Bài viết của Arnaud H.

[MINH HUỆ 20-08-2021] (Tiếp theo Phần 5 Phần 4 Phần 3 Phần 2 Phần 1)

Màu xanh lam của bầu trời, màu xanh của vàng

Trong môi trường không ô nhiễm, màu xanh lam là sắc màu có diện tích lớn nhất mà mọi người có thể nhìn thấy sau khi ra ngoài trời, vì nó là sắc màu cơ bản của bầu trời bao la.

Màu sắc của bầu trời không phải là một màu xanh lam không thay đổi. Tùy theo thời gian khác nhau mà ban ngày có màu xanh lam da trời và ban đêm có màu xanh lam sẫm, theo sự thay đổi của mùa và thời tiết, nó có khi có màu xanh lam tím, có khi là xanh lam ngọc…

Trong văn hóa truyền thống của nhiều dân tộc cách nói tương tự về “sự tương hợp giữa trời và đất”. Màu xanh lam da trời này có thể tương ứng với một loại đá quý màu xanh trên mặt đất. Màu của nó có thể là xanh lam đậm, xanh lam da trời, xanh lam tím, xanh lam ngọc, được gọi là “thanh kim thạch”, phương Tây gọi là “Lapis lazuli”.

图例: 青金石(Lapis lazuli)图片。
Bức ảnh Lapis lazuli

Trong sự kế thừa nền văn hóa cổ xưa của mình, các dân tộc khác nhau đã nhận ra rằng loại đá quý này là biểu tượng của bầu trời và sự thiêng liêng. Từ hàng ngàn năm trước, dù là người Sumer, người Ai Cập cổ đại hay người Da đỏ ở tận bên kia trái đất, lapis lazuli được coi như một báu vật phi thường và được sử dụng trong các nghi lễ như hiến tế, thờ cúng và trừ tà. Những chi tiết ẩn chứa văn hóa truyền thống này rất phi thường, thậm chí sau khi một số nền văn minh cổ đại biến mất, chúng vẫn tồn tại và được kế thừa bởi các nền văn minh khác. Ngay cả trong triều đại nhà Thanh của Trung Quốc, khi tổ chức nghi lễ, hoàng đế sẽ phải mặc trang phục triều đình màu xanh lam và đeo chuỗi hạt gồm 108 viên thanh kim thạch (lapis lazuli) theo quy định.

Nhiều người biết rằng thực sự có rất nhiều khoáng chất màu xanh lam trong tự nhiên, không chỉ mỗi loại quặng này. Cái gọi là đá xanh “sắc như trời” có thể tùy ý tìm thấy vài loại, vậy tại sao lapis lazuli lại được ưu ái đối xử như vậy?

Lý do lại liên quan đến các Thần Phật. Dưới đây có thể cung cấp cho mọi người một vài ví dụ:

Thần Mặt trăng trong thần thoại Lưỡng Hà như Akad, Assyria và Babylon được gọi là “Sin” (trong tiếng Sumer gọi là “Nannar”). Theo truyền thuyết, ông có một đặc điểm về ngoại hình, đó là ông có một bộ râu làm bằng lapis lazuli.

Tình huống này không phải là hiếm, và cũng có những ghi chép tương tự ở Ai Cập cổ đại. Như đã đề cập trước đó, người Ai Cập cổ đại công nhận vàng là thân thể của Thần, nhưng họ có cách hiểu chi tiết hơn – đó là tóc của thần được làm bằng lapis lazuli.

Vị Thần tối cao “Ra” trong thần thoại Ai Cập (Ra là Thần Mặt trời và Thần Sáng tạo của Ai Cập cổ đại) chính là đại diện cho loại Thần thể này. Người Ai Cập cổ đại tin rằng thân thể của vị Thần này là vàng, và tóc là lapis lazuli thuần tịnh.

Các bạn Trung Quốc có cảm thấy quen thuộc với khái niệm Thần thể thân vàng và tóc xanh lam không? Bởi vì trong mỹ thuật Phật giáo, phần lớn hình tượng của Đức Phật cũng là như vậy. Ngoài ra còn có một chất liệu màu trong mỹ thuật Phật giáo được gọi là “Phật đầu thanh” (hay còn gọi là “Màu xanh đầu Phật”), được sử dụng để tạo màu cho tóc của các bức tượng Phật. “Phật đầu thanh” chỉ là tên của màu sắc, và không giới hạn nguyên liệu thô, vì vậy bột màu azurite, bột màu lapis lazuli, hoặc thậm chí cả hai được trộn và sản xuất đều có.

Lớp màu xanh lam thẫm trên thân tượng Phật màu vàng kim có độ bão hòa cao hơn và màu đậm hơn một chút, có thể tạo nên sự tương phản màu sắc với vàng. Vào thời cổ đại, để có thể thể hiện được màu xanh lam trên thân vàng kim này, người ta đã chế tạo ra vật liệu tạo màu lý tưởng bằng cách mài và làm sạch lapis lazuli. Tuy nhiên, vì việc sử dụng đá quý làm chất màu rất tốn kém, nên nó phổ biến hơn ở các di tích Phật giáo quy mô vừa và nhỏ ở những khu vực mà Phật giáo đã có ảnh hưởng lớn ở Tây Vực. Và Trung Quốc đã có xu hướng sử dụng azurite làm chất tạo màu nhiều hơn từ hàng nghìn năm trước. Tất nhiên, cũng có nhiều tượng Phật mà tóc không được nhuộm màu. Nhưng ở Tây Tạng, chất liệu màu làm bằng lapis lazuli thường được thấy trên các bức thangka vẽ tay.

图例:供奉于日本熊本县玉名市莲华院诞生寺的不空成就如来佛像,不空成就佛为密宗五方如来之一,主持北方莲花世界。佛像全身金色,但佛的头发呈蓝色,这是佛教艺术中的一个主要特点。
Ảnh: Tượng Phật Amoghasiddhi được thờ cúng tại chùa Renge-in Tanjō-ji ở thành phố Tamana, tỉnh Kumamoto, Nhật Bản. Phật Amoghasiddhi là một trong Ngũ phương Như Lai của Mật Tông, trụ trì Thế giới Liên Hoa Bắc phương. Tượng Phật toàn thân vàng kim, nhưng tóc của Phật lại có màu xanh lam, đây là một đặc điểm chính của nghệ thuật Phật giáo.

Thực hành chế biến lapis lazuli thành bột xanh lam thẫm (ultramarine) phổ biến hơn trong lịch sử nghệ thuật phương Tây. Tôi đã nói về truyền thống sử dụng bột màu xanh lam thẫm trong hội họa phương Tây để vẽ áo choàng của Santa Maria trong bài viết “Diễn giải mỹ thuật trong 200 năm sau thời Phục hưng Văn nghệ”. Màu xanh đắt tiền này được dùng để thể hiện sự linh thiêng. Tất nhiên, chất liệu màu này không chỉ giới hạn trong việc vẽ trang phục của Thánh Maria, các bức tranh truyền thống thường sử dụng màu này cho trang phục của Thiên Chúa và Chúa Giê-su.

图例:意大利画家萨索费拉托(Giovanni Battista Salvi da Sassoferrato)所绘的圣玛利亚,约作于1654年。画中圣玛利亚服装的群青色是由青金石研磨并提纯制成。
Ảnh: Bức tranh Thánh Maria do họa sĩ người Ý Giovanni Battista Salvi da Sassoferrato vẽ, vào khoảng năm 1654. Màu sắc xanh lam sẫm của trang phục Thánh Maria trong bức tranh được tạo ra bằng cách mài và làm sạch lapis lazuli.

图例:法国画家德拉伊尔(Laurent de La Hyre)的油画《基督出现在以马忤斯路上的门徒面前》(L'Apparition du Christ aux pèlerins d'Emmaüs),作于1656年。画中耶稣的蓝色服装也是以青金石制成的群青色为基础绘制而成的。
Ảnh: Bức tranh sơn dầu “L’Apparition du Christ aux pèlerins d’Emmaüs” của họa sĩ Pháp Laurent de La Hyre, vẽ năm 1656. Trang phục màu xanh lam của Chúa Giêsu trong bức tranh cũng được vẽ trên chất liệu màu xanh sẫm làm bằng lapis lazuli.

