Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 30-11-2021] Chu Diễm sinh năm 1967, người dân tộc Hán, là một thành viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Ông ta từng là Phó Bí thư Ban chấp hành của Uỷ ban Chính trị và Pháp luật Thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh. Từ tháng 1 năm 2015 đến tháng 10 năm 2021, Chu là Chánh án của Toà án Trung cấp Thành phố Đại Liên. Chu được chỉ định là phó trưởng công tố viên kiêm quyền trưởng công tố viên của Viện Kiểm sát Thành phố Đại Liên vào tháng 10 năm 2021.

Trong nhiều năm, Chu là thủ phạm chính và là người thực thi cuộc bức hại Pháp Luân Công trong các hệ thống chính trị và tư pháp ở Đại Liên.

Là phó bí thư chấp hành của Uỷ ban Chính trị và Pháp luật của thành phố Đại Liên, Chu tích cực đi theo Giang Trạch Dân (cựu lãnh đạo ĐCSTQ, người đã phát động cuộc bức hại) và Chu Vĩnh Khang (cựu lãnh đạo Uỷ ban Chính trị và Pháp luật Trung ương ĐCSTQ) để bức hại các học viên Pháp Luân Công.

Trong nhiệm kỳ ông ta làm chánh án Toà án Trung cấp Đại Liên, toà án đã rất tích cực theo sát các chính sách bức hại Pháp Luân Công. Họ ngăn chặn các luật sư biện hộ cho những học viên Pháp Luân Công và kết án tù nhiều học viên vô tội.

47f2601528efa6e146775d2c7fc59dea.jpg

Chu Diễm

Ít nhất 196 học viên Pháp Luân Công đã bị kết án tù dưới sự chỉ đạo của Chu Diễm

Theo số liệu Minghui.org đã thống kê, từ tháng 1 năm 2015 đến tháng 10 năm 2021, khoảng thời gian Chu Diễm làm chánh án của Toà án Trung cấp Đại Liên, ít nhất 196 học viên Pháp Luân Công đã bị các toà án các cấp ở Đại Liên kết án theo chỉ thị từ tòa án cấp cao hơn.

Trong 196 học viên, 26 người bị kết án năm 2015, 35 người trong năm 2016, 48 người trong năm 2017, 24 người trong năm 2018, 26 người trong năm 2019, 6 người trong năm 2020 và 31 người trong 10 tháng đầu của năm 2021.

39ae10255653e4d58e2db169ab630682.jpg

Trong số các học viên bị kết án, 52 người bị kết án từ 5 năm trở lên. Có 39 người bị phạt từ 20.000 đến 100.000 nhân dân tệ, tổng cộng là 530.000 nhân dân tệ và trung bình mỗi người là 13.589 nhân dân tệ.

769e5bfb92030374abb765d8fa1808da.jpg

Một số học viên vừa bị kết án nặng và bị phạt tiền nặng. Ông Lưu Nhân Thu ở Lữ Thuận bị kết án 10 năm tù và phạt 50.000 nhân dân tệ. Ông Nhâm Hải Phi ở Đại Liên cũng bị kết án 10 năm tù và phạt 100.000 nhân dân tệ.

23d2dde088bb9192fa4722c76388a550.jpg

Sau đây là các trường hợp điển hình.

Trường hợp 1: Ông Trịnh Đức Tài qua đời không lâu sau khi ra nhà tù

Ông Trịnh Đức Tài ở Đại Liên bị bắt tại nhà vào ngày 4 tháng 9 năm 2017 và bị kết án 1,5 năm tù vào ngày 12 tháng 4 năm 2018.

Trong khi ngồi tù, mặc dù tuổi tác cao nhưng ông Trịnh vẫn bị bức hại. Tại thời điểm được thả vào tháng 8 năm 2019, ông rất yếu và gặp khó khăn khi đi lại và ăn uống. Ông đã qua đời vào ngày 21 tháng 11 năm đó, ở tuổi 84.

Trước khi qua đời, các cán bộ thôn và cảnh sát địa phương vẫn tiếp tục sách nhiễu ông và tịch thu một bức ảnh của Nhà sáng lập Pháp Luân Công tại nhà ông.

Trường hợp 2: Ông Lưu Nhân Thu ở Lữ Thuận bị kết án 10 năm tù và phạt 50.000 nhân dân tệ

Ngày 28 tháng 6 năm 2016, ông Lưu Nhân Thu bị bắt trong một cuộc bắt giữ quy mô lớn đối với các học viên được thực hiện bởi lệnh của Ủy ban Chính trị và Pháp luật Tỉnh Liêu Ninh. Một cảnh sát đấm vào ngực và bụng dưới của ông với găng tay đấm bốc, gây nội thương nghiêm trọng và tiểu ra máu.

Cảnh sát đã lục soát nơi ở của ông, tịch thu các tài sản cá nhân và đóng băng tài khoản ngân hàng trực tuyến của ông. Gần 400.000 nhân dân tệ trong tài sản của ông đã bị rút gần hết mà gia đình ông không hay biết.

Toà án Lữ Thuận đã kết án ông Lưu 10 năm tù và phạt 50.000 nhân dân tệ vào ngày 22 tháng 12 năm 2017.

Nhiều học viên bị nhắm đến trong vụ bắt giữ quy mô lớn cũng bị kết án tù: Bà Thịnh Kiệt bị kết án 7,5 năm và phạt 30.000 nhân dân tệ, bà Vương Hồng Ngọc bị kết án 3,5 năm và phạt 30.000 nhân dân tệ, bà Cốc Thụ Xuân bị kết án 2 năm, bà Kim Tố Nguyệt bị kết án 18 tháng, ông Vương Kim Vinh bị kết án 16 tháng, ông Vu Vĩnh Phú bị kết án 15 tháng, ông Lưu Đại Học và ông Vương Huệ Hiên mỗi người bị kết án 3 năm tù với 3 năm thử thách.

Ông Lưu đã kháng cáo lên Tòa án Trung cấp Đại LIên nhưng tòa án này đã giữ nguyên bản án ban đầu vì ông từ chối từ bỏ Pháp Luân Công.

Trường hợp 3: Ông Nhâm Hải Phi bị kết án 10 năm tù và phạt 100.000 nhân dân tệ, bà Tôn Trung Lệ bị kết án bảy năm và phạt 70.000 nhân dân tệ

Ông Nhâm Hải Phi bị bắt tại căn hộ đi thuê vào ngày 26 tháng 6 năm 2020. Cảnh sát đã lấy của ông 550.000 nhân dân tệ tiền mặt cũng như các thẻ kỹ thuật số và các sản phẩm điện tử trị giá hơn 200.000 nhân dân tệ.

071608adb11ebd8a2a0334ab6ddead70.jpg

Ông Nhâm Hải Phi và vợ là Vương Tinh

Trong cùng ngày, bà Tôn Trung Lệ ở Đại Liên cũng bị bắt và nơi ở bị lục soát.

Sau khi bị giam hơn một năm, cả hai học viên này đã bị Tòa án quận Cam Tỉnh Tử đưa ra xét xử vào ngày 8 tháng 9 và một lần nữa vào ngày 23 tháng 9 năm 2021.

Ông Nhâm bị kết án 10 năm tù và phạt 100.000 nhân dân tệ, bà Tôn bị kết án 7 năm và phạt 70.000 nhân dân tệ. Hiện họ đang kháng cáo.

Đây không phải là lần đầu tiên ông Nhâm bị bức hại. Trước đó ông đã bị bắt vào năm 2001 vì nói với mọi người về Pháp Luân Công và đã bị kết án 7,5 năm tù, và ông cũng bị tra tấn vô cùng tàn bạo ở trong tù.

Trường hợp 4: Bốn học viên bị kết án, trong đó một người bị án 9,5 năm tù và phạt 20.000 nhân dân tệ

Ngày 30 tháng 5 năm 2018, Toà án Quận Sa Hà Khẩu ở thành phố Đại Liên đã kết án bốn học viên. Ông Trương Nhân Quang bị kết án 9,5 năm tù và phạt 20.000 nhân dân tệ, ông Vương Thượng Kiệt và ông Hàn Kiến Hải bị kết án 8 năm tù và phạt 10.000 nhân dân tệ, ông Lý Tĩnh Ba bị kết án 3 năm với ba năm án treo và bị phạt 2.000 nhân dân tệ.

Ông Trương, ông Vương và ông Hàn đã kháng án nhưng Toà án Trung cấp Đại Liên đã giữ nguyên bản án.

Trường hợp 5: Ông Đỗ Vĩnh Phong bị kết án 9 năm tù

Ông Đỗ Vĩnh Phong ở trấn Hạnh Thụ Truân, thành phố Đại Liên, đã bị cảnh sát của Phổ Lan Điếm bắt giữ vào ngày 11 tháng 7 năm 2021. Họ đã lục soát nhà ông và tịch thu tất cả máy in, tài liệu Pháp Luân Công và những vật dụng khác. Sau đó ông bị kết án chín 9 năm tù.

Trường hợp 6: Ông Từ Cường bị kết án 9 năm 1 tháng tù

Ông Từ Cường bị bắt trong một đợt truy bắt của cảnh sát vào ngày 11 tháng 7 năm 2020. Ông đã bị kết án chín năm một tháng tù.

Trường hợp 7: Ông Đinh Quốc Thần bị kết án 2 năm dù bị xuất huyết não

Ngày 23 tháng 2 năm 2021, gia đình ông Đinh Quốc Thần nhận được một thông báo từ Toà án Quận Kim Châu rằng ông Đinh đã bị kết án 2 năm tù và phạt 5.000 nhân dân tệ dù ông đã bị bất tỉnh gần một tháng vì bệnh xuất huyết não do bị tra tấn. Vợ ông, bà Diêm Thanh Hoa, đã bị kết án 3,5 năm tù và phạt 8.000 nhân dân tệ.

Ngày 10 tháng 7 năm 2019, ông Đinh, một gia sư toán 50 tuổi và bà Diêm bị bắt và nhà họ bị lục soát. Bà Diêm được bảo lãnh vào tối hôm đó nhưng ông Đinh bị giam và tra tấn trong Trại tạm giam Đại Liên. Kết quả là, ông bị xuất huyết não và mất thính lực ở cả hai tai. Ông đã được bảo lãnh vào ngày 1 tháng 10 cùng năm.

Sau khi trở về nhà, tình trạng của ông Đinh đã cải thiện nhờ học Pháp (đọc các sách của Pháp Luân Công) và luyện công (luyện các bài công pháp của Pháp Luân Công). Tuy nhiên, cảnh sát địa phương và người của cục tư pháp liên tục sách nhiễu ông. Áp lực đã gây hại đến sức khoẻ của ông.

Ngày 27 tháng 1 năm 2021, ông bị đột quỵ lần thứ hai và được đưa đi cấp cứu trong tình trạng bất tỉnh.

Sau khi bị giam lần đầu vào năm 2019, vợ ông đã gọi cho học sinh và cha mẹ của chúng, nói rằng ông không thể dạy kèm nữa vì cảnh sát đã bắt ông đi. Một số học sinh buồn đến nỗi bật khóc. Cha của một học sinh nói với vợ ông Đinh: “Con trai tôi đang khóc. Khi mẹ cháu bảo hãy đăng ký học ở lớp khác, cháu nói: ‘Con không thể tìm được thầy giáo nào tốt như thầy giáo Đinh! Con không muốn đổi! Con chỉ muốn thầy Đinh dạy kèm cho con!’”

Trường hợp 8: Y tá bị bỏ tù khi còn chưa mãn tang chồng

Ngày 24 tháng 3 năm 2015, bà Lưu Tân Dĩnh, một y tá tại Bệnh viện Phụ sản Đại Liên, đã bị đưa đến Nhà tù Nữ Liêu Ninh để thụ án 5,5 năm.

Bà Lưu bị bắt vào ngày 21 tháng 3 năm 2014, chỉ một tháng sau khi chồng bà là ông Khúc Huy qua đời. Ông đã sống chật vật trong 13 năm sau khi bị tra tấn trong Trại Cưỡng bức Lao động Đại Liên vào năm 2001 khiến ông bị tàn tật. Bộ phận sinh dục của ông bị mưng mủ sau khi bị sốc điện và cột sống cổ bị gãy khiến ông liệt nửa người. Bà Lưu đã chăm sóc cho chồng trong 13 năm đến khi ông qua đời vào ngày 29 tháng 2 năm 2014.

bfe1b9fc755d759e4df9b673dd1a19ae.jpg

Ông Khúc Huy và vợ là bà Lưu Tân Dĩnh cùng con của họ

Ngày 29 tháng 9, Toà án xét xử ông Lưu và kết án ông 5,5 năm tù. Ông đã kháng cáo lên Toà án Trung cấp Đại Liên, cơ quan này đã giữ nguyên bản án ban đầu mà không tổ chức phiên xử.

Trường hợp 9: Toà án Trung cấp Đại Liên bác bỏ đơn kháng án đối với bản án oan sai của bà Viên Hiểu Mạn

Bắt đầu từ tháng 5 năm 2015, một là sóng kiện Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo của ĐCSTQ và là thủ phạm chính trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công đã xảy ra. Đó là khi Toà án Nhân dân Tối cao Trung Quốc thực hiện một “Cải cách hệ thống đăng ký” mới, quy định rằng tất cả các vụ kiện hình sự phải được thụ lý sau khi được tiếp nhận và phải được giải quyết theo luật.

Các học viên Pháp Luân Công và gia đình họ đã đệ đơn kiện hình sự chống lại Giang Trạch Dân lên Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, yêu cầu cơ quan này đệ đơn kiện lên Toà án Tối cao buộc kẻ đầu sỏ Giang Trạch Dân phải chịu trách nhiệm cho những tội ác phản nhân loại trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công.

Đến ngày 31 tháng 12 năm 2015, Minghui.org đã nhận được bản sao của hơn 200.000 đơn kiện của các học viên Pháp Luân Công, trong đó có 5.097 đơn đến từ Đại Liên.

Thay vì xử lý các vụ kiện theo luật mới này, ĐCSTQ đã bắt đầu truy lùng các học viên đã đệ đơn kiện Giang.

Bà Viên Hiểu Mạn bị bắt vào năm 2016 vì đệ đơn kiện Giang. Bà đã từ chối từ bỏ đức tin vào Pháp Luân Công và bị bức hại.

568b3cd97f210f63704c87ba5c98e036.jpg

Con trai bà Viên tại Hoa Kỳ kêu gọi giúp giải cứu mẹ mình

Ngày 16 tháng 11 năm 2016, Toà án Quận Trung Sơn đã xét xử bà Viên. Bà đã bị kết án 3,5 năm và phạt 5.000 nhân dân tệ vào tháng 12.

Bà Viên đã kháng cáo lên Toà án Trung cấp Đại Liên, cơ quan này đã đã giữ nguyên bản án ban đầu vào ngày 26 tháng 4 năm 2017.

Ngoài bà Viên, năm học viên khác cũng bị kết án tù vì kiện Giang, gồm: bà Trương Hà 7 năm 5 tháng, bà Vương Thục Phương 7,5 năm, bà Lưu Ngọc Mỹ 3 năm và phạt 20.000 nhân dân tệ, bà Cảnh Nhân Nga và bà Khúc Quế Hiền mỗi người 4 năm.

Chu Diễm tham gia phỉ báng Pháp Luân Công

Bên cạnh việc lệnh cho các toà án dưới quyền kết án các học viên Pháp Luân Công, Chu cũng đứng đằng sau nhiều chiến dịch tuyên truyền bôi nhọ Pháp Luân Công.

Trước khi diễn đàn kinh tế “Davos mùa Hè” được tổ chức ở Đại Liên vào tháng 9 năm 2011, Uỷ ban Chính trị và Pháp luật (khi đó Chu giữ chức phó bí thư) đã ra lệnh cho người dân địa phương giao nộp mọi tài liệu Pháp Luân Công mà họ thấy trong khu dân cư và báo cáo mọi hoạt động Pháp Luân Công mà họ biết được.

Cùng lúc đó, Uỷ ban Chính trị và Pháp luật đã phân phát cho cư dân địa phương một cuốn sách có tự đề Sách ảnh về Kiến thức An toàn cho Người dân. Trang 5 và 6 của cuốn sách 55 trang này có nội dung phỉ báng Pháp Luân Công. Cuốn sách được biên soạn và xuất bản bởi Ủy ban Quản lý Toàn diện Trị an Đại Liên và Uỷ ban Chính trị và Pháp luật Đại Liên, và Chu là phó ban biên tập.

Khi Chu nhận chức chánh án Toà án Trung cấp Đại Liên, các toà án cấp quận ở Đại Liên đã có nhiều bài viết đăng tải trên nhiều website có nội dung lăng mạ Pháp Luân Công.

