Bài viết của phóng viên Minh Huệ ở hải ngoại

[MINH HUỆ 05-01-2022] Các học viên Pháp Luân Công ở 36 quốc gia đã đệ trình lên chính phủ nước sở tại một danh sách mới gồm các thủ phạm bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc vào khoảng ngày 10 tháng 12, Ngày Nhân quyền Quốc tế. Các học viên đề nghị chính phủ nước mình cấm nhập cảnh và phong tỏa tài sản của các thủ phạm cũng như người nhà của họ.

36 quốc gia này bao gồm Liên minh Ngũ Nhãn (Five Eyes gồm Hoa Kỳ, Canada, Vương quốc Anh, Úc, và New Zealand), 23 quốc gia trong Liên minh Châu Âu (Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Hà Lan, Ba Lan, Bỉ, Thụy Điển, Áo, Ireland, Đan Mạch, Phần Lan, Séc, Romania, Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Hungary, Slovakia, Luxembourg, Bulgaria, Croatia, Slovenia, Estonia, Malta) và 8 quốc gia khác (Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Thụy Sỹ, Na Uy, Liechtenstein, Israel, Mexico).

Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức hại tàn bạo từ tháng 7 năm 1999. Trong những năm gần đây, các học viên đã nhiều lần gửi danh sách thủ phạm đến nhiều quốc gia để yêu cầu trừng phạt những thủ phạm nhân quyền này. Lần đệ trình danh sách thủ phạm mới nhất này đánh dấu lần đầu tiên Estonia tham gia sáng kiến này.

Các học viên hải ngoại đã gửi nhiều danh sách những thủ phạm bức hại đến các quốc gia khác nhau, yêu cầu áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với những kẻ vi phạm nhân quyền này. Lần đệ trình này đánh dấu lần đầu tiên quốc gia Estonia tham gia vào nỗ lực này.

Vương Tiến Nghĩa, Cục trưởng Cục Giám sát Pháp quyền, có tên trong danh sách các thủ phạm hành ác lần này.

Thông tin thủ phạm

Tên pháp lý đầy đủ của thủ phạm: Vương (họ) Tiến Nghĩa (tên) (王进义)
Giới tính: Nam
Quốc gia: Trung Quốc
Ngày sinh: Tháng 4 năm 1964
Nơi sinh: Đại Đồng, tỉnh Sơn Tây

58284427d1c05bb1d2af1f578e074f3b.jpg

Chức vụ

Vương Tiến Nghĩa là Chủ tịch thường trực của Hiệp hội Nghiên cứu Pháp luật của Hiệp hội Luật sư Trung Quốcvà là Phó Chủ tịch của Hiệp hội Cải tạo Lao động. Hiện ông ta là Cục trưởng Cục Giám sát Pháp quyền thuộc Bộ Tư pháp.

Tháng 6 năm 1997: Trợ lý Cục trưởng Cục Cải tạo Lao động thuộc Bộ Tư pháp, Phó giám đốc và Giám đốc Văn phòng và Ban Chính trị.

Tháng 2 năm 2004 – Tháng 2 năm 2006: Phó Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền Pháp luật của Bộ Tư pháp

Tháng 5 năm 2007: Phó Bí thư đảng ủy và Viện trưởng của Học viện Sĩ quan Cảnh sát Tư pháp Trung ương

Tháng 3 năm 2009: Cục trưởng Cục Quản lý Cải tạo Lao động của Bộ Tư pháp

Tháng 11 năm 2010: Chủ nhiệm Văn phòng Giám sát Pháp chế Tỉnh Cát Lâm kiêm Bí thư đảng ủy thuộc Sở Tư pháp Tỉnh

Tháng 3 năm 2013: Bí thư đảng ủy kiêm Giám đốc Sở Tư pháp Tỉnh Cát Lâm

Tháng 7 năm 2016: Cục trưởng Cục Quản lý Nhà tù thuộc Bộ Tư pháp

Năm 2018 đến nay: Cục trưởng Cục Giám sát Pháp chế thuộc Bộ Tư pháp

Tội ác chủ yếu

1. Tham gia bức hại trong thời gian làm Trợ lý Cục trưởng Cục Cải tạo Lao động thuộc Bộ Tư pháp

Từ khi cuộc bức hại Pháp Luân Công bắt đầu vào tháng 7 năm 1999, Vương Tiến Nghĩa, khi đó là Phó Cục trưởng Cục Cải tạo Lao động thuộc Bộ Tư pháp, đã tích cực theo sát ĐCSTQ trong cuộc bức hại Pháp Luân Công.

Từ ngày 15 tháng 7 đến 29 tháng 7 năm 2001, một cuộc triển lãm tuyên truyền quy mô lớn đã được tổ chức ở Bảo tàng Quân đội Bắc Kinh. Cuộc triển lãm do 6 cơ quan và ủy ban phối hợp tổ chức, gồm: Ban Tuyên truyền Trung ương, Cục Phòng chống và Xử lý Các vấn đề về Tà giáo, Bộ Công an, Bộ Tư pháp. Khi đó Vương đảm nhiệm Phó trưởng Ban Quản lý triển lãm.

Cuộc triển lãm đã sử dụng những hình ảnh và video ngụy tạo để lăng mạ, vu khống Pháp Luân Công, và lấy sự trưng bày việc tẩy não “chuyển hoá” các học viên Pháp Luân Công làm ví dụ cho “thành tựu” trong công tác phối hợp giữa các bộ, ban, ngành. Sau đó triển lãm đã lưu diễn khắp Trung Quốc và hơn 350.000 người ở hơn 20 tỉnh và thành phố gồm Bắc Kinh, Hà Bắc, Hắc Long Giang, Hồ Bắc và Sơn Đông đã tới xem.

Ngày 19 tháng 7 năm 2001, trong chương trình “Phản đối tà giáo, ủng hộ văn minh” của chương trình “Một giờ buổi trưa” của CCTV, Vương Tiến Nghĩa, với tư cách là một trong những nhà sản xuất chính của triển lãm, đã được mời đến tham gia chương trình. Ông ta và người dẫn chương trình Chu Húc, đã lặp lại những tuyên truyền vu khống như một phần trong chiến dịch của ĐCSTQ để đổi trắng thay đen nhằm ma quỷ hóa Pháp Luân Công và Nhà sáng lập pháp môn.

Năm 2004, Bộ Tư pháp đã ban hành một văn bản có tiêu đề “Ý kiến về việc Tăng cường công tác Báo chí và Tuyên truyền của của Hệ thống Hành chính Tư pháp”, trong đó bao gồm việc tập trung vào truyên truyền các phương pháp và thành quả của việc giáo dục cải tạo lao động và truyên truyền thành quả “chuyển hóa” các học viên Pháp Luân Công thông qua cải tạo lao động.

Báo cáo nói về những sự vi phạm kỷ luật xảy ra trong các nhà tù và trại lao động. Trong đó đề cập đến việc chức trách nhà tù phải được sự chấp thuận của Sở Tư pháp Tỉnh trước khi báo cáo bất kỳ vụ vi phạm pháp luật nào ra công chúng. Bất kỳ báo cáo nào ảnh hưởng đến quốc gia phải được gửi đến Bộ Tư pháp trước khi đưa ra công chúng. Đặc biệt, nó còn đề cập rằng sau khi xảy ra sựu việc khẩn cấp, báo cáo không được đưa ra công khai. Những sự việc phát sinh trong hệ thống hành chính tư pháp mà tài liệu này đề cập gồm trường hợp khẩn cấp liên quan đến các vụ việc nhân quyền và những học viên Pháp Luân Công bị giam giữ.

Đến nay, Bộ Tư pháp còn đưa hoạt động tuyên truyền chống lại Pháp Luân Công làm nội dung chính trong chiến dịch phổ biến và nâng cao nhận thức về pháp luật của mình.

2. Tham gia bức hại trong thời gian làm Cục trưởng Cục Cải tạo Lao động từ tháng 3 năm 2009 đến tháng 10 năm 2010

Từ khi cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân bắt đầu cuộc bức hại,vô số học viên đã bị cầm tù và giam giữ trong các trại cưỡng bức lao động trên khắp Trung Quốc. Để cưỡng ép các học viên từ bỏ đức tin của họ và đạt tỉ lệ chuyển hoá 100%, các lính canh trại lao động đã tra tấn những học viên nào nào từ chối từ bỏ đức tin.

Các phương thức tra tấn phổ biến bao gồm làm nhục, đánh đập, ngồi trên ghế đẩu nhỏ từ 6 giờ sáng đến nửa đêm mỗi ngày trong suốt 5-6 tháng hay thậm chí lâu hơn, cấm ngủ, hạn chế sử dụng nhà vệ sinh, sốc điện vào những bộ phận nhạy cảm trong 6 – 7 tiếng, bức thực bằng thức ăn ôi thiu hay phân và nước tiểu, ghế cọp, treo người lên, đốt bỏng người bằng sắt nóng, v.v..

Ngoài việc tra tấn thân thể, các học viên cũng liên tục bị chửi rủa, tẩy não và đe doạ. Vô số học viên Pháp Luân Công đã bị tra tấn đến tàn tật hay thậm chí là tử vong.

Khi Vương làm Cục trưởng thứ hai của Cục Cải tạo Lao động thuộc Bộ Tư pháp ông ta đã tiếp tục thi hành chính sách bức hại của ĐCSTQ là “vắt kiệt tài chính, bôi nhọ thanh danh và huỷ hoại thân thể” của các học viên, “giết chết được xem là tự sát”, và “hoả thiêu thi thể không cần điều tra nguyên nhân cái chết”. Vương là chỉ huy tối cao trong cuộc bức hại Pháp Luân Công của hệ thống cải tạo lao động trên khắp Trung Quốc và là một tòng phạm trong cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ.

Theo thống kê từ Minghui.org, từ tháng 9 năm 2009 đến tháng 11 năm 2010, trong chưa đầy 2 năm Vương làm Cục trưởng Cục Quản lý Cải tạo Lao động, ít nhất 22 học viên đã bị tra tấn đến chết trong các trại lao động, nhiều người khác bị tra tấn đến tàn tật hay tinh thần thất thường.

Một số trường hợp bị bức hại trong giai đoạn này

1. Ông Lô Vận Lai bị tra tấn đến chết ở trong Trại Lao động Cưỡng bức Bạch Miếu

Tháng 11 năm 2008, ông Lô Vận Lai bị kết án một năm lao động cải thạo và thụ án trong Trại Lao động Cưỡng bức Bạch Miếu ở thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam. Ông đã bị tra tấn, đánh đập và bị ép phải lao động khổ sai không công hơn 10 tiếng mỗi ngày. Các lính canh đã lệnh cho tù nhân đánh đập ông bằng gậy gỗ. Họ đánh ông mạnh đến nỗi những cây gậy gỗ đó bị gãy.

Bởi ngồi lâu trong khi làm việc nên mông ông bị mưng mủ. Vào tháng 7 năm 2009, ông Lô bị xơ gan cổ trướng nặng, lao phổi, tràn dịch màn phổi và tắc ruột. Ông được đưa đến bệnh viện để khám và bị chẩn đoán ung thư giai đoạn cuối. Ông đã qua đời vào ngày 30 tháng 10 năm 2009.

2. Ông Khương Bỉnh Chí bị tra tấn đến chết trong Trại Lao động Tuy Hoá

Tháng 10 năm 2008, ông Khương Bỉnh Chí bị đưa đến Trại Lao động Tuy Hoá ở thành phố Tuy Hoá, tỉnh Hắc Long Giang. Các vết thương trong khi bị tra tấn đã khiến ông mất khả năng điều khiển tay chân vào tháng 6 năm 2009. Phản ứng của ông cũng chậm chạp và thường xuyên lo lắng, sợ hãi. Trong một cuộc kiểm tra sức khỏe vào tháng 7, kết quả cho thấy ông có triệu chứng bị teo tiểu não.

Lãnh đạo trại lao động không những từ chối chữa trị cho ông, họ còn cho rằng ông giả vờ bị bệnh và ra lệnh cho tù nhân đánh đập ông. Cơ thể ông đầy vết bầm tím do bị đánh đập. Sau đó, ông bị đánh nhiều lần cho đến khi không thể đi lại, nhưng cách lính canh vẫn sốc điện ông bằng dùi cui điện khiến ông không kiểm soát được việc tiểu tiện. Ông rơi vào hôn mê vào ngày 21 tháng 8 năm 2009, và được đưa về nhà và qua đời vào ngày 26 tháng 8 năm 2009 ở tuổi 59.

