[MINH HUỆ 19-08-2021] Xử phạt những kẻ vi phạm nhân quyền đã trở thành một trọng tâm ở các quốc gia dân chủ như một cách để chống lại những hành vi vi phạm nhân quyền tàn bạo trên toàn cầu. Sau khi Hoa Kỳ thông qua Đạo luật Magnitsky vào năm 2016, Canada, Anh và 27 nước thành viên Liên minh Châu Âu đã ban hành luật tương tự. Úc và Nhật Bản cũng đang làm giống vậy.

Theo luật này, vốn để áp dụng trừng phạt với những kẻ vi phạm nhân quyền đã biết, các học viên Pháp Luân Công đã lập ra các danh sách của những thủ phạm tham gia bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Hàng năm, họ nộp nