Bài viết của Arnaud H.

[MINH HUỆ 17-08-2021] (Tiếp theo Phần 4 Phần 3 Phần 2 Phần 1)

Màu tím phú quý may mắn

Trong truyền thống, một màu khác có thể được so sánh với màu vàng kim là màu tím (màu tía). Màu sắc này được biết đến nhiều nhất có thể đến từ điển cố “khí tím đến từ phương Đông” của Đạo giáo. Thế nhân cho rằng, khí màu tím tượng trưng cho điềm lành, và Đạo giáo rất coi trọng màu tím. Ví dụ, nơi mà Tiên nhân cư trú được gọi là “Tử phủ” (Phủ đệ màu tím), hay kinh văn của Đạo gia được gọi là “Tử thư” (Cuốn sách màu tím).

Vì nguồn gốc đặc biệt của nó, “màu tím” đã sớm trở thành một biểu tượng cao quý trong văn hóa truyền thống. Quyển 48 sách Hậu Hán Thư chép: “Trời có cung Tử Vi là nơi ở của Thượng Đế. Các đế vương xây dựng cung điện là làm theo nó”. Bởi vì người Trung Hoa cổ đại rất tôn sùng “Thiên – nhân hợp nhất”, do đó quy hoạch thành phố cũng yêu cầu phù hợp với Thiên Đạo. Vì Đế Quân trên Thiên thượng cư trú ở cung Tử Vi, nên sao Tử Vi từ xưa đã được gọi là “Đế tinh”. Vậy nên Thiên tử là người ở nhân gian thụ mệnh Trời, nên nơi ở của ông có quan hệ đối ứng với cung Tử Vi trên thượng giới. Do đó, từ lịch sử có thể thấy rằng, cung điện thành Lạc Dương trong các triều đại nhà Tùy và nhà Đường được đặt tên là Tử Vi Thành, và cung điện của các triều đại nhà Minh và nhà Thanh được gọi là Tử Cấm Thành.

Có thể thấy rằng theo truyền thống, cả màu vàng kim và màu tím đều quý. Nhìn bề ngoài thì hai màu khá khác nhau nhưng thực chất không hề mâu thuẫn, thậm chí hai chữ này còn thường xuyên được sử dụng cùng nhau. Sự mô tả về các vị Phật trong Tam Tạng kinh sử dụng rộng rãi thuật ngữ “tử kim” (tím vàng). Ví dụ, trong “Quan Phật tam muội hải kinh”, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được mô tả như sau: “Đức Phật Thích Ca cao 6 trượng, phát ra ánh sáng tím vàng phía trước hành giả”. Việc mô tả các vị Phật khác cũng dùng “màu tím vàng”, ví như Phật Tì Bà Thi được mô tả là“ Thân sắc tím vàng tám vạn bốn nghìn tướng”, và Phật Ca Diếp là “Thân sắc tím vàng, tướng tốt đủ cả”…

Nhiều người trong giới tu luyện biết rằng cùng một màu có thể thể hiện sự tương phản màu sắc khác nhau trong các không gian khác nhau. Ngay cả những người bình thường cũng có thể học được một số tình huống tương tự thông qua kinh nghiệm, chẳng hạn như nhìn chằm chằm vào màu đỏ mọi lúc, và sau khi nhắm mắt, dư ảnh thị giác màu xanh lá cây sẽ xuất hiện trước mắt họ. Không chỉ vậy, một số nghiên cứu còn phát hiện ra rằng màu vàng kim cũng có thể là màu tím.

Như chúng ta đã biết, vật chất được tạo thành từ các lạp tử cực nhỏ để tạo nên các lạp tử lớn hơn. Đối với vàng mà nói, nếu thay đổi kích thước của các vi hạt ở cấp độ nano (1 nanomet bằng 0,000001 mm) thì các hạt nano vàng được tạo thành dung dịch huyền phù hạt vàng dạng keo trong môi chất lỏng (môi chất lỏng có thể là nước hoặc gel), thì trong dung dịch, các hạt keo vàng có kích thước dưới 100 nanomet sẽ làm dung dịch có màu đỏ, còn các hạt trên 100 nanomet sẽ làm dung dịch có màu xanh lam hoặc tím. Tất nhiên, dù chúng xuất hiện với màu gì thì bản chất những chất này đều là vàng.

