Bài viết của Arnaud H.

[MINH HUỆ 15-08-2001] (Tiếp theo Phần 3 Phần 2 Phần 1)

Màu vàng kim và màu vàng

Nếu bất kỳ màu nào có thể được công nhận phổ biến theo truyền thống của các quốc gia khác nhau, thì màu đó phải là màu vàng kim. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều người nghĩ ngay đến tiền khi nhìn thấy chữ “vàng kim”, thậm chí có người còn cố tình từ chối màu này để tỏ thái độ coi thường đồng tiền. Còn có người khi thấy màu vàng kim liền lập tức đưa ra đánh giá “khoe khoang”, “giàu nhanh”… Việc đánh giá đó thực ra là không cần thiết. Trên thực tế, những người không chấp trước tiền bạc thì có thái độ bình hòa đối với sự giàu có, và họ sẽ không hễ thấy vàng là liên tưởng đến tiền như một phản xạ. Tất nhiên, trong xã hội kinh tế, vàng thực sự liên quan đến sự giàu có. Nhưng từ xưa đến nay, vật chất này vẫn luôn chiếm được vị trí cao trong xã hội loài người, đến nỗi mọi thành viên của nhân loại đều phải công nhận giá trị của nó, cũng không phải là vô duyên vô cớ.

Ngay từ thời kỳ đầu của xã hội nguyên thủy hay giai đoạn sơ khai của nền văn minh, mọi nơi trên thế giới đều coi vàng là một vật liệu quý giá. Theo các ghi chép cổ, trong các nền văn minh cổ đại đó, con người tôn trọng vàng, nhưng thái độ này không liên quan gì đến lòng tham tiền bạc hiện đại, mà có nguồn gốc từ sự kính ngưỡng đối với Thần.

Với kết quả của những di tích và tư liệu lịch sử tương đối phong phú để nghiên cứu, cộng đồng học thuật có sự hiểu biết tương đối thống nhất về lý do tại sao Ai Cập cổ đại, một trong bốn nền văn minh cổ đại, lại coi trọng vàng: nhờ văn hóa Thần truyền lâu đời hàng nghìn năm, người Ai Cập cổ đại đã truyền thừa được một Thiên cơ từ nền văn minh huy hoàng của họ – vàng là mảnh xác của thân thể Thần, có đặc tính vĩnh hằng không mục nát.

Từ không gian bề mặt, loại mảnh xác của sinh mệnh cao tầng rơi xuống rải rác từ các vụ nổ siêu tân tinh hoặc va chạm sao neutron, từ trên trời rơi xuống, rơi xuống phàm trần, nguồn gốc của nó là vượt ra ngoài tầng thứ của nhân loại, và nó hoàn toàn khác với các nguyên tố kim loại thông thường. Khoa học hiện đại đã sản xuất được rất nhiều vật liệu công nghệ cao, đã thử nghiệm “vàng nhân tạo” nhiều lần, nhưng vẫn chưa thể tạo ra dù chỉ một gam vàng thật, vì bản chất là tồn tại ở cõi trời.

Thuật giả kim chân chính cổ đại (Alchemia) yêu cầu nhà giả kim thuật phải đạt được trình độ am hiểu rất cao về tâm tính, nếu không thì không có khả năng thành công. “Hòn đá hiền triết” (Lapis Philosophorum, còn được dịch là “Hòn đá triết gia”) từ tên gọi đã nói rõ rằng, các thuật sĩ cần phải tu thành “nhà hiền triết”, “nhà triết học”. “Nhà triết học” ở đây cũng không phải nhà triết học trong khái niệm của người hiện đại. Tôi đã nói về thuật ngữ Philosophia trong “Thần thoại hỗn loạn và tư tưởng triết học truyền thống” , nó có nghĩa là “tình yêu trí tuệ”. Theo nghĩa này, các triết gia chính là người huệ ngộ lĩnh ngộ được “tình yêu trí tuệ”, cũng chính là người giác ngộ trong tu luyện phương Tây. Trong lịch sử, một số người theo học thuật giả kim không nhận được bất kỳ sự chân truyền nào, nhưng xuất phát từ tâm lý tham lam, thông qua một số thí nghiệm hóa học thô thiển hoặc một chút mánh khóe trần tục, họ đã cuồng vọng muốn có được khả năng biến đá thành vàng, ảo tưởng rằng dựa vào kỹ thuật trần tục để chế tạo ra vật chất ở cấp độ của Thần Phật, thế thì làm sao có thể được?

