Bài viết của A.H

[MINH HUỆ 07-12-2021] Giới học thuật xếp loại hội họa là nghệ thuật không gian. Trong giới hội họa phương Tây truyền thống, các họa sĩ thông qua nhiều kỹ pháp mỹ thuật điêu luyện để mô tả chính xác sự thay đổi ánh sáng và bóng tối của vật thể, đồng thời có thể tạo ra hình ảnh có cảm giác lập thể và ba chiều trên một mặt phẳng, giống như một vật thể ba chiều trong thế giới thực được chiếu lên mặt phẳng hai chiều.

So với các nghệ thuật thính giác khác mang tính liên tục về thời gian như âm nhạc, mọi người có xu hướng nghĩ rằng, thứ mà hội họa thể hiện là cảnh tĩnh, hoặc cảnh nhất thời. Từ góc độ không gian, muốn thể hiện nhiều tình cảnh của đại thiên thế giới, và tư tưởng thâm thúy của văn hóa Thần truyền trên một mặt phẳng hai chiều, thì thực sự không hề dễ dàng. Hôm nay, chúng ta sẽ nghiên cứu những kiến ​​thức về môn nghệ thuật này và bối cảnh thời không.

Không gian khả kiến

Một số bạn có thể không quen với các thuật ngữ như “một chiều”, “hai chiều” và “ba chiều”. Những thuật ngữ này là thuật ngữ chuyên môn phổ biến cho nghệ thuật, vật lý, thiên văn học và các ngành khác, khi nói đến thì có liên quan đến nhiều nội dung của các phương diện khác, còn liên quan đến không gian khác, nên cũng không dễ hiểu. Vì vậy, để mọi người dễ lý giải, tôi chỉ lấy khái niệm không gian được mọi người phổ biến chấp nhận làm ví dụ, và dùng phương thức thông tục dễ hiểu để nói về chiều không gian trong thời không.

Đối với nội dung nói về không gian, có lẽ những độc giả bẩm sinh đã có khiếu cảm giác không gian và khả năng tư duy không gian mạnh sẽ dễ hiểu hơn. Nhưng các bạn không quen với tư duy không gian thì cũng đừng lo lắng, vì bài viết này cũng sẽ cho bạn thấy trực quan qua một số hình ảnh để mọi người đọc có thể hiểu được nhiều nhất có thể.

Khi nói đến chiều không gian, cách hiểu thông thường đại thể như thế này: một điểm di chuyển để tạo thành quỹ đạo của một đoạn thẳng, chỉ với một chiều dài duy nhất, thì đoạn thẳng thuộc không gian một chiều. Phạm vi tổng thể mà đoạn thẳng đó chuyển động thì có 2 yếu tố là chiều dài và chiều rộng. Không gian mặt phẳng do 2 yếu tố này tổ thành được gọi là không gian hai chiều. Tổng thể cả một bề mặt chuyển động về phương thứ ba tạo thành một phạm vi thể tích, do đó, một không gian có ba chiều là dài, chiều rộng và chiều cao được gọi là không gian ba chiều. Nói một cách thông tục thì: đường là một chiều, bề mặt là hai chiều, và vật thể là ba chiều. Đây cũng là một khái niệm mà hầu hết mọi người đều hiểu.


Chú giải: Giản đồ của không gian một chiều, hai chiều và ba chiều. Nói một cách thông tục thì: đường là một chiều, bề mặt là hai chiều, và vật thể là ba chiều.

Do đó, các chiều mà chúng ta nói đến ở đây không giống với thuyết không gian bốn chiều mà người ta vẫn thường nói. Tất nhiên, nếu ai đó cảm thấy không quen thì chúng ta có thể thay đổi cách gọi tên. Ví dụ, khái niệm chiều không gian lớn được gọi là “phạm vi lớn”, và chiều không gian lớn hơn được gọi là “phạm vi lớn hơn”, v.v. Nó thực chất chỉ là sự khác biệt của danh từ. Tuy nhiên, từ “phạm vi” thiên về thể hiện không gian trong khái niệm thông thường của con người, và con người khó kết nối với khái niệm thời gian ở các tầng diện khác nhau. Vì vậy, từ “chiều không gian” được mượn chỉ để tiện bộc lộ hơn. Tuy nhiên, khi con số trở nên lớn hơn, khái niệm “chiều” bắt đầu mơ hồ. Nhiều người nói rằng không gian ba chiều cộng với thời gian sẽ trở thành không gian bốn chiều, thật ra điều đó hơi khiên cưỡng. Bởi vì thời gian và không gian mà chúng ta có thể tiếp xúc tồn tại ở cùng một thời điểm và cùng một địa điểm. Một đường thẳng hay một mặt phẳng cũng có quá khứ, hiện tại và tương lai của chúng. Mỗi vĩ độ có thời gian riêng của nó, và thời gian ở các chiều không gian khác nhau cũng khác nhau. Mỗi tầng lạp tử có thời gian riêng của nó, không gian và thời gian giống như một chỉnh thể hợp nhất. Nhưng nó có vẻ hơi máy móc nếu nó được phân chia theo cách của toán học hiện đại.

Vậy nếu tất cả người và vật lập thể trong môi trường này, bao gồm chỉnh thể bản thân môi trường đều chuyển động, thì sẽ hình thành một khái niệm lớn hơn. Có người cho rằng sau khi di chuyển thì chẳng phải vẫn là ba chiều: chiều dài, chiều rộng và chiều cao đó sao? Có, nhưng không chỉ có vậy.

Ngay từ thế kỷ trước, người ta đã biết rằng một khi có nhiều khái niệm ở quy mô vĩ mô hơn, nhiều định luật và công thức vật lý thông thường ban đầu không còn áp dụng được nữa, và sẽ có vấn đề với các dữ liệu được tính toán. Vì vậy, sau này, kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học tài năng như Albert Einstein đã được giới học thuật hết sức trân trọng. Nói một cách đơn giản, khi nói đến phạm vi hành tinh, cần xét đến trường hợp thời không cong (Curved spacetime). Lúc này, khái niệm không gian về chiều dài, chiều rộng và chiều cao trong môi trường Trái đất, trong thời không hồng quan bị uốn cong và ở bên ngoài, thì đã thuộc về một trạng thái thời không khác rồi.

2021-12-6-circling_earth--ss.jpg
Chú giải: Giản đồ về độ cong thời không của phạm vi mà Trái đất ở trong đó. Môi trường không-thời gian của vệ tinh nhân tạo sau khi bay ra khỏi khí quyển hoàn toàn khác với môi trường trên mặt đất.

Hãy sử dụng một ví dụ đơn giản để ví dụ: vẽ một đường thẳng trên mặt đất, trong những trường hợp bình thường, mọi người nghĩ đó là một đường thẳng. Nhưng trong một trường có tầm nhìn lớn hơn, chẳng hạn như trong không gian vũ trụ, thì nó thực sự vẽ nên một cung tròn nhỏ trên Trái đất hình cầu. Khi nhìn vào các khái niệm đơn giản về chiều dài, chiều rộng và chiều cao trong các phạm vi thời không khác nhau, chúng ta cũng cần thay đổi phương thức nhận thức.

Trái đất trong tự quay thì cũng đồng thời quay xung quanh mặt trời. Khái niệm không gian trong phạm vi này không còn giống với khái niệm không gian trong khí quyển. Do sự quay của Trái đất, những người sống trên đường xích đạo quay hàng trăm mét mỗi giây, nhưng mọi người không cảm thấy rằng họ đang quay chút nào. Trái đất quay quanh mặt trời, và mọi người trên Trái đất đều di chuyển hàng chục km mỗi giây, nhưng tất cả mọi người trên thế giới đều cảm giác rằng Trái đất không hề chuyển động. Mọi thứ đều bị đóng kín trong môi trường này, và những gì con người làm trong môi trường này đều là những sự tình trong môi trường này, và chúng tương đối tách biệt với môi trường lớn bên ngoài.

Sự khác biệt giữa hai môi trường này thuộc về sự khác biệt về bản chất của thời gian và không gian, do đó vận tốc thời gian của môi trường ngoài không gian và môi trường mặt đất cũng khác nhau. Giới khoa học công nghệ biết rằng để phóng vệ tinh nhân tạo hay phi thuyền lên vũ trụ, cần phải có sự tinh chỉnh đặc biệt của đồng hồ nguyên tử, nếu không thì có thể xảy ra sự cố. Lấy vệ tinh GPS mà mọi người đã từng nghe nói đến làm ví dụ. Do thời gian lưu chuyển khác nhau giữa bầu trời và Trái đất, nếu tốc độ đồng hồ giống với tốc độ của mặt đất, hệ thống vệ tinh GPS sẽ tích lũy một số lỗi định vị mỗi ngày trong các vận toán chuyển đổi. Nếu không hiệu chỉnh thì sau một thời gian dài vệ tinh sẽ không dùng được nữa.