图例: 从红到紫的纳米黄金色彩实验。上部分五个瓶里装的都是黄金,只是每个瓶里黄金的微观颗粒大小被改变了;下部分为不同尺寸的纳米级黄金粒子示意图。在微观层面,不同大小的纳米金粒子造成了黄金呈现不同的颜色。
Hình ảnh: Thí nghiệm màu sắc của vàng ở kích thước nano từ đỏ sang tím. Năm chai ở phần trên chứa đầy vàng, nhưng kích thước hạt siêu nhỏ của vàng trong mỗi chai đã được thay đổi; phần dưới là sơ đồ các hạt vàng cấp nano với các kích thước khác nhau. Ở cấp độ vi mô, các hạt nano vàng có kích thước khác nhau khiến vàng có nhiều màu sắc khác nhau.

Hiện tượng này có thể khiến người ta nhớ đến những câu chuyện kể trong một số tác phẩm kinh điển. Trong thế giới của Thần và Phật được ghi lại, mọi thứ đều là vàng, nhưng khi bạn nhìn kỹ, sinh mệnh và mọi vật bên trong đều có màu sắc riêng của chúng. Những người bị giới hạn bởi phương thức tư duy cơ giới hóa hiện đại nghĩ rằng nội dung của các tác phẩm kinh điển truyền thống là tự mâu thuẫn, nhưng họ không ngờ rằng phương pháp tư duy phẳng chiều thấp đã phong bế khả năng tiếp xúc không-thời gian lập thể duy độ cao hơn. Hơn nữa, vàng có nhiều cấp độ vàng khác nhau, nhìn chiều sâu thì cũng khác nhau…

Các chất liệu màu tím và vàng cũng tồn tại trong thế giới mỹ thuật. Một ví dụ khá nổi tiếng trong lịch sử là một loại màu tím có tên là “Cassius’scher Purpur” của Đức vào thế kỷ XVII. Nhà khoa học Faraday (Michael Faraday) đã nghiên cứu và phát hiện ra rằng thành phần của chất liệu màu này thực sự là các hạt vàng cực kỳ mịn.

Tất nhiên, người ta không phải đều dùng vàng để tạo màu tím. Tuy nhiên, trước khi hình thành nền văn minh công nghiệp hiện đại, hầu hết việc khai thác chất màu chỉ có thể dựa vào nguyên liệu tự nhiên, nên nguyên liệu làm màu tím ở phương Đông và phương Tây cũng rất khan hiếm. Ở Trung Quốc cổ đại, thuốc nhuộm màu tím thường được chiết xuất từ ​​rễ cây tử thảo, cho năng suất thấp, nhưng cần một lượng lớn cây tử thảo được xử lý và nhuộm nhiều lần, lại rất dễ phai màu. Ở phương Tây ban đầu, màu tím được chiết xuất từ ốc Muricidae. Do mỗi con ốc Muricidae chỉ có thể cung cấp quá ít màu và thao tác phức tạp, giá thành cực kỳ đắt đỏ. Cũng có thể được chiết xuất từ ​​nước ép của quả việt quất châu Âu, nhưng chúng có một phần màu xanh lam, khá khác với màu tím của ốc Muricidae. Ngoài ra, có những nguồn khác với sản lượng cực kỳ thấp nên cũng không giới thiệu từng nguồn một.

Những nguyên liệu thô khan hiếm và đắt tiền này đã dẫn đến vị thế cao của màu tím trên thị trường cổ đại, và khía cạnh kinh tế cũng khiến màu này trở nên quý giá hơn trong thế giới phương Đông và phương Tây. Ví dụ, nhà Đường ở Trung Quốc quy định các quan chức từ tam phẩm trở lên mặc quan phục màu tím, và dân chúng không được tiếm việt. Ở phương Tây, Hoàng đế Caesar rất thích mặc áo choàng màu tím, và dần dần đưa ra khái niệm màu tím là màu cao quý đã trở thành một truyền thống, thậm chí hàng trăm năm sau, Hoàng gia Byzantine sau này thậm chí còn sử dụng “sinh ra trong màu tím” (Porphyrogenitus) để chỉ xuất thân chính thống.

(Còn tiếp)

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/8/17/429239.html

Đăng ngày 19-10-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share