhân dân tệ tiền mặt.

Sau đó ông Lưu đã được thả. Tuy nhiên, nhiều năm sống trôi dạt và liên tục bị cảnh sát sách nhiễu hăm doạ đã ảnh hưởng đến sức khoẻ của ông. Ông đã qua đời không lâu sau khi về nhà.

Ông Đổng Hán Kiệt bị đánh đập, tra tấn tàn bạo và bị cầm tù, đã qua đời ở tuổi 50

Ông Đổng là một học viên Pháp Luân Công từng làm việc tại Cục Khai thác mỏ Trác Châu. Ông từng bị Tạ và những người khác đánh đập tàn bạo vì đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công vào ngày 11 tháng 12 năm 1999.

Những thủ phạm đánh ông bằng gậy cao su và cây gỗ dày. Một số cây gậy bị gãy nhiều khúc. Họ cũng dùng khăn ướt quất vào mặt ông và sau đó đưa ông đến một bệnh viện tâm thần để ngược đãi thêm nữa. Cùng lúc đó, họ cấu kết với chủ lao động của ông để sai thải ông.

Ngày 25 tháng 9 năm 2001, Tạ và những người khác lại bắt giữ phi pháp ông Đồng và giam ông ở trung tâm tẩy não Nam Mã. Sau đó, ông bị kết án hai năm cưỡng bức lao động và bị chuyển đến Trại Lao động Bảo Định. Ở đó, ông bị sốc điện bằng dùi cui điện, bị treo lên với hai tay bị còng ra sau lưng, bị đá vào mặt bằng đế giày, bị ép phải đứng quay mặt vào tường trong nhiều giờ, bị trói vào “giường chết” và các hình thức tra tấn khác. Một trong những xương sườn của ông đã bị gãy do bị đánh đập

cbe7543a409da437fcb67cddb496717d.jpg

Minh hoạ tra tấn: “Treo lên”

03364b96fb993f7ce1284d5dfa77fff4.jpg

Minh hoạ tra tấn: Trói vào giường chết

Ông Đổng đã qua đời do bị ngược đãi trong Nhà tù Ký Đông ở Hà Bắc vào ngày 10 tháng 10 năm 2015 ở tuổi 50.

Các học viên bị rối loạn tinh thần do bị bức hại

Trường hợp 1: Ông Lô Linh bị ngược đãi trong trung tâm tẩy não

Ông Lô Linh ở thôn Thường, trấn Tùng Lâm Điếm, thành phố Trác Châu. Ông bị bắt giữ phi pháp vào tháng 7 năm 1999 bởi Đằng Quảng Thần, khi đó là bí thư Đảng thôn Thường, và Nhâm Chí Bình, khi đó là bí thư Uỷ ban Chính trị và Pháp Luật của trấn Tùng Lâm.

Họ đã đưa ông Lô đến Đội An ninh Nội địa, nơi Tạ buộc ông từ bỏ đức tin vào Pháp Luân Công. Họ đã giam ông ba ngày sau đó chuyển ông đến trại giam Trác Châu và giam ông thêm 15 ngày.

Tổng cộng ông Lô đã bị giam giữ phi pháp ba lần, bị đưa đến một trung tâm tẩy não hai lần và bị sách nhiễu nhiều lần trong cuộc bức hại.

Lần thứ hai ông Lô bị đưa đến trung tâm tẩy não Nam Mã, Cao Học Phi, giám đốc trung tâm, đã tát mạnh vào mặt ông. Việc ngược đãi kéo dài đến khi ông bị rối loạn tinh thần. Chỉ khi đó trung tâm mới thông báo cho gia đình đến đón ông về nhà.

Trường hợp 2: Bà Dương Vân Phương bị tra tấn trong trại lao động

Bà Dương Vân Phương ở thôn Hoàng Truân, thành phố Trác Châu. Năm 2000, bà bị Tạ bắt phi pháp đến một trại cưỡng bức lao động, tại đây bà chịu mọi hình thức tra tấn tinh thần và thân thể. Ví dụ, bà bị ép ngồi xổm trong nhiều giờ, bị cấm ngủ vào ban đêm, liên tục bị đánh đập và sốc điện bằng dùi cui điện.