Trong giới tu luyện, ý nghĩa hàm chứa của vàng và các khái niệm trong kinh tế học hay vật lý hiện đại đã cách nhau một trời một vực. Các mô tả về Thần Phật trong văn hóa truyền thống Trung Hoa đều liên quan đến vàng: Tượng Phật trong các ngôi chùa thường dùng “y phục vàng kim”, vì Phật là “thân vàng kim”. Ngày xưa, các Đạo sĩ nói về việc luyện “Kim đan”, tu thành “Kim Tiên”. Những lý thuyết này trùng khớp với cách hiểu của người Ai Cập cổ đại, khái niệm “vàng” của Thần Phật đó từ lâu đã vượt ra ngoài Tam giới và không còn trong Ngũ hành, nên không thuộc về vàng ở trong Ngũ hành.

Vàng ở thế gian tuy không nguyên chất bằng ở cao tầng, nhưng xét cho cùng cội nguồn linh thiêng của nó rất khác so với trần tục, chính vì vậy, vàng từ xa xưa đã được coi là vật có khả năng xua đuổi tà ma. Cuốn “Bản thảo cương mục” của Lý Thời Trân cũng viết rằng nó có thể “trấn tinh thần, kiên cốt tủy, thông lợi ngũ tạng tà khí”. Vàng được coi là biểu tượng của cảnh giới cao, vượt qua khái niệm “ngũ sắc” đã đề cập trước đó, mang đặc tính linh thiêng, cao thượng, tôn quý. Đồng thời, vàng có tính ổn định và kết cấu mềm mại phi thường, điều này cũng mang lại cho nó ý nghĩa biểu tượng của màu vĩnh viễn, ổn định và trung hòa.

Từ quan điểm màu sắc học, màu vàng kim thực sự được tạo ra bởi nhiều màu sắc khác nhau thay đổi từ từ mà ra. Một cảm giác màu sắc tổng thể dựa trên kết cấu của vàng, chứ không phải là một màu đơn sắc thông thường. Tuy nhiên, vì tông màu tổng thể hơi vàng nên mọi người rất dễ liên tưởng cả hai với nhau. Chất được gọi là “vàng” và màu được gọi là “vàng kim”. Chất vàng được liên kết với màu vàng.

Tác phẩm “Thích danh” của Lưu Hi đời Đông Hán viết: “Màu vàng, lay động, như đung đưa, giống như màu của ánh sáng mặt trời.” Người xưa kính Trời biết mệnh, thì tự nhiên cũng coi trọng loại ánh sáng từ trên trời xuống và tỏa sáng khắp trái đất. Trong “Thông điển” đời Đường cũng có một câu nói rằng “màu vàng là sắc màu đẹp trung hòa, màu vàng mang đức của Trời, thuần mỹ nhất. Có thể thấy, trong mắt người xưa, màu vàng là màu sắc mỹ lệ tượng trưng cho trung chính bình hòa, mang đức từ Thiên thượng, là màu sắc thuần mỹ nhất. Các kiến trúc, mái nhà của Hoàng cung, Thái miếu, và các tòa nhà hoàng gia khác của nhà Minh và nhà Thanh còn sót lại ngày nay đều được xây dựng bằng màu vàng kim, cũng là nguyên nhân này.

Ngoài việc thừa hưởng đức của Trời ra, Trái đất nói chung cũng có màu vàng, đúng như “Thuyết văn giải tự” thời Đông Hán đã nói: “Màu vàng là màu của đất”. Trái đất thuộc Thổ. Vì vậy trong ngũ hành cũng liên hệ giữa Thổ và màu vàng. Do ngũ hành đồng thời đối ứng với ngũ phương, nên “ngũ sắc” nói trên, trong văn hóa truyền thống còn được gọi là “ngũ phương chính sắc”, tức là màu xanh lam của phương Đông (tương ứng với hành Mộc), màu đỏ của phương Nam (tương ứng với hành Hỏa), màu trắng ở phương Tây (tương ứng với hành Kim), màu đen ở phương Bắc (tương ứng với hành Thủy) và màu vàng ở trung tâm (tương ứng với hành Thổ).

Màu vàng là màu trung tâm và chính thống, là màu trên thì kế thừa đức của Trời, dưới thì tiếp với đức của Đất, vì vậy nó được coi là màu sắc trung hòa chính thống đứng trên tất cả các màu. Đồng thời trong “Kinh Dịch” có câu nói “Hoàng thường, nguyên cát “, tức là nói đến trang phục màu vàng là điềm lành, vì vậy long bào của hoàng đế Trung Hoa đã dần dần sử dụng màu sắc tốt lành này, đặc biệt là từ thời nhà Tùy và nhà Đường, long bào màu vàng luôn được coi trọng và đã trở thành một truyền thống.

(Còn tiếp)

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/8/15/429238.html

Đăng ngày 17-10-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share