Bài viết của A.H.

[MINH HUỆ 20-12-2021] (Tiếp theo Phần 3 Phần 2 Phần 1)

Thời gian trong hội họa

Con người thực sự sống trong một môi trường thời không. Không biết mọi người có để ý hay không, do quá trình truyền tư duy của não bộ phản ánh ra trong não cần một thời gian trong chớp mắt, do đó khi một người nhận ra khái niệm “hiện tại” trong mọi khoảnh khắc, thì “hiện tại” đã trở thành quá khứ tức thì. Có nghĩa là, cái mà con người cảm nhận chưa bao giờ là một môi trường không gian chỉ có chiều dài, rộng và cao, mà trải qua dòng chảy của thời gian, và luôn nằm trong khái niệm thời không.

Đương nhiên, hội họa cũng liên quan đến sự biểu hiện của thời gian, chẳng hạn như mô tả trạng thái động trong tác phẩm, bố cục của tranh kể chuyện liên hoàn, v.v., là phương pháp phản ánh yếu tố thời gian lên mặt phẳng tương ứng.

Phương thức hội họa phổ biến nhất là thể hiện trạng thái động thông qua bố cục, ánh sáng và bóng đổ, màu sắc. Phương thức thể hiện này tưởng chừng như diễn tả khoảnh khắc nhất định của không gian, nhưng rõ ràng chứa đựng xu hướng thời gian tiếp nối, cũng chính là cái mà mọi người gọi là “cảm giác động”. Dưới đây là phần giới thiệu ngắn gọn về những kỹ thuật này bằng cách sử dụng bức tranh sơn dầu của Raphael “St. Michael Vanquishing Satan” (Thánh Michael chiến thắng Satan).

图例:拉斐尔(Raphael)的《圣米迦勒战胜撒旦》(Saint Michael Vanquishing Satan),268厘米 × 160厘米,原为木板油画,后经换背为布面油画,作于1518年,现存于巴黎卢浮宫。
Hình minh họa: “Thánh Michael chiến thắng Satan” của Raphael, 268 cm × 160 cm, ban đầu là sơn dầu trên gỗ, sau đó được đổi thành sơn dầu trên vải, năm 1518, lưu giữ tại Cung điện Louvre, Paris.

Cần nói rõ rằng, Michael có các bản dịch tiếng Trung khác nhau giữa các trường phái Thiên chúa giáo khác nhau, chẳng hạn như “Mi’e’er” (Di Ngạch Nhi) trong Công giáo, “Mijiale” (Mễ Ca Lặc) trong Đạo Tin lành, và “Mihayier” (Di Cáp Y Nhĩ) trong Chính thống giáo phương Đông. Ở đây, bản dịch của Thánh Michael là “Thánh Mijiale” (Thánh Mễ Ca Lặc), là phương pháp dịch được sử dụng rộng rãi nhất theo quy ước của người Hoa, và không liên quan gì đến các giáo phái tôn giáo.

Chủ đề của bức tranh này có lẽ rất quen thuộc với mọi người, nó miêu tả cảnh Thánh Michael chiến đấu với con rồng đỏ Satan, và ném con rồng đỏ xuống đất. Trong tranh dùng phương thức miêu tả ma quỷ dưới hình dáng con người để miêu tả Satan, nhưng để thể hiện thân phận của hắn, có thể nhìn thấy một cái đuôi hình con rắn ở nửa sau của hắn, bởi vì trong “Khải Huyền 12: 9” có viết: “Con rồng lớn chính là con rắn cổ đại đó, tên là ma quỷ, còn gọi là Satan, nó lừa dối cả thế giới. Nó bị ném xuống đất, và những sứ giả của nó cũng bị ném xuống đất”. Họa sỹ miêu tả cảnh cái ác bị đánh gục, biểu hiện cuối cùng chính nghĩa sẽ chiến thắng tà ác.