Trên Trái đất, những gì mọi người thường nghĩ là “lên” thực ra là hướng trên đầu của một người. Vì Trái đất hình tròn, “lên” có nghĩa là tất cả các phương vị 360 độ bên ngoài Trái đất; “xuống” thực sự là hướng của trung tâm của Trái đất. Phía trước, phía sau, bên trái và bên phải chỉ là khái niệm về phạm vi mở rộng dọc theo Trái đất. Thời gian mà mọi người quen thuộc cũng chạy theo thời gian của môi trường Trái đất, và tất cả các khái niệm trong đó đều gắn liền với môi trường này.

Trái đất quay xung quanh mặt trời, và góc quỹ đạo của các hành tinh chính trong hệ Mặt trời là gần nhau, và về cơ bản chúng nằm trên cùng một mặt phẳng và quay quanh mặt trời. Theo ẩn dụ của khái niệm tọa độ của con người trên Trái đất, phạm vi được vẽ giống như một cái đĩa phẳng. Do điểm gốc tọa độ đã thay đổi nên nếu bạn hình dung hệ Mặt trời như một cái đĩa phẳng, thì các hướng lên, xuống, trái, phải lúc này hoàn toàn khác với trên Trái đất.

2021-12-6-solar_sys--ss.jpg
Chú giải: Sơ đồ quỹ đạo của Mặt trời và một số hành tinh chính trong hệ Mặt trời.

Tất nhiên, tác giả chỉ mô tả nó một cách đơn giản nhất, dễ hiểu và mang tính quy ước, nhằm giúp người đọc có nền tảng kiến ​​thức và trình độ học vấn khác nhau có thể dễ dàng hiểu được. Trên thực tế, hệ Mặt trời cũng có thể được hiểu theo các khía cạnh khác, ví dụ, từ góc độ năng lượng, toàn bộ hệ Mặt trời có thể được coi là một hình cầu; từ khái niệm không gian, hệ Mặt trời tương tự như một bong bóng… Chúng ta từ góc độ vật chất hóa nhất, phổ biến nhất, và đơn giản nhất, mới có thể ví nó như chiếc đĩa. Cách viết của văn bản sau đây cũng tương tự như thế này.

Theo phương pháp vừa rồi, nếu toàn bộ hệ Mặt trời được coi là một khái niệm hoàn toàn khác về thời gian và không gian, thì chuyển động của toàn bộ hệ Mặt trời cũng sẽ tạo thành một môi trường của phạm vi lớn hơn. Là một phần của hệ Ngân hà, hệ Mặt trời quay quanh trung tâm của hệ Ngân hà.

Nếu coi hệ Ngân hà như một đĩa lớn nằm phẳng, thì góc giữa đĩa nhỏ này của hệ Mặt trời và đĩa lớn của dải Ngân hà là khoảng 60 độ. Trong môi trường này, hệ Mặt trời đứng thẳng như một cái quạt điện và tiến lên phía trước. Nói cách khác, từ góc độ này, Trái đất quay xiên xung quanh mặt trời. Và bởi vì mặt trời tiến nhanh, quỹ đạo của các hành tinh trong hệ Mặt trời thực ra không phải là những vòng tròn khép kín chuyển động, mà đuổi theo mặt trời theo những hình xoắn ốc. Hơn nữa, mặt trời không quay quanh hệ Ngân hà một cách bằng phẳng, mà di chuyển về phía trước theo từng đợt tùy theo tình hình của cánh tay đòn hệ Ngân hà. Lúc này, không chỉ các giả thiết lên, xuống, trái phải của các giả thiết trong khái niệm ban đầu về hệ Mặt trời đều đã thay đổi trong khái niệm về môi trường của hệ Ngân hà, mà khái niệm về thời gian cũng không ngừng thay đổi.