Trong lịch sử mỹ thuật, người ta thường thấy vàng và đá lapis lazuli được dùng làm nguyên liệu trong các tác phẩm mỹ thuật tôn giáo, người ta thường cho rằng đây là do lòng ngưỡng mộ của con người đối với Thần nên đã sử dụng những chất liệu đắt tiền để vẽ nên những tác phẩm nghệ thuật ca ngợi thần linh. Đó là sự thật, nhưng đó chỉ là biểu hiện bên ngoài. Thực ra, những chất này không dùng để thể hiện sự linh thiêng chỉ vì giá thành cao, mà bản chất đắt tiền của vật chất cũng có nguồn gốc của nó. Thực tế, mọi thứ đều có tinh thần, và mọi thứ đều có nguyên nhân sâu xa hơn, bản thân vật chất cũng bao hàm một trình độ hiểu biết cao hơn, chỉ có thể dùng huệ tâm lĩnh ngộ, tùy duyên mà có được.

Một điều cần lưu ý nữa là lapis lazuli không được gọi với tên hiện tại của nó trước triều đại nhà Minh và nhà Thanh. Vì Trung Quốc đã nhập khẩu loại đá quý này từ các nước khác từ xa xưa, các vùng khác nhau trải qua các thời đại khác nhau, tên gọi có vẻ rất khó hiểu. Ngoài ra, người xưa cũng có thể nhầm lẫn với các loại khoáng vật màu lam khác khi đặt tên cho chúng, vì vậy việc nghiên cứu văn bản trên các tài liệu cổ của Trung Quốc có một số yếu tố không chắc chắn trong đó. Tuy nhiên, nếu nó có thể được bổ sung bằng các tài liệu tiếng nước ngoài có liên quan, thì sẽ dễ dàng làm rõ tình hình cụ thể.

Một ví dụ nổi tiếng là Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai, thường được gọi là Phật Dược Sư, Chủ của Thế giới Lưu Ly. Mặc dù đều là những danh hiệu quen thuộc nhưng có lẽ nhiều người còn mơ hồ hơn về khái niệm “Lưu Ly”. Chính xác thì Lưu Ly là như thế nào? Vì vậy, chúng ta hãy tham khảo ngôn ngữ của các quốc gia khác: “Dược Sư Lưu Ly Quang Vương” trong tiếng Anh là “Medicine Master and King of Lapis Lazuli Light”, trong tiếng Pháp là “Maître guérisseur de la Lumière de Lapis-lazuli”, trong tiếng Ý là “Maestro della Medicina dalla Luce Lapislazzuli”;

“Đông phương Tịnh Lưu Ly Thế giới” của Phật Dược Sư trong tiếng Anh là “Eastern pure land of Pure Lapis Lazuli”, trong tiếng Pháp là “Terre pure de pur Lapis-lazuli”, trong tiếng Ý là “Pura terra di puro Lapislazzuli”.

Tất cả những chỗ trong các cụm từ này tương ứng với “Lưu Ly” đều được viết là “Lapis lazuli” (hoặc một biến thể rất nhỏ), có nghĩa là “Thanh kim thạch” trong chữ Hán.

图例: 居中盘坐的药师佛和左右站立的两位菩萨。药师佛全称“药师琉璃光王如来”,佛教中认为,青金石蓝色是药师佛的身色。
Ảnh: Phật Dược Sư ngồi xếp bằng ở giữa và hai vị Bồ Tát đứng hai bên. Phật Dược Sư tên đầy đủ là “Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai”, theo Phật giáo, màu xanh da trời lapis lazuli là sắc thân của Phật Dược Sư.