Về kỹ thuật vẽ tranh, trước tiên hãy nói về việc sử dụng ánh sáng và bóng tối. Ánh sáng được sử dụng trong tác phẩm này được thiết kế độc đáo. Hình sáng tối của Thánh Michael từ đầu đến chân trong bức tranh tạo thành một đường hơi nghiêng từ phía trên bên trái xuống phía dưới bên phải, giúp phân chia hợp lý ánh sáng và bóng tối của bức tranh thành hai: nửa bên trái sáng hơn, và nửa bên phải tối hơn, điều này tạo ra xu hướng đối lập sáng tối. Đồng thời, phần trên của cơ thể Thánh Michael trong bức tranh rất sáng, trong khi phần giữa của bức tranh bị tối đi do màu sắc vốn có của quần áo và môi trường, và phần dưới sáng hơn một chút do sự chiếu sáng của ma quỷ.Từ trên xuống dưới hình thành nhịp điệu “sáng – tối – sáng”, đạt được hiệu ứng ánh sáng nghệ thuật.

Cảm giác ánh sáng này, kết hợp với chuyển động của các nhân vật và xu hướng ánh sáng từ trên xuống, đóng một vai trò lớn trong bức tranh. Chúng ta có thể thấy ánh sáng từ trên cao chiếu xuống tượng trưng cho ánh sáng đến từ bầu trời nên nguồn sáng chính chiếu thẳng vào đầu, ngực và cánh tay của Thánh Michael là phần sáng nhất. Ác ma xa nguồn sáng đương nhiên không sáng, điều này một lần nữa ám chỉ cảm giác về xu hướng ánh sáng giảm từ trên xuống dưới. Ngoài ra, không gian ở phần sáng của nửa trên Thánh Michael rộng, và không gian ở phần dưới của chân và phần sáng của bàn chân hẹp. Với hình dạng của vũ khí và góc giữa chân, một mũi tên xuyên xuống được hình thành. Nó có một cảm giác trạng thái động mạnh mẽ.

Mặc dù hội họa thuộc về nghệ thuật không gian, nhưng loại không gian này không phải là một khoảnh khắc dường như bị cố định, nó rõ ràng là có xu hướng của thời gian: đó là một loạt các hành động trong đó Thánh Michael từ trên trời xuống, giẫm lên ma quỷ, và đâm nó một nhát giáo. Mọi người có thể liên kết khoảng thời gian trước và sau nó một cách tự nhiên theo cảnh này.

Về màu sắc, sự tương phản của gam màu lạnh và ấm của bên công lý phong phú hơn. Bởi vì hình nền của Thánh Michael là bầu trời xanh và mây trắng, làn da màu ấm, áo giáp màu ấm, đôi cánh có lông vũ đồng thời có màu mát và màu ấm, và trên cánh tay có quần áo màu xanh lam. Sự tương phản màu ấm và màu lạnh này phản ánh một cảm giác phong phú về màu sắc. Nhìn lại Satan, bởi vì hoàn cảnh của hắn là nằm trên mặt đất và cách xa nguồn sáng, do đó sự tương phản giữa sáng và tối và sự tương phản giữa lạnh và màu ấm dường như yếu hơn và tối hơn. Cách xử lý này cũng cho thấy sự tươi sáng và đầy màu sắc của bên chính nghĩa, trong khi bên tà ác yếu ớt và ảm đạm.

Phương pháp bố cục thể hiện cùng một ý nghĩa là diện tích của bên chính nghĩa chiếm gần hết bức tranh, trong khi bên tà ác chỉ chiếm một phần nhỏ, ngụ ý rằng công lý lớn hơn tà ác.

Đồng thời, chúng ta có thể thấy khuôn mặt của Thánh Michael là tích cực, trong khi tên ác ma nằm trên mặt đất và vùng vẫy, muốn đứng dậy nhưng bị giẫm đạp không thể bò dậy nổi, nên nó hiện ra một khuôn mặt méo mó và biến dạng. Cách tiếp cận này cho phép người ta nhìn thấy ánh sáng, sức mạnh, sự tự tin và vẻ đẹp của chính nghĩa, trong khi tà ác thì xám tối, yếu ớt, sợ hãi và xấu xí.

Nhìn chung, kỹ thuật của nghệ sĩ là khá hợp lý. Mặc dù kích thước của tác phẩm rất lớn, nhưng các hình khối được tạo hình tốt, sự chuyển đổi giữa ánh sáng và bóng tối mềm mại, phong thái tự nhiên, phù hợp với cảnh trong tranh.