3. Bà Trịnh Ngọc Linh bị tra tấn đến chết

Bà Trịnh Ngọc Linh bị đưa đến Trại Lao động Nữ Tỉnh Hồ Bắc vào ngày 25 tháng 8 năm 2009 và sau đó bị chuyển đến Trung tâm Giáo dục Pháp luật Tỉnh Hồ Bắc (trung tâm tẩy não). Vì bà từ chối từ bỏ Pháp Luân Công nên nhiều lính canh và tù nhân đã thay phiên nhau tra tấn bà. Bà không được ngủ hay sử dụng nhà vệ sinh và bị ép phải đứng trong thời gian dài. Vào ngày 28 tháng 9 năm 2009, chỉ ba ngày sau khi bị đưa đến trại lao động, bà đã qua đời ở tuổi 57.

4. Bà Trương Thành Mỹ bị đánh đập đến chết trong Trại Lao động Vương Thôn

Bà Trương Thành Mỹ bị bắt vào ngày 8 tháng 12 năm 2009 và bị đưa đến Trại Lao động Vương Thôn vào khoảng Năm mới 2010. Bà bị tra tấn tàn bạo hàng ngày trong một thời gian dài. Bà không được cấp thức ăn nước uống và không được dùng nhà vệ sinh hay tắm rửa. Bà bị ép phải đứng trong thời gian dài. Các lính canh dùng nước tiểu bôi vào bên trong miệng bà và nhét vào miệng bà một cái giẻ thấm đẫm nước tiểu. Bà đã qua đời trong bệnh viện của trại lao động vào ngày 6 tháng 2 năm 2010. Khi gia đình thấy thi thể bà, họ phát hiện bà bị gãy răng và gãy tay. Cảnh sát không cho gia đình chụp hình và ép họ phải hoả thiêu bà.

5. Bà Lưu Thuật Linh bị tra tấn đến chết bằng dùi cui điện ở Trại Lao động Cai nghiện Cáp Nhĩ Tân

Bà Lưu Thuật Linh sinh năm 1956. Bà bị tra tấn đến chết ở Trại Lao động Cai nghiện Cáp Nhĩ Tân thuộc tỉnh Hắc Long Giang vào ngày 3 tháng 7 năm 2010. Theo lời của nhân chứng, bà bị trói vào một cái ghế sắt và bị sốc điện đến chết bằng một chiếc dùi cui điện. Có vết đốt bỏng hình tròn do dùi cui gây ra ở sau tai trái và dưới cổ bà. Những người trong cuộc cho biết bà bị tra tấn vì từ chối viết các tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công.

3. Tham gia bức hại trong thời gian làm Giám đốc Sở Tư pháp Tỉnh Cát Lâm từ tháng 11 năm 2010 đến tháng 6 năm 2016

Trong thời gian làm Giám đốc Sở Tư pháp Tỉnh Cát Lâm, Vương đã dung túng và bao che cho các nhà tù địa phương bức hại học viên Pháp Luân Công, bao gồm cho phép Nhà tù Cát Lâm sử dụng nhiều phương thức tra tấn đối với các học viên. Những phương thức này bao gồm nhốt học viên trong một căn phòng nhỏ, sốc điện họ bằng dùi cui điện, treo người lên bằng cổ tay, trói họ vào giường trong tư thế “đại bàng sải cánh” và bức thực bằng nước muối.

Các cựu giám đốc nhà tù là Lý Cường, Lưu Vỹ cùng các lính canh Vương Nguyên Xuân, Lý Vĩnh Sinh từng công khai rêu rao với một học viên rằng: “Ở trong Nhà tù Cát Lâm này, nếu ông/bà được cho 6 ngày để sống, thì không đến 5 ngày là ông/bà tiêu đời rồi.”

Giám thị của Nhà tù Nữ Cát Lâm là Vũ Trạch Vân đã chỉ đạo các trưởng khu giam giữ và tù nhân dùng những phương thức tra tấn như treo người lên bằng cổ tay, “lái máy bay” (nạn nhân cúi gập người xuống với đầu áp vào tường cùng hai tay duỗi thẳng, giơ ngược lên trên và áp sát vào tường), và trói người trong tư thế “đại bàng sải cánh”. Nhiều học viên đã bị tra tấn đến chết, tàn tật hoặc suy sụp tinh thần.

