Bài viết của A.H.

[MINH HUỆ 20-12-2021] (Tiếp theo Phần 2 Phần 1)

Mô phỏng không gian

Khung cảnh mà hội họa biểu hiện thực chất là mô phỏng không gian trực quan, mô phỏng này dựa trên cơ sở thị giác của con người, nhưng nó không tái tạo hoàn toàn mọi thứ trong hiện thực. Bất kỳ ai có kinh nghiệm vẽ phác họa đều biết rằng, cho dù đó là tổng quát hóa hoặc giảm bớt các nếp gấp y phục rườm rà, hoặc xử lý và điều chỉnh các chi tiết đối tượng, đều có sự khác biệt nhất định giữa hiệu quả cuối cùng của tác phẩm và đối tượng hoặc mô hình thực tế. Đó là do yếu tố chủ quan của người họa sĩ khi tham gia hoạt động nghệ thuật. Không chỉ vậy, não bộ của con người thậm chí có thể tự động xử lý một số hiện tượng khách quan.

Đây là một ví dụ về tình huống trong khoa học màu sắc. Trong bài “Màu sắc học và văn hóa tu luyện (7)”, khi giới thiệu với các bạn một số lý thuyết màu sắc học, tôi đã nói về một loại màu gọi là “Màu cánh sen” (Magenta), thuộc một loại màu đỏ tím. Nhưng những loại màu này khá đặc biệt, khác với những màu đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím thông thường. Điểm khác biệt là chúng thực chất là những màu do não người tự động tổng hợp ra, và không có chỗ đứng trong quang phổ thực tế.

Trước tiên, chúng ta hãy xem xét quang phổ của ánh sáng tự nhiên:


Hình minh họa: Hình vẽ màu quang phổ ánh sáng tự nhiên

Như bạn có thể thấy, dải quang phổ từ đỏ đến tím, bao gồm dải bước sóng từ hơn 700 nanomet đến gần 400 nanomet, thuộc về ánh sáng màu có thể nhìn thấy bằng mắt thường, tức là ánh sáng khả kiến. Đầu bên phải màu đỏ là tia hồng ngoại, không thể nhìn thấy bằng mắt thường; tương tự, đầu bên trái màu tím là tia cực tím, cũng không thể nhìn thấy bằng mắt thường. (Trừ những người có công năng đặc dị). Do đó, trong quang phổ, màu đỏ và màu tím nằm ở 2 cực không liên quan.

Tuy nhiên, thông qua nghiên cứu của khoa học màu sắc, nhân loại đã phát minh ra vòng tròn màu sắc. Theo quang phổ của ánh sáng tự nhiên, đoạn màu tím-đỏ trong vòng tròn màu sắc lẽ ra phải trống, bởi vì màu tím và màu đỏ trong quang phổ hoàn toàn không liền nhau, nhưng nó giống như một người tu luyện khi thông chu thiên thì phải bắc cầu. Mọi người tự động gia nhập đoạn màu sắc này, nối phần đầu và phần đuôi của nó để tạo thành một vòng tròn. Điều này có nghĩa là một phần nhỏ của vòng tròn màu có các tính chất khác với các phần khác: mỗi màu trong quang phổ có bước sóng và tần số riêng, nhưng tất cả màu tím đỏ hoặc màu đỏ tím thì không có, bởi vì chúng không tồn tại trong quang phổ.

图例:奥地利自然学家希弗穆勒(Ignaz Schiffermüller)于1772年所绘的色环。
Hình minh họa: Vòng tròn màu được vẽ bởi nhà tự nhiên học người Áo Ignaz Schiffermüller vào năm 1772


Hình minh họa: Giản đồ của thuyết bánh xe màu không đóng kín. Ở giữa hai màu tím – đỏ ở trên cùng không có bước sóng riêng biệt giữa 420nm (nanomet) và 700nm của ánh sáng khả kiến trong quang phổ, và được đặt ngoài phạm vi của quần thể màu quang phổ tự nhiên.

Vậy những màu cánh sen (đỏ tím) này có nguồn gốc như thế nào? Nó có phải là những gì mọi người tưởng tượng? Nó có một chút ý nghĩa, nhưng nó không phải là một điều viển vông. Nói một cách đơn giản, lý do tại sao mọi người có thể nhìn thấy loại màu này là vì họ nhìn thấy hai sóng ánh sáng khác nhau trong quang phổ, màu chàm tím và màu đỏ cùng một lúc. Khi mắt người đồng thời nhận được bước sóng của ánh sáng nhìn thấy ở hai cực, thần kinh thị giác và não bộ của con người sẽ tự động xử lý hai bước sóng ánh sáng và hai màu sắc này được tổng hợp thành màu cánh sen (đỏ tím).