Kỹ thuật thể hiện sự liên tục của thời gian bằng cách mô tả chuyển động và bầu không khí là một trong những ngôn ngữ hội họa phổ biến nhất trong nghệ thuật. Có nhiều cách khác để biểu thị thời gian, cách đơn giản nhất có thể như bức tranh sau:

图例:弗拉芒画家沃尔夫特(Artus Wolffort)的油画《柯罗诺斯》(Chronos),78.5厘米 × 63.5厘米,约作于十七世纪前期。
Hình minh họa: Bức tranh sơn dầu “Chronos” của họa sĩ người Flemish Artus Wolffort, 78,5 cm x 63,5 cm, vào khoảng đầu thế kỷ XVII

Tất nhiên, có một số phương pháp khác, một số phương pháp khó thấy ngày nay, nhưng đã tồn tại trong lịch sử, và cũng có thể được giới thiệu ngắn gọn ở đây, chẳng hạn như loại công việc này: Bức tranh này mô tả vị thần thời gian trong thần thoại Hy Lạp cổ đại, tên là Chronos. Thời gian là một vị Thần không có hình thể, nhưng trong Thần thoại, ông thường xuất hiện dưới hình thức có hình thể. Trong các tác phẩm nghệ thuật, thường dùng hình tượng một ông lão để thể hiện Thần thời gian, dùng để biểu đạt sự vĩnh viễn tồn tại của thời gian, và sự thay đổi bể dâu trải qua vô số thời đại. Đôi khi người ta cảm thấy thời gian đang trôi đi mất, đôi khi mọi người cảm thấy thời gian như chậm chạp loạng choạng, những điều này được phản ánh một cách sống động trong các bức tranh. Ông già với hai cánh trên lưng, tay đang cầm một chiếc đồng hồ cát để tính toán thời gian, người họa sĩ sử dụng cách hiển nhiên này để thể hiện danh tính và chức năng của Thần thời gian.

图例:意大利画家坎皮(Antonio Campi)所绘的《基督受难、复活和升天的奥义》(Les Mystères de la Passion, de la Résurrection et de l'Ascension du Christ),165厘米 × 205厘米,原为木板油画,后经换背为布面油画,作于1569年,现存于巴黎卢浮宫。
Hình minh họa: Bức “Cuộc khổ nạn, Phục sinh và Thăng thiên của Chúa” (Les Mystères de la Passion, de la Résurrection et de l’Ascension du Christ) của họa sĩ người Ý Antonio Campi, nguyên bản bằng dầu trên gỗ, sau đổi thành sơn dầu trên vải, vẽ năm 1569, hiện ở Louvre, Paris.

Đây là một bức tranh tường thuật cho thấy, thông qua bố cục thông minh, một loạt các cảnh từ khi bắt đầu Chúa Giê-su gặp nạn: lời cầu nguyện trong rừng ô liu, bị đóng đinh, phục sinh và cuối cùng thăng thiên. Ở phần trên bên phải của bức tranh, thiết kế của những đám mây mở ra và sương mù phân tán cũng mô tả thế giới trên trời đằng sau những đám mây. Cách thể hiện những khung cảnh của các khoảng thời gian khác nhau trong cùng một bức tranh, và miêu tả sự cùng tồn tại của hai chiều không gian giữa người và Thần, đã hình thành một nhận thức thông thường đối với người phương Tây trong lịch sử, nên người thời đó cũng không lấy làm lạ.

Loại phương pháp này phản ánh sự mở rộng của một dòng thời gian duy nhất trong tác phẩm, và không chỉ có một thời gian và không gian mà nghệ thuật có thể miêu tả, vì vậy bố cục cũng có thể thể hiện toàn cảnh của những lựa chọn số phận khác nhau. Ở đó, thời gian sẽ không chỉ là một đường số phận cố định, mà đồng thời có những khả năng khác nhau, tức là có thể đạt được những số phận và tương lai khác nhau thông qua những lựa chọn khác nhau. Tuy nhiên, từ quan điểm của thuyết định mệnh, con đường của cuộc sống thậm chí đã được xác định trước từ lâu, với nhiều lớp sắp đặt, và ý chí tự do duy nhất phụ thuộc vào sức mạnh của chính niệm của bản thân sinh mệnh, và sự lựa chọn đạo đức của nó. Một số bức tranh trình bày cảnh Thiên đường và địa ngục cùng một lúc, hoặc để mọi người lựa chọn, thể hiện khái niệm đa thời gian và không gian trên mặt phẳng theo cách này.