Thậm chí sau khi bà bị rối loạn tinh thần, hướng đạo viên trại lao động là Diêm Khánh Phân, lính canh Bạch Khiết vẫn còng bà vào một tẩm bảng trong thời gian dài và thường đánh đập, sốc điện bà bằng dùi cui điện.

Vào ban đêm, người ta có thể thường xuyên nghe tiếng thét và âm thanh sốc điện bà bằng dùi cui điện trong một văn phòng lớn cũng như tiếng lăng mạ của những thủ phạm.

Việc tra tấn đã khiến tình trạng của bà Dương tệ hơn. Bà rơi vào trạng thái thất thần với đôi mắt đờ đẫn và không thể tự chăm sóc bản thân. Lúc đó bà mới ngoài 30 tuổi.

Trường hợp 3: Bà Diêm Tú Hương bị tra tấn thân thể trong trại cưỡng bức lao động Bảo Định

Bà Diêm Tú Hương ở thôn Bắc Hoành Kỳ, làng Tôn Trang, thành phố Trác Châu.

Bà đã bị giam giữ phi pháp bốn lần, hai lần bị đưa vào các trung tâm tẩy não, hai lần bị đưa đến một trại cưỡng bức lao động và bị sách nhiễu nhiều lần.

Tháng 1 năm 2002, Tạ bắt bà Diêm chịu hai năm cưỡng bức lao động và đưa bà đến Trạo Cưỡng bức Lao động Bảo Định, nơi đây bà bị tra tấn thân thể, gồm có cấm ngủ.

Tháng 12 năm 2004, bà Diêm lại bị đưa đến cùng trại cưỡng bức lao động để thụ án ba năm, trong thời gian này bà bị tra tấn nhiều hơn về thân thể và tinh thần. Kết quả là bà bị rối loạn tinh thần và thường chạy ra ngoài trong khi ôm chăn bông.

Con gái bà đã đến nói chuyện với trại cưỡng bức lao động nhiều lần, van xin họ thả mẹ cô nhưng lại bị từ chối một cách thô bạo. Khi đó bà Diêm 53 tuổi.

Trường hợp 4: Bà Hình Tuấn Hoa bị tra tấn trong trại cưỡng bức lao động Bảo Định

Bà Hình Tuấn Hoa từng làm việc tại Cửa hàng Bách hoá Trác Châu. Bà đã đến Bắc Kinh để tìm kiếm công lý cho Pháp Luân Công vào tháng 9 năm 1999 nhưng bị đưa về quê bởi cảnh sát của Đội An ninh Nội địa Trác Châu.

Cảnh sát đã sốc điện vào cánh tay, cổ và miệng bà bằng dùi cui điện và phạt chủ lao động của bà 10.000 nhân dân tệ. Sau đó bà bị sa thải.

Khi bà Hình bị giam 15 ngày, Tạ đã nói với gia đình bà: “Hãy giết bà ấy khi các người đưa bà ấy về nhà. Các người sẽ không chịu bất kỳ trách nhiệm gì nếu giết một học viên Pháp Luân Công.”

Tạ bắt bà Hình chịu ba năm cưỡng bức lao động vào ngày 22 tháng 10 năm 2000 và đưa bà đến Trại Lao động Cưỡng bức Bảo Định.

Ngày 12 tháng 10 năm 2007, bà Hình bị kết án phi pháp bốn năm tù vì không từ bỏ đức tin vào Pháp Luân Công.

Sau khi được thả, bà đã đến Đồn Công an Song Tháp để đăng ký hộ khẩu mới. Cảnh sát đã cố ép bà viết một “tuyên bố bảo đảm” để từ bỏ Pháp Luân Công; nếu không họ sẽ giam bà thêm nữa. Vì áp lực tinh thần không thể chịu được, bà Hình đã bị rối loạn tinh thần ở tuổi 48.

Hiện bà thường xuyên trốn vào một góc, hét to: “Tôi sợ! Tôi sợ!” Bà cũng bị mất tích khi đi ra ngoài.