Có thể thấy, bộ não con người có thể tự động đưa ra những phán đoán khác với hoàn cảnh thực tế, thậm chí nhận thức cũng không bị giới hạn hoàn toàn trong trạng thái vật chất của không gian thực. Vì vậy, hội họa cũng có thể thể hiện cảnh ở các không gian khác trên bức tranh bằng cách mô phỏng nhiều yếu tố như môi trường, cấu trúc, màu sắc, độ sáng tối. Trên thực tế, cách làm này rất phổ biến, và việc thể hiện các vị Thần và không gian linh thiêng trong nhiều tác phẩm là ví dụ tiêu biểu nhất.

Từ xưa đến nay, người ta đều vẽ miêu tả các vị Thần. Kết hợp những ghi chép về mọi mặt của những lĩnh vực như lịch sử, văn học, v.v., loài người đã hình thành nên một lối nhận thức tượng hình trong nền văn minh. Ví dụ, nếu bạn vẽ một số đám mây trong một bức tranh, có những người đứng trên đám mây với trang phục truyền thống, biểu cảm trang trọng, dáng vẻ đẹp và ánh sáng rực rỡ, thì người xem về cơ bản đều hiểu rõ là nhân vật biểu hiện trong tranh là Thần hoặc sinh mệnh cao cấp.

Việc thể hiện không gian linh thiêng cũng có thể sử dụng các kỹ thuật tương tự để tạo ra một không gian khác trên bầu trời của bức tranh bằng cách sử dụng các đám mây, màu sắc và phối cảnh để có được một hiệu ứng chồng lớp không gian nhất định. Ví dụ như hình sau:

图例:佛罗伦萨画家波提契尼(Francesco Botticini)所绘的《圣母升天》(Assunzione della Vergine),木板坦培拉,228.6厘米×377.2厘米,作于1475年~1476年。
Hình minh họa: Bức “Assunzione della Vergine” do họa sĩ người Florentine Francesco Botticini vẽ trên tấm gỗ Tempera, 228,6 cm × 377,2 cm, từ năm 1475 đến năm 1476

Trong tác phẩm này, sau khi mở quan tài của Maria, người ta ngạc nhiên khi thấy bên trong không có thi thể, mà chỉ toàn là hoa huệ tây (loa kèn), tượng trưng cho sự trong trắng, đồng thời Thánh Maria đã bay vút lên Thiên đường, được các Thiên Thần các tầng vây quanh. Từ phản ứng của những người trong tranh, có thể thấy rằng, hầu hết những người bên dưới hiển nhiên không thể nhìn thấy không gian trên đầu của họ, vì vậy phần trên và phần dưới không nên thuộc cùng một không gian. Phương pháp thể hiện đồng thời hai không gian của người và của Thần trên cùng một bức tranh rất phổ biến trong hội họa phương Tây.

Ngoài những phương pháp này, các nghệ sĩ cũng có thể thể hiện một số hiệu ứng hình ảnh đặc biệt từ góc độ ánh sáng và bóng tối, ví như trong tác phẩm “Người chăn cừu và Thiên sứ” (The Shepherds and the Angel) của danh họa Đan Mạch Carl Bloch, thông qua sự tương phản sáng tối mạnh mẽ, đã biểu hiện sự rực rỡ hoàn mỹ và trạng thái năng lượng cao của Thiên sứ, khiến người ta chỉ cần nhìn thoáng qua đã biết rằng đây là một sinh mệnh từ thượng giới đến.

图例:丹麦画家布洛赫(Carl Bloch)的油画《牧羊人与天使》(The Shepherds and the Angel),作于1879年。
Hình minh họa: Bức tranh sơn dầu “Những người chăn cừu và Thiên sứ” của họa sĩ Đan Mạch Carl Bloch, vẽ năm 1879

Từ xa xưa, việc thể hiện Thần và thế giới Thiên quốc là một trong những mục đích cơ bản của mỹ thuật. Mấy nghìn năm nay, giới mỹ thuật cũng đã tích lũy được đủ loại kinh nghiệm, do đó phương thức mà hội họa biểu hiện không gian khác vô cùng phong phú. Mặc dù các họa sĩ sử dụng chất liệu màu cấu tạo từ phân tử không thể thực sự thể hiện được sự tinh khiết, hoàn hảo, rực rỡ và tráng lệ của các vị Thần và thế giới của các vị Thần, nhưng họ cũng có thể thông qua việc mô tả các không gian linh thiêng dựa trên kinh nghiệm và kỹ thuật truyền thống hiện có, đánh thức thiện niệm và Phật tính trong trái tim mỗi người, làm cho mỹ thuật trở thành phương tiện để thăng hoa nhân tâm và câu thông với cõi Thánh.

(Còn tiếp)

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/12/20/434468.html

Đăng ngày 08-01-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share