图例:早期弗拉芒画派(Flemish Primitives)画家凡·德·韦登(Rogier van der Weyden)的《博纳祭坛画》(Beaune Altarpiece),又名《最后的审判》(The Last Judgement),高220厘米,长548厘米,约作于1445年~1450年。
Hình minh họa: The Beaune Altarpiece, còn được gọi là Sự phán xét cuối cùng, của họa sĩ Rogier van der Weyden thời kỳ đầu của Flemish Primrete, Nó cao 220 cm và dài 548 cm, vào khoảng năm 1445-1450.

Họa sĩ người Flemish ở thế kỷ 15, Rogier van der Weyden đã dùng bố cục kéo dài để thể hiện chủ đề kinh điển “Phán xét cuối cùng” (The Last Judgment) trong một bức tranh đàn tế. Chúa Giê-su đang ngồi ở trên cùng của bức tranh, một số vị Thánh và Thiên Thần được vẽ trên các đám mây ở hai bên, và người phán xét tất cả chúng sinh là Thánh Michael ở giữa, người đã được đề cập trước đó. Trên trái đất, ngay cả những người đã chết sẽ sống lại và bị phán xét, và Thánh Michael xem xét những việc thiện và việc ác của họ. Người tốt sẽ được chào đón vào Thiên đường ở hình vẽ bên trái, trong khi kẻ ác sẽ bị ném xuống địa ngục ở bên phải.

2021-12-24-the_last_judgment_detail--ss.jpg
Hình minh họa: Chi tiết phần giữa của bức tranh đàn tế.

Về tình huống Thánh Michael xét xử chúng sinh, trên thực tế, nhiều nhà ngôn ngữ học, sử học, tôn giáo đã truy tìm nguồn gốc từ góc độ từ nguyên, tôn giáo, Thần thoại của nhiều dân tộc trên thế giới, cho rằng Thánh Michael được nói đến trong các tôn giáo khác nhau như (Michael), Messiah (Đấng Mê-si) và Maitreya (hoặc Metteyya) và những tên gọi khác đều có thể chỉ cùng một vị Thần, vào thời khắc cuối cùng của lịch sử, đã hạ thế để cứu chúng sinh, Pháp chính Càn Khôn, và thông qua đánh giá thiện và ác của tất cả chúng sinh để quyết định nơi họ quy về.

Vì sự hiện diện cá nhân của mình trong thế giới phàm trần, Thánh Michael đã ở cõi trần thế để tiếp xúc với tất cả chúng sinh; và mặc dù trần thế, Thiên đường và địa ngục không ở trong cùng một không gian, chúng được hiển thị trong bức tranh cùng một lúc. Trong bức tranh này, có hai khả năng chúng sinh sẽ đi đến: thiên đường và địa ngục. Đối với chúng sinh đang bị phán xét, thời gian sau cuộc phán xét cũng có nghĩa là hai tương lai hoàn toàn khác nhau.

Phán quyết cuối cùng — lên thiên đường hay xuống địa ngục — là thời khắc cuối cùng đáng sợ và căng thẳng đối với tất cả chúng sinh. Nhưng mọi người cũng biết rằng, phán quyết về nơi quy về của chúng sinh dựa trên sự tốt hay xấu của hành động trong quá khứ của họ. Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo, không làm ác thì không gặp ác, không cần lo lắng cho tương lai.

Tuy nhiên, ngày nay, thời đại thiếu vắng tín ngưỡng này, liệu có mấy ai tin những điều này? Trong môi trường phát triển tràn lan của khoa học hiện đại, con người tin vào tiền bạc, quyền lực, danh lợi, dục vọng. Nhiều người còn cho rằng Phật, Đạo, Thần là “trí tưởng tượng ngu muội” của người xưa; chánh tín thiêng liêng được định nghĩa là “mê tín phong kiến​​”, và bị khinh bỉ; những nỗ lực nâng cao phẩm chất đạo đức của người tu luyện cũng bị coi là điên rồ, bị giễu cợt, châm chọc, cho đến trở thành mục tiêu bức hại nặng nề, bị tra tấn dã man, thậm chí mổ cướp nội tạng, bị tra tấn đến chết.