Tuy nhiên, “Thế giới Lưu Ly” chỉ là một cách viết tắt. “Lưu Ly” ở đây không phải là “lưu ly” của người phàm, mà là Tịnh Lưu Ly”, tiếng Anh gọi là “Pure Lapis Lazuli”, tiếng Pháp là “Pur Lapis-lazuli”… Dịch sang chữ Hán hiện đại là “thanh kim thạch thuần tịnh”. Quặng phàm tục thực ra rất không tinh khiết, khác xa với bảo vật Phật gia được ghi chép trong sách cổ, vì vậy bài viết này không quảng cáo cho lapis lazuli. Mặc dù lapis lazuli là một trong bảy báu vật của Phật giáo và rất được các thợ kim hoàn coi trọng, nhưng từ thời cổ đại, tu luyện đã yêu cầu phải từ bỏ những chấp trước vật chất.

* * *

Do giới hạn về độ dài nên bài viết sẽ không viết thêm nữa. Bài viết này chỉ đơn giản liệt kê thêm một vài màu truyền thống tiêu biểu, và còn rất nhiều màu khác chưa được đề cập đến từng màu một. Trên thực tế, chủ yếu muốn nói với thế giới rằng màu truyền thống của Trung Quốc không phải là màu đỏ mà mọi người lạm dụng đến cực điểm như ngày nay.

Qua quá trình nghiên cứu lịch sử, chúng tôi nhận thấy màu sắc truyền thống chân chính có liên quan mật thiết đến Thần Phật, trời đất. Cho dù đó là “thân vàng” được đề cập bởi Phật giáo hay “khí tím” được đề cập bởi Đạo giáo, những màu sắc này đều mang lại cho con người cảm giác rất tích cực. Ngược lại, phàm tục thì bị gọi là “hồng trần” (bụi đỏ), nơi bẩn thỉu hơn nữa còn được gọi là “khu đèn đỏ”… Những từ này được thế nhân sử dụng, điều đó cho thấy cảm nhận về màu sắc của con người là phổ biến.

Tất nhiên, về chức năng màu sắc, các màu khác nhau có công dụng khác nhau. Tác giả không bác bỏ màu đỏ, bởi vì màu đỏ cũng có nhiều mức độ khác nhau của màu đỏ. Gợi ý ở đây là tránh sử dụng quá nhiều một màu, tình trạng sùng bái màu đỏ hiện nay là không nên. Tôi hy vọng bài viết này có thể cung cấp một góc nhìn mới cho những người bạn ủng hộ màu sắc truyền thống, xua tan sương mù đỏ trong môi trường mờ mịt, và để mọi người một lần nữa cảm nhận thế giới truyền thống đầy màu sắc và tươi đẹp.

Tài liệu tham khảo:

  • “Chiêu Minh văn tuyển” thời Nam Bắc triều.
  • “Sử ký – Tần Thủy Hoàng bản kỷ” của Tư Mã Thiên thời Tây Hán.
  • “Phong Thái Sơn ngọc điệp văn” của Lý Long Cơ thời Đường.
  • “Quốc sơ sự tích” của Lưu Thìn thời Minh.
  • “Thuyết văn giải tự” của Hứa Thận thời Đông Hán.
  • “Thanh bại loại sao” của Từ Kha thời Dân Quốc.
  • “Pháp uyển châu lâm” của Thích Đạo Thế thời Đường.
  • “Linh quỷ chí” của Tuân Thị thời Đông Tấn.
  • “Luận hoành” của Vương Sung thời Đông Hán.
  • “Thái Bình quảng ký” thời Tống.
  • Herrade de Landsberg,《Hortus deliciarum》, 12th century
  • John the Apostle,《Book of Revelation》, 1st century
  • François Daumas,《La valeur de l’or dans la pensée égyptienne》, 1956
  • “Bản thảo cương mục” của Lý Thời Trân thời Minh.
  • “Thích danh” của Lưu Hy thời Đông Hán.
  • “Thông điển” của Đỗ Hựu thời Đường.
  • “Kinh Dịch”
  • “Hậu Hán Thư” của Phạm Diệp thời Nam triều
  • “Quan Phật tam muội hải kinh”

(Hết toàn văn)

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/8/20/429240.html

Đăng ngày 22-10-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share