Bài viết của Lưu Nhất Thuần

[MINH HUỆ 26-08-2021] Đại y học gia Tôn Tư Mạc viết trong tác phẩm “Thiên kim yếu phương” rằng: “Đức hạnh không ước thúc thì dẫu uống kim đan ngọc dịch cũng không thể sống lâu”; “Đạo đức một ngày nào đó đủ đầy thì không cầu thiện mà tự có phúc, không cầu thọ mà tự sống lâu”.

Ý nghĩa là, nếu đạo đức con người bất hảo thì dẫu có uống Tiên đan diệu dược thì cũng không thể kéo dài tuổi thọ được. Nếu đạo đức cao thượng hoàn mỹ, thì dẫu không cầu nguyện cũng có được đa phúc đa thọ.

Vậy người xưa dưỡng đức như thế nào?

Nếu muốn dưỡng đức thì trước tiên phải dưỡng tính. Tính ở Trời thì gọi là mệnh, ở con người thì gọi là tính. Chữ Tính (性) bên trái là bộ Tâm, bên phải là chữ Sinh, biểu thị con người từ khi sinh ra đã có cái lý tồn tại trong tâm, gọi là Tính, thực ra là Lý. Tâm thuận theo lý thì sống, trái với lý thì chết. Dưỡng tính thì trước tiên cần trừ bỏ Ngũ nạn: Danh lợi, Hỷ nộ, Thanh sắc, Mùi vị, Suy tư.

Bỏ danh lợi, Phạm Lãi công thành thân thoái, cho hết gia tài

Thời Xuân thu, người nước Sở là Phạm Lãi và Văn Chủng phò tá Việt Vương Câu Tiễn 20 năm, giúp Việt Vương diệt Ngô phục quốc, thành tựu bá nghiệp. Sau này Phạm Lãi làm quan đến chức tướng quân, nổi danh thiên hạ. Phạm Lãi cho rằng danh lớn thì khó mà lâu dài, huống hồ Câu Tiễn là người có thể chung hoạn nạn nhưng khó mà cùng hưởng an lạc. Thế là ông viết thư cáo biệt Câu Tiễn.

Phạm Lãi có huệ nhãn, từ tướng mặt của Việt Vương Câu Tiễn ông có thể nhìn ra bẩm tính của Câu Tiễn là người không thể cùng hưởng an lạc phú quý với bề tôi. Ông viết một phong thư khuyên Văn Chủng rằng: “Việt Vương là người cổ dài miệng chim, có thể chung hoạn nạn nhưng không thể cùng hưởng an lạc. Ông sao không đi?” Văn Chủng không tin, cuối cùng bị Câu Tiễn ban cho cái chết.

Phạm Lãi rời khỏi nước Việt, đến nước Tề. Ông đổi họ đổi tên, dẫn con trai dốc sức khai hoang, cày cấy bên bờ biển và theo nghề kinh doanh, gây dựng được gia sản vài chục vạn lạng bạc. Tề Vương nghe nói Phạm Lãi là một bậc hiền giả, trọng dụng ông làm Quốc tướng phò tá chính sự.

Rất nhanh chóng, Phạm Lãi làm quan đến khanh tướng, việc kinh doanh gia đình có được tài sản hàng ngàn lạng vàng, công danh phú quý đạt đến cực điểm. Ông cho rằng đây là dấu hiệu không lành, vì quan niệm truyền thống là “doanh cực tắc khuy”, ý nghĩa là hễ đạt đến cực điểm thì phải đi về hướng suy bại.

3 năm sau, Phạm Lãi từ chức Tướng quốc, cho đi hết gia tài, rồi rời khỏi nước Tề, đến định cư ở Định Đào (ở Sơn Đông ngày nay), tự hiệu là Đào Chu Công. Ở huyện Định Đào, cha con đồng tâm hiệp lực, cần cù làm nông nghiệp, chăn nuôi và kinh doanh buôn bán. Chỉ vài năm, Phạm Lãi lại lần nữa tích lũy được gia tài lớn hàng vạn lạng bạc. Ông thường chu cấp tiếp tế cho bách tính nghèo khổ. Người dân địa phương tôn xưng Đào Chu Công là Thần Tài.

Phạm Lãi vì có đức mà giàu có, danh lợi tiền bạc, quan cao hậu lộc đều nhờ có đức mà sinh ra, giàu có rồi lại cho đi hết gia tài, có mất thì mới có được.

Ngày nay ở đường phố Perth, Tây Úc, mọi người thường trông thấy một vị học viên Pháp Luân Công và là một doanh nhân anh tuấn phóng khoáng Mark Hutchison đang phát truyền đơn chân tướng. Anh nói, trước khi học Pháp anh kinh doanh với mục đích “mưu lợi”, trong quá trình theo đuổi lợi ích, không ngừng phóng đại tự ngã. Sau khi học Pháp, anh chiểu theo Chân Thiện Nhẫn kinh doanh, việc kinh doanh không những không bị kém đi mà lại cành phát triển nhanh chóng, nghiệp vụ công ty không ngừng tăng trưởng, công ty mới thành lập đạt được giải thưởng Triển lãm tốt nhất trong năm toàn nước Úc.

(Còn tiếp)

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/8/26/429978.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/11/1/196404.html

Đăng ngày 08-11-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share