Trong văn hóa của nhân loại đã hình thành thói quen tụng niệm danh hiệu của Thần Phật mà mình tín ngưỡng, nguyên là do tôn sùng, cũng có phương pháp tu luyện yêu cầu kính tụng danh hiệu Thần Phật v.v. Dần dần, tập quán này được nhiều người chấp nhận, và lặng lẽ tự nhiên hình thành thói quen ngôn ngữ. Ví dụ, khi thấy ai đó thành tựu một việc gì đó đẹp đẽ, người tín Phật thường cảm thán: “Đức Phật từ bi, thiện tai thiện tai”, người tín Đạo thì niệm: “Phúc sinh Vô lượng Thiên Tôn!”, người tín Đức Chúa Trời sẽ nói: “Lạy Chúa tôi, Ngài đã làm điều đó!” Bất cứ ai tín vào vị Thần nào thì sẽ niệm danh xưng vị Thần đó. Nhưng ngày nay, nhiều người thực sự sẽ hét lên: “666, thật tuyệt vời!” Bạn có thể biết số 666 đại diện cho điều gì. Nó được đề cập trong Sách Khải Huyền rằng nó có liên quan đến “ấn ký tên của con thú”, và số của con thú chính là số 666, đại diện cho tên của con thú tà ác là kẻ thù của Chúa. Một số người có thể cho rằng các nguồn khác nhau là sự trùng hợp. Nhưng cũng có một câu nói xưa “trong cõi hư vô có Thiên ý”, chẳng lẽ vẫn không khơi dậy được sự suy tư, tỉnh táo của mọi người?

Đây là thời đại của sự sụp đổ về đạo đức, luân lý và niềm tin. Ngày nay, những cảnh khải huyền được mô tả trong các tôn giáo và Thần thoại khác nhau có thể nhìn thấy ở khắp mọi nơi: “cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu, tỷ lệ sinh giảm mạnh, bệnh dịch hoành hành khắp nơi, nhiều thảm họa tự nhiên và nhân tạo nổi lên thành dòng bất tận, và số người chết tiếp tục tăng lên”. Trong văn hóa truyền thống, chúng ta chú ý đến nhân quả, gieo nhân nào thì gặt quả nấy. Con rồng đỏ bắt người ta thề trước cờ máu, đóng dấu ấn của con thú cho người ta, và truyền bá “chủ nghĩa vô Thần” trên trái đất mà Chúa tạo ra, cuộc bức hại đối với quần thể người tu luyện liên quan trực tiếp đến tầng diện Thần Phật, và là một trong những tội lỗi lớn nhất trên thế giới. Vì vậy, sau cuộc chiến giữa chính và tà, cả con rồng đỏ và những người ủng hộ nó sẽ phải đối mặt với thất bại cuối cùng và hình phạt nghiêm khắc nhất, điều này đã được nói đến trong các tôn giáo.

Là một chúng sinh trong hoàn cảnh mạt kiếp, cách hợp lý nhất là đứng về phía Phật Đạo Thần, tôn trọng quần thể tu luyện, ủng hộ chính nghĩa, xóa bỏ dấu ấn con thú, đồng hành cùng với Thần. Như vậy mới không chịu độc hại của ác ma rồng đỏ, khai sáng ra một tương lai tốt đẹp và hạnh phúc cho chính mình.

Từ xa xưa, trong chánh niệm sử dụng các kỹ thuật truyền thống để thể hiện bức tranh về Thần, bản thân nó tương đương với một phương tiện thời không, giống như một cây cầu giúp người xem giao tiếp với Thần Thánh. Mối quan hệ giữa hội họa với thời không thực sự rất phức tạp, bài viết này chỉ giới thiệu ngắn gọn một hoặc hai trong số chúng dựa trên những lý thuyết học thuật hiện có của con người. Những người làm nghệ thuật có rất nhiều tâm đắc trong vấn đề này, nhưng cũng giống như cổ nhân có câu nói “như người uống nước, nóng lạnh tự mình biết”, không dễ diễn đạt thành lời. Bài viết này chỉ mang tính chất giới thiệu, thể hiện sơ lược đặc điểm của nghệ thuật hội họa cho mọi người, nên khó tránh có những thiếu sót, mong các bạn đọc rộng lòng bao dung.

(Hết)

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/12/27/434469.html

Đăng ngày 10-01-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share