Sau khi học viên Pháp Luân Công bà Thịnh Kiệt bị Tòa án Quận Lữ Thuận Khẩu kết án 7,5 năm tù vào ngày 22 tháng 12 năm 2017, bà đã kháng cáo lên Toà án Trung cấp Đại Liên. Toà án cấp cao hơn này đã giữ nguyên bản án ban đầu của bà vào giữa tháng 3 năm 2018 sau khi biết bà Thịnh từ chối từ bỏ Pháp Luân Công.

Ngày 24 tháng 7 năm 2018, Báo chiều Đại Liên (Dalian Evening News)và Thần báo Bán đảo (The Peninsula Morning Post) đã đăng một bài viết có tựa đề “Một phụ nữ bị kết án vì tuyên truyền Pháp Luân Công ở quận Lữ Thuận Khẩu”, lấy bà Thịnh như một ví dụ tiêu cực để lừa dối công chúng, đồng thời che đậy hành vi vi phạm pháp luật của các cơn quan chấp pháp thuộc hệ thống công an, viện kiểm sát và tòa án trong khi cố gắng kết án bà Thịnh.

Lời kết

Ronald Dworkin, một học giả nổi tiếng của luật hiến pháp Hoa Kỳ, từng nói: “Chúng ta là chủ thể một đế quốc của luật pháp, tuân theo các phương pháp và ý tưởng của nó, ràng buộc về tinh thần trong khi chúng ta tranh luận về những gì phải làm.”

Cùng với các nhánh lập pháp và hành pháp của chính phủ Hoa Kỳ, bộ máy tư pháp “cân bằng quyền lực” để duy trì một xã hội ổn định về luật pháp và có trật tự, một nền tảng cơ bản của nền văn minh hiện đại.

Trong các vụ việc cụ thể, thẩm phán được trao quyền lực và trách nhiệm đặc biệt to lớn để định đoạt số phận của một người. Nhưng khi xét đến những vụ việc quan trọng hơn liên quan đến số phận hay hướng đi tương lai của một đất nước, thì bất kỳ quyết định nào mà thẩm phán đưa ra đều sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của toàn bộ người dân của đất nước đó.

Xuyên suốt chiều dài lịch sử, khi một đất nước rơi vào tay của bạo chúa, thì quan tòa thường trở thành công cụ để thúc đẩy lợi ích của giai cấp thống trị, ruồng bỏ đi nghĩa vụ thiêng liêng của họ là bảo vệ lẽ phải và duy trì sự kiểm tra giám sát và cân bằng.

Sau hơn 70 năm ĐCSTQ cầm quyền, hầu hết thẩm phán ở Trung Quốc đã trở thành bù nhìn cho chính phủ. Điều này đặc biệt đúng trong cuộc bức hại Pháp Luân Công kéo dài suốt 22 năm qua, trong đó, các thẩm phán đóng vai trò chính trong viện kết án các học viên vô tội chỉ vì họ kiên định với đức tin của mình.

Theo thông in do Minghui.org thu thập, ít nhất 70 thẩm phán tham gia bức hại Pháp Luân Công đã chết tại thời điểm mà phần lớn họ đang ở đỉnh cao của sự nghiệp. Một số bị sét đánh, một số chết do bị ung thư hay các căn bệnh nan y khác, có người chết trong các tai nạn xe hơi nghiêm trọng, một số bị té chết và một số bị bắn chết. Thẩm chí một số thân nhân của các thẩm phán cũng không thoát khỏi cái chết.

Trong văn hoá truyền thống Trung Quốc, nhiều người tin rằng việc ai đó chết sớm hay bất hạnh thường là quả báo cho những việc làm sai trái của người đó. Quả báo như vậy được xem như là một lời cảnh tỉnh của ông Trời nhắc nhở họ đừng phạm tội ác nữa.

Những thẩm phán làm trái lương tâm và kết tội các học viên Pháp Luân Công, họ đang không chỉ bức hại người tốt-những người chỉ đơn thuần là cố gắng sống theo tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn, mà họ cũng làm lung lay lòng tin của người dân đối với luật pháp, quy định và đức tin vào Thần Phật, dẫn đến sự trượt dốc của tổng thể tiêu chuẩn nói chung.

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/11/30/434137.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/12/11/196950.html

Đăng ngày 18-01-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share