88b1f724a17ada564478a4604ab03f88.jpg

Minh hoạ phương thức tra tấn: Lái máy bay

Theo thống kê chưa đầy đủ của Minghui.org, trong thời gian Vương giữ chức Bí thư và Giám đốc Sở Tư pháp, ít nhất 11 học viên đã bị tra tấn đến chết trong Nhà tù Nữ Cát Lâm, vốn được thành lập bởi tỉnh Cát Lâm và Sở Tư pháp và được xem như một hình mẫu [trong việc bức hại các học viên Pháp Luân Công].

Một số trường hợp bị bức hại trong giai đoạn này

1. Ông Vương Học Châu bị tra tấn đến chết trong Nhà tù Thạch Lĩnh Tứ Bình

Ông Vương Học Châu bị bắt giữ và bị kết án trong Nhà tù Thạch Lĩnh Tứ Bình. Ông đã viết một đơn kháng nghị lên Quản lý Nhà tù. Khi lính canh Lý Hải Phong phát hiện, anh ta đã lệnh cho các tù nhân Hàn Cảnh Quân và Dương Hỷ Thần sốc điện ông Vương. Sau đó sức khoẻ ông Vương bắt đầu yếu đi và bị bệnh lao phổi. Bệnh viện đã không thực hiện các điều trị cần thiết cho ông và ông phải lao động cật lực mỗi ngày cho đến khi bị nhập viện lần nữa. Ông đã qua đời vào ngày 22 tháng 5 năm 2011 ở tuổi 41.

2. Bà Tôn Tú Hà bị tra tấn đế chết trong Nhà tù Nữ Cát Lâm

Bà Tôn Tú Hà, 50 tuổi, bị cấm ngủ và bị ép phải đứng quay mặt vào tường trong nhiều giờ ở trong Nhà tù Nữ Tỉnh Cát Lâm. Bà cũng bị biệt giam và bị tra tấn vì không từ bỏ Pháp Luân Công. Bà được đưa đến Bệnh viện Hữu nghị Trung-Nhật trên một cái cáng để “cấp cứu” vào ngày 30 tháng 4 năm 2012 và đã qua đời sau đó. Các lính canh đã ngăn gia đình chụp hình thi thể bà và tịch thu những bức ảnh mà họ đã chụp.

3. Bà Thường Quế Vân bị bức hại đến chết trong Nhà tù Nữ Tỉnh Cát Lâm

Bà Thường Quế Vân bị đánh đập, bắt đứng trong thời gian dài, treo lên, cấm sử dụng nhà vệ sinh và uống nước trong khi thụ án tám năm trong Nhà tù Nữ Tỉnh Cát Lâm. Việc tra tấn khiến bà bị chứng tiểu tiện mất kiểm soát. Tóc bà ngả bạc và mất khả năng nói chuyện. Bà bị rụng răng, miệng méo, mắt lệch. Người nhà yêu cầu để bà được bảo lãnh điều trị vào năm 2009 nhưng nhà tù đã trì hoãn đến đầu năm 2012 mới thả bà. Sức khoẻ của bà tiếp tục xấu đi khi về nhà và bà đã qua đời vào ngày 8 tháng 3 năm 2013, ở tuổi 62.

4. Bà Trần Thục Cần bị đánh đập đến chết trong Nhà tù Nữ Tỉnh Cát Lâm

Bà Trần Thục Cần bị bắt tại nhà vào năm 2010 và sau đó bị đưa đến Nhà tù Nữ Tỉnh Cát Lâm. Vì bà từ chối từ bỏ Pháp Luân Công, lính canh tù đã biệt giam bà và tra tấn bà tàn bạo. Họ còn chỉ đạo các tù nhân hình sự đánh đập bà và liên tục dìm đầu bà vào một xô nước đầy khiến bà suýt chết.

Bà Trần đã tuyệt thực để phản đối bức hại nhưng lại bị tra tấn tàn ác hơn. Bà bị trói vào một cái giường và bị kéo căng người cho đến khi suýt chết. Bà cũng bị đánh đập, trói lại và treo lên. Bà bị đánh đập đến chết vào tháng 2 năm 2011.

4. Tham gia bức hại trong thời gian làm Cục trưởng Cục Quản lý Nhà tù thuộc Bộ Tư pháp từ tháng 7 năm 2016 đến năm 2018

Khi cuộc bức hại vừa mới bắt đầu vào năm 1999, cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân đã kêu gọi “tiêu diệt Pháp Luân Công trong vòng ba tháng”. Để đạt được cái gọi là thành tích về “tỷ lệ chuyển hoá”, các nhà tù đã dùng nhiều cách thức như tra tấn, tẩy não, hạ độc bằng thuốc và cưỡng bức lao động để tra tấn các học viên. Một số lính canh tù đã hăm doạ các học viên và nói rằng: “Các ngươi không chịu chuyển hóa thì sẽ bị hỏa hóa! (hỏa thiêu)!”

Khi đảm nhiệm chức Cục trưởng Cục Quản lý Nhà tù thuộc Bộ Tư pháp, Vương tiếp tục cực lực thi hành chính sách bức hại trong hệ thống nhà tù quốc gia. Danh sách dài của các phương thức tra tấn bao gồm đánh đập tàn bạo, đứng trong thời gian lâu, cấm dùng nhà vệ sinh, cấm ngủ, ngồi trên ghế nhỏ, bị treo lên bằng còng tay, “lái máy bay”, sốc điện, bức thực, trói vào giường chết (một thủ đoạn tra tấn mà nạn nhân bị trói vào một tấm ván và bức thực), nhốt trong một cái lồng sắt nhỏ, biệt giam, đâm kim vào các đầu ngón tay, giật tóc, bẻ răng hay rút móng tay bằng kềm, đánh đập bằng thắt lưng hay gậy, dùng que hoặc kềm kim loại chọc vào người, buộc gạch vào cổ, để muỗi đốt, đổ nước lạnh lên người và kẹp bàn chải đánh răng vào giữa các ngón tay.

2c9f7e76cfed87e6ae5a84f97f045a4e.jpg

cee0f5e4704b08fd2e3827026d4807c2.jpg

Minh hoạ phương thức tra tấn: Kẹp bàn chải đánh răng vào giữa các ngón tay

Theo thống kê chưa đầy đủ của Minghui.org, ít nhất 68 học viên đã bị tra tấn đến chết trong tù vào năm 2017. Với cương vị là cục trưởng và là lãnh đạo, Vương phải chịu trách nhiệm trực tiếp cho cuộc bức hại và những cái chết của các học viên.

Một số trường hợp bị bức hại đến chết trong giai đoạn này

1. Bà Hồ Hà bị tra tấn đến chết

Bà Hồ Hà, 55 tuổi, bị bắt vào ngày 18 tháng 7 năm 2015 và nhà bà bị lục soát. Ngày 11 tháng 3 năm 2016, Toà án Thành phố Sùng Châu đã kết án bà (không rõ bản án). Tại Nhà tù Nữ Tỉnh Tứ Xuyên, bà bị ép phải đứng trong thời gian dài. Các lính canh đã đánh đập khiến bà bị gẫy một chiếc răng. Hai chân và mông bà bị bầm tím. Vì bà không “chuyển hoá” nên bà chỉ được cấp rất ít thức ăn (chưa đầy 50g) mỗi ngày, người bà chỉ còn da bọc xương.

Các tù nhân khác được chỉ đạo dìm đầu bà vào một cái xô. Đầu tháng 2 năm 2017, bà bị đánh đập khi đang bị giam trong phòng trừng phạt. Bà không được ngủ và bị ép phải đứng trong thời gian lâu. Bà đã bất tỉnh bởi hình thức tra tấn này, hai mắt bà đờ đẫn, và bà trở nên ngây dại. Bà mất kiểm soát đại tiểu tiện, quần và sàn nơi bà ngủ đầy nước tiểu và phân của bà. Bà đã qua đời vào ngày 19 tháng 12 năm 2017.

2. Ông Trần Quang Trung bị bức hại đến chết trong Nhà tù Gia Châu

Ông Trần Quang Trung ở thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên đã bị bắt vào ngày 9 tháng 2 năm 2017. Ông đã bị kết án ba năm tù. Ông qua đời vào ngày 28 tháng 12 năm 2017, chỉ sáu tháng sau khi bị đưa đến Nhà tù Gia Châu ở thành phố Nhạc Sơn, tỉnh Tứ Xuyên.

3. Ông Lộ Viễn Phong qua đời sau ba tuần được thả khỏi tù

Ông Lộ Viễn Phong đã bị kết án ba năm tù. Đầu tháng 11 năm 2016, lính canh Nhà tù Bản Khê đưa ông đến nhà kho của xưởng làm việc và chỉ đạo các tù nhân đè ông xuống. Họ lăng mạ ông trong khi đá và sốc điện ông bằng dùi cui điện. Việc sốc điện kéo dài liên tục hơn 40 phút. Ông Lộ lăn lộn vì đau đớn. Đầu, cổ, hai tay, mắt cá chân và những vùng khác trên cơ thể ông bị bỏng nặng.

Vào thời điểm được thả vào ngày 18 tháng 11 năm 2017, ông đã từ một người khoẻ mạnh thành một người yếu ớt bệnh tật. Hai mắt ông đờ đẫn, nói ngọng và bị tắt nghẽn mạch máu não. Chỏm xương đùi của ông bị gãy và lệch đi, ông đã bị liệt. Ông qua đời vào ngày 9 tháng 12 năm 2017, chỉ 21 ngày sau khi trở về nhà.

4. Bà Vương Thuý bị bức hại đến chết trong Nhà tù Nữ Tân Hương

Bà Vương Thuý từng một giáo viên, và bà đã bị kết án bảy năm tù vào năm 2012. Bà bị bức hại đến chết trong Nhà tù Nữ Tân Hương vào ngày 21 tháng 12 năm 2016 khi mới 53 tuổi. Nhà tù nhanh chóng đem thi thể bà đi hoả táng trước khi gia đình được phép đưa bà về nhà.

5. Bà Trần Thuỵ Cần bị bức hại đến chết trong Nhà tù Nữ Thiên Tân

Bà Trần Thuỵ Cần, 44 tuổi, bị bức hại đến chết trong Nhà tù Nữ Thiên Tân vào ngày 10 tháng 2 năm 2017. Các lính canh tù vây quanh thi thể bà và người nhà không được nhìn thi thể ở khoảng cách gần. Tuy nhiên, họ đã có thể nhìn thấy lưỡi của bà bị khô lại.

Bà Trần đã bị tra tấn trong thời gian dài vì không từ bỏ đức tin. Bà bị phạt đứng trong thời gian dài và không được dùng nhà vệ sinh. Các ngón chân của bà bị giẫm lên cho đến khi chảy máu và bà bị đánh đập tàn bạo và cơ thể đầy rẫy vết sẹo, thương tích và bầm tím. Các tù nhân đổ nước nóng lên mặt bà, véo đầu vú bà. Bà cũng bị lạm dụng tình dục. Bà bị ép ăn nước tiểu và phân. Các lính canh cầm những vật dụng như xô đựng nước tiểu, phân để đánh bà.

6. Ông Bạch Kiệt bị bức hại đến chết trong Nhà tù Thành phố Túc Châu

Ông Bạch Kiệt ở thành phố An Huy đã bị kết án 10 năm trong Nhà tù Thành phố Sùng Châu vào ngày 11 tháng 4 năm 2016. Lính canh tù đã chỉ đạo tù nhân đánh đập ông. Trước đó ông đã bị bệnh nặng và sự bức hại khiến sức khoẻ của ông càng tệ hơn. Quản lý nhà tù không quan tâm đến sống chết của ông. Vì ông cố giảng chân tướng về Pháp Luân Công nên họ đã nhốt ông vào một căn phòng nhỏ, tại đây ông bị tra tấn và sức khoẻ của ông càng xấu đi. Ngày 1 tháng 4 năm 2017, gia đình ông nhận được điện thoại của nhân viên nhà tù, thông báo rằng ông bị xuất huyết não vào tối ngày 31 tháng 3. Ông đã qua đời ở Bệnh viện Túc Châu vào sáng ngày 14 tháng 4 ở tuổi 55. Chỉ sau khi ông qua đời, cùm chân của ông mới được tháo ra. Nhà tù hỏa thiêu thi thể của ông dù không được gia đình đồng ý, và người nhà chỉ được mang tro cốt của ông về.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/1/5/435162.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/1/10/198072.html

Đăng ngày 16-02-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share