2021-12-6-motion_milky_way--ss.jpg
Chú giải: Một giản đồ của hệ Mặt trời di chuyển trong hệ Ngân hà. Hệ Ngân hà được xem như một đĩa phẳng, có sọc ngang dưới góc nhìn từ trên xuống, trong khi hệ Mặt trời chuyển động trong hệ Ngân hà theo phương thức sóng xiên quay quanh trung tâm của hệ Ngân hà nói chung. Trong hình, nền hơi sáng ngang là hệ Ngân hà phẳng, quả cầu màu vàng-trắng là mặt trời và đường gợn sóng màu vàng-trắng nằm ngang biểu thị đường đi của mặt trời; quả cầu màu xanh lam đại diện cho các vị trí khác nhau của Trái đất quay quanh mặt trời; hình elip ở bên phải quả cầu nhỏ màu xám ở đường chấm là mặt trăng quay quanh Trái đất.

Sau khi mở rộng tầm nhìn, khái niệm ban đầu về thời không sẽ tiếp tục thay đổi, điều này sẽ được thảo luận ngắn gọn ở phần sau. Theo hiểu biết của thiên văn học hiện đại, hệ Ngân hà với một nhóm các thiên hà nhỏ xung quanh nó chuyển động trong một cấu trúc khổng lồ được gọi là “Nhóm cục bộ” (Local Group). Trong số đó, hệ Ngân hà và Thiên hà Tiên nữ láng giềng (Andromeda Galaxy) là hai thiên hà lớn nhất trong nhóm cục bộ này.


Chú giải: Giản đồ của nhóm thiên hà này. Chữ đỏ bên trái là Dải Ngân hà, được bao quanh bởi hầu hết các thiên hà vệ tinh của Dải Ngân hà; bên phải là Thiên hà Tiên nữ và tổng thể các thiên hà vệ tinh của nó, cũng như một số thiên hà khác. Dải Ngân hà và Thiên hà Tiên nữ là hai thiên hà lớn nhất trong nhóm thiên hà địa phương.

Nhìn ở quy mô lớn hơn, nhóm thiên hà địa phương nơi có Dải Ngân hà là một phần của Siêu đám Xử Nữ. Bản thân nhóm thiên hà địa phương có hướng chuyển động cụ thể; và Siêu đám Xử Nữ cũng hoạt động trong một phạm vi rộng hơn…

Tất nhiên, đây là những vấn đề mang tính khái niệm như chiều không gian, thời không trên cơ sở các lý thuyết hiện có, dùng phương thức trạng thái tĩnh và dễ hiểu để thuyết giảng. Trên thực tế, tình hình thực tế không phải lúc nào cũng như vậy. Bởi vì toàn bộ vũ trụ đang giãn nở, phạm vi vũ trụ mà con người sống dường như được kết nối và tương tác với các cụm thiên hà khổng lồ, nhưng có vẻ như mọi người đang chạy xung quanh trong một chuyến tàu cao tốc đang chạy đi chạy lại. Bất kể nó chạy thế nào thì đều sẽ ngày càng rời xa điểm xuất phát. Các nhà thiên văn học đã phát hiện ra rằng một số lượng lớn các thiên hà xa xôi đang di chuyển ra khỏi hệ Ngân hà với tốc độ nhanh hơn ánh sáng, và nhóm thiên hà địa phương nơi có hệ Ngân hà thực sự đang bị cô lập.

Số lượng thời không nhiều chiều mà chúng ta đang nói đến, nhìn từ tầng thứ cao thì có thể không có nhiều ý nghĩa, vì có quá nhiều số lượng tầng thứ không gian. Để sử dụng phép tương tự với các khái niệm mà mọi người quen thuộc, sự tương tác của các kích thước khác nhau của thời gian và không gian giống như cảm giác bánh răng nhỏ ăn khớp với bánh răng lớn trong một cấu trúc cơ học, và những bánh răng này giống như những hạt cát lớn và nhỏ trên bãi biển, hoặc như các hạt không khí dày đặc trên bầu trời. Giữa các tầng đều có mối liên hệ với nhau. Ai cũng biết rằng hội họa là hình chiếu của không gian ba chiều lên mặt phẳng hai chiều, vậy thế giới ba chiều mà mắt chúng ta nhìn thấy có phải là hình chiếu có chiều cao hơn không? Trên thực tế, ở một khía cạnh nào đó, ngay cả cách diễn đạt của từ “chiều” cũng rất hạn chế và rất thiếu chính xác. Đây chỉ là phần giới thiệu ngắn gọn về những danh từ riêng và thuật ngữ học thuật này theo hệ thống tri thức hiện có của nhân loại mà thôi.

(Còn tiếp)

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/12/7/434466.html

Đăng ngày 19-12-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share