Những trường hợp bắt giữ phi pháp các học viên Pháp Luân Công

Trường hợp 1: Bà Chu Ngọc Mai bị đánh đập ở đội an ninh nội địa Trác Châu

Bà Chu Ngọc Mai ở thôn Lâm Truân, thành phố Trác Châu. Bà đã đến Bắc Kinh để tìm công lý cho Pháp Luân Công vào ngày 12 tháng 11 năm 1999 nhưng bị đưa trở lại Đội An ninh Nội địa Trác Châu, nơi mà Tạ, Lý Bảo Bình, Lý Chấn Vũ, Trịnh Kiến Dân và gần 20 cảnh sát đã đánh đập một nhóm học viên Pháp Luân Công bị bắt giữ phi pháp.

Tạ bắt bà Chu quỳ gối trên sàn với hay với hai cánh tay duỗi về phía trước. Sau đó ông ta đặt một cái thuổng lên hai cánh tay của bà để giữ thăng bằng. Khi bà không thể giữ nổi nữa và làm thuổng rơi xuống, Tạ sẽ đánh bà.

Bà Chu đã bị giam 15 ngày và bị tống tiền 1.000 nhân dân tệ trước khi được thả. Tại thời điểm đó bà đã ngoài 60 tuổi.

Trường hợp 2: Nhiều học viên bị đánh đập trong đội an ninh nội địa

Các học viên Pháp Luân Công Vương Tú Chi, Trần Vinh Siêu, Quách Thiên Nga, Lưu Cải Bình, Cát Chí Quân ở Tập đoàn Công nghiệp Lăng Vân tại Trác Châu đã đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công vào ngày 11 tháng 12 năm 1999.

Họ đã bị đưa về lại Đội An ninh Nội địa, nơi mà Tạ Ngọc Bảo, Vương Ái Quốc, Lý Bảo Bình và 20 cảnh sát khác đã đánh đập họ bằng cán thuổng và gậy gỗ dày. Họ đánh các học viên mạnh đến nỗi một số cán thuổng gãy ba khúc và mông của nạn nhân đều tím ngắt.

Cảnh sát đã ép các nạn nhân đi bằng đầu gối ra khỏi căn phòng.

Bà Vương Tú Chi bị đánh nặng đến nỗi không thể nhấc mình khỏi sàn.

Ông Trần Vinh Siêu và ông Cát Chí Quân bị ép quỳ ở hành lang, quay mặt vào tường.

Một cảnh sát đã giật tóc của bà Quách Thiên Nga và đấm vào mặt bà; bà Lưu Cải Bình bầm tím khắp người, và thậm chí đến bây giờ vẫn nhìn thấy những vết sẹo trên mông bà.

Các học viên đã bị giam giữ phi pháp 15 ngày và mỗi người bị tống tiền 10.100 nhân dân tệ trước khi được thả. Bà Vương Tú Chi bị mất việc và bà Quách Thiên Nga bị cắt lương đến ngày nay.

Trường hợp 3: Bà Lưu Ái Quyên bị đưa đến trại cưỡng bức lao động Bát Lý Trang Bảo Định

Bà Lưu Ái Quyên sống ở Đường Số 2 thuộc thành phố Trác Châu. Vào năm 2000 bà bị Tạ Ngọc Bảo và người của Phòng 610 địa phương bắt giữ phi pháp và đưa đến Đội Anh ninh Nội địa giam giữ 22 ngày.

Tạ cũng tống tiền 10.000 nhân dân tệ từ cha mẹ của bà Lưu và hăm doạ phá dỡ nhà họ. Kết quả là cha mẹ bà bị tổn thương và cha bà đổ bệnh.

Sau đó bà Lưu bị kết án ba năm cưỡng bức lao động và bị đưa đến trại cưỡng bức lao động Bát Lý Trang Bảo Định để bức hại thêm. Tại thời điểm đó bà mới ngoài 30 tuổi.

Trường hợp 4: Ông Lưu Văn bị sốc điện bằng dùi cui điện trong trại lao động dẫn đến hoại tử

Ông Lưu Văn ở thôn Đông Dương Phường, làng Bách Xích Can, Trác Châu. Vào năm 2000 Tạ Ngọc Bảo và những người khác gán ông ba năm cưỡng bức lao động và ông bị đưa đến trại cưỡng bức lao động Bát Lý Trang Bảo Định chỉ vì đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công.

Trong trại lao động, lính canh Lý Đại Dũng và bốn người khác đã trói ông Lưu vào một “giường chết” và dùng bốn dùi cui điện sốc điện vào lưng, chân, mu bàn chân và lòng bàn chân của ông hơn một giờ gây hoại tử dây thần kinh chi dưới của ông.

Sau đó ông Lưu đã được bảo lãnh chữa trị khi trở nên rất yếu và nguy hiểm tính mạng. Lúc đó ông mới ngoài 40 tuổi.

Trường hợp 5: Bà Miêu Lệ Na bị giam giữ và đánh đập khắp thân

Bà Miêu Lệ Na làm việc tại Cục Khảo sát Địa lý Trác Châu. Bà bị Tạ bắt giữ phi pháp và đưa đến một Trại tạm giam vào tháng 10 năm 2000 vì đến Bắc Kinh để tìm kiếm công lý cho Pháp Luân Công. Tạ cũng tống tiền 20.000 nhân dân tệ từ gia đình bà mà không đưa cho họ một biên nhận.

Năm 2001, Tạ và những người khác lại bắt giữ phi pháp bà Miêu vì bà gửi những thông điệp về Pháp Luân Công và cuộc bức hại. Bà bị đánh đập tàn bạo và toàn thân bà đầy vết bầm tím trước khi bị đưa đến một trại tạm giam. Thời điểm đó bà ngoài 30 tuổi.

Trường hợp 6: Tạ xúi giục người dân địa phương đánh đập bà Quan Lan Mai

Bà Quan Lai Mai từng làm việc trong Cục Xây dựng Nhà máy Trác Châu. Vào mùa xuân năm 2000, bà bị Tạ giam giữ phi pháp 11 ngày vì đến Bắc Kinh thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Cùng thời điểm đó Tạ đã tống tiền gia đình bà 20.000 nhân dân tệ.

Cùng năm đó bà Quan lại đến Bắc Kinh để tìm kiếm công lý cho Pháp Luân Công vào ngày 22 tháng 10. Tạ giam giữ phi pháp bà 15 ngày sau đó đưa bà đến một trại tạm giam trong ba tháng và lại tống tiền gia đình bà 6.000 nhân dân tệ.

Tạ cũng chỉ đạo bốn người dân địa phương đánh đập bà bằng gậy gỗ và tài xế của Tạ là Lý Bảo Bình đã nhân cơ hội lấy 200 nhân dân tệ từ ví của bà.

Khi đó bà Quan đã ngoài 60 tuổi.

Trường hợp 7: Ông Trương Cảnh Trung bị tra tấn cả một ngày

Ông Trương Cảnh Trung ở thôn Bắc Viên Tử, làng Mã Đầu, thành phố Trác Châu.

Ông từng bị tiểu đường nặng và đau sỏi mật không chịu nổi. Sau khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào tháng 1 năm 1997, mọi căn bệnh của ông đã biến mất và ông được tận hưởng một cuộc sống mới với sức khoẻ tốt.

Tháng 10 năm 2000, ông Trương bị bắt giữ phi pháp vì tu luyện Pháp Luân Công vào bị đưa đến đồn công an địa phương bởi bốn cảnh sát, trong đó có Lý Phượng Trai và Diệp Thụ Hà.

Tạ và hai người khác thuộc Đội An ninh Nội địa đã tra tấn ông Trương cả một ngày. Họ sốc điện ông bằng dùi cui điện, tát vào mặt ông và đấm đá ông.

Mặt ông Trương đã bị biến dạng và nhìn rất khó khăn. Những thủ phạm cũng tống tiền 1.000 nhân dân tệ từ gia đình ông trước khi thả ông. Khi đó ông 61 tuổi.

Trường hợp 8: Bà Vương Văn Thụ bị đánh đập và đưa đến trại lao động

Bà Vương Văn Thụ ở thôn Bắc Hoành Kỳ, làng Tôn Trang, thành phố Trác Châu.

Tối ngày 16 tháng 11 năm 2000, Tạ Ngọc Bảo, Hình Quốc Bình và một vài cảnh sát đã xông vào nhà bà Vương và bắt giữ phi pháp bà cùng bảy học viên Pháp Luân Công khác, sau đó họ bị đưa đến chính quyền làng Tôn Trang.

Tạ đã tát mạnh vào mặt và đấm đá bà Vương, nói rằng ông ta sẽ đánh bà đến chết nếu bà không nói những điều ông ta muốn biết.

Tạ và thuộc hạ đã lục soát nhà bà bốn lần, dùng nĩa sắt lớn chọc phá khắp nơi, gồm cả thùng đựng ngũ cốc của họ. Cuối cùng, họ đã lấy đi một sổ tiết kiệm ngân hàng 4.500 nhân dân tệ, 500 nhân dân tệ tiền mặt và phạt gia đình 3.000 nhân dân tệ.

Chồng bà Vương sợ đến nỗi bị rối loạn tinh thần. Ông đi lang thang khắp nơi cả ngày đêm và sợ hãi đến mức không dám vào nhà của mình.

Bà Vương đã bị bắt giữ phi pháp trong bốn tháng. Tạ và Dương Ngọc Cương lại tống tiền gia đình bà thêm 2.000 nhân dân tệ.

Bà lại bị bắt giữ phi pháp và bị kết án ba năm lao động cưỡng bức vào ngày 25 tháng 1 năm 2002. Đội An ninh Nội địa đã đưa bà đến trại cưỡng bức lao động Bảo Định. Khi đó bà đã ngoài 60 tuổi.

Trường hợp 9: Ông Tào Triệu Hội bị sốc điện trong khi các quan chức cười

Ông Tào Triệu Hội ở thôn Bắc Tây Quách, làng Mã Đầu, thành phố Trác Châu. Ông đã bị bắt giữ phi pháp và bị đưa đến Phân đội An ninh Nội địa Trác Châu vào tháng 11 năm 1999 vì đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công.

Cảnh sát đã tra tấn ông tàn bạo, dùng thẻ tre rạch mặt ông, sốc điện bằng dùi cui điện, cắm 30 cây kim điện vào người ông, buộc ông đứng một chân trong một xô nước trong khi sốc điện ông bằng bốn dùi cui điện và dùng gậy cao su đánh ông. Khi ông đang đau đớn thì những thủ phạm phá lên cười, nói rằng họ đang xem một màn trình diễn “gà trống vàng đứng một chân”.

Ông Tào đã bị đưa vào các trại lao động hai lần và bị kết án tù một lần. Người của Đội An ninh Nội địa thường xuyên sách nhiễu gia đình ông. Khi đó ông ngoài 50 tuổi.

Trường hợp 10: Bà Trần Tố Anh bị đánh bằng gậy gỗ đầy đinh

Bà Trần Tố Anh là một học viên Pháp Luân Công ở thôn Thường Trang, làng Nghĩa Hợp Trang, thành phố Trác Châu.

Khoảng 10 giờ tối một ngày mùa hè vào năm 2002, năm người ở chính quyền làng Mã Đầu đã đến nơi mà bà Trần làm việc vặt để hỗ trợ gia đình và đưa bà đến Đội An ninh Nội địa, tại đây bà bị đánh đập dã man.

Một cảnh sát dùng một thanh gỗ đầy đinh đánh vào người bà. Cơ thể bà chảy đầu máu với những giọt máu từ lưng chảy xuống. Thanh gỗ cũng đầy máu.

Sau đó bà bị đưa đến một trại tạm giam và bị giam giữ phi pháp 10 ngày. Tiếp đó cảnh sát đưa bà đến trung tâm tẩy não Nam Mã, tại đây bà bị ngược đãi thêm 20 ngày. Lúc đó bà 34 tuổi.

Trường hợp 11: Bà Tiết bị liệt giường sau khi bị cảnh sát tra tấn

Bà Tiết là một học viên Pháp Luân Công từng làm việc tại Trạm Địa chấn Trác Châu. Tạ và thuộc hạ đã giam giữ bà phi pháp vào ngày 20 tháng 10 năm 2000 vì bà đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công.

Cảnh sát đã đánh đập bà bằng những thanh gỗ, sốc điện bà bằng dùi cui điện, đấm đá bà, buộc bà đứng hoặc quỳ gối trên sàn trong nhiều giờ liền, v.v..

Bà Tiết bị tra tấn tàn bạo đến nỗi sau khi được đưa về nhà, bà không thể ra khỏi giường hay ăn gì trong nhiều ngày. Cảnh sát cũng tống tiền gia đình 13.000 nhân dân tệ. Khi đó bà đã ngoài 60 tuổi.

Trường hợp 12: Các học viên bị sốc điện bằng dùi cui điện và bị phơi ngoài cái lạnh đóng băng

Các học viên Pháp Luân Công Thái Thục Thanh, Giả Văn Nhàn, Thôi Thiên Hà và Đổng Hán Kiệt là nhân viên của Cục Khai thác mỏ Trác Châu. Họ đã đến Bắc Kinh để nguyện cho Pháp Luân Công vào ngày 11 tháng 12 năm 1999 nhưng bị bắt giữ phi pháp và bị đưa đến Đội An ninh Nội địa Trác Châu.

Tạ Ngọc Bảo và một nhóm cảnh sát đã đánh đập các học viên bằng những thanh gỗ. Họ đánh mạnh đến nỗi một số thanh gỗ bị gãy thành nhiều khúc. Sau đó cảnh sát dùng những thanh ngắn để đánh vào mặt các học viên.

Những thủ phạm cũng sốc các học viên bằng dùi cui điện và ép họ di chuyển vòng quanh bằng đầu gối. Cảnh sát cũng ép các nạn nhân cởi đồ ấm ra và mở cửa sổ trong hành lang để phơi họ trong thời tiết cực lạnh (nhiệt độ ở Trác Châu thường thấp hơn 0 độ vào tháng 12).

Ông Thái Thục Thanh bị đánh đập tàn bạo nhất. Mặt ông sưng đến cỡ một cái xô nhỏ và không thể mở miệng. Thân dưới của ông bầm tím.

Mỗi học viên Pháp Luân Công bị tống tiền 10.000 nhân dân tệ và giam giữ 15 ngày.

Trường hợp 13: Ông Dương Thế Lượng bị đánh đến bất tỉnh, sau đó bị kết án ba năm

Ông Dương Thế Lượng là một học viên Pháp Luân Công ở thôn Thân Đài, làng Vương Lâm Khẩu, thành phố Phụ Bình, tỉnh Hà Bắc. Ông bị cảnh sát bắt giữ phi pháp khi đang làm những việc vặt ở Trác Châu để hỗ trợ gia đình.

Cảnh sát đánh ông bằng những thanh gỗ dày cho đến khi chúng gãy làm đôi và liên tục tát vào mặt ông. Máu chảy ra từ miệng ông và ông ngất đi và ngã xuống sàn. Tuy vậy cảnh sát vẫn tiếp tục đánh đập ông.

Ông đã bị đưa đến trại tạm giam Trác Châu và bị giam 11 tháng trước khi bị kết án ba năm tù. Ông bị giam tại Nhà tù Thái Hành ở Mãn Thành và Nhà tù Ký Đông ở Đường Sơn. Khi đó ông 46 tuổi.

Thông tin bổ sung về Tạ Ngọc Bảo:

Tên: Tạ Ngọc Bảo (谢玉宝)
Giới tính: Nam
Chức vụ: Trưởng Đội An ninh Nội địa thuộc Sở Công an Trác Châu (trước đây là trưởng Uỷ ban Chính trị và Pháp luật)
Nơi làm việc: Đội An ninh Nội địa thuộc Sở Công an Trác Châu
Địa chỉ nơi làm việc: Số 134 Bình An Bắc Nhai, Trác Châu
Địa chỉ nhà: Thôn Đại Ngô, Khu Phát triển, Trác Châu, Hà Bắc

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/10/7/432263.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/11/16/196599.html

Đăng ngày 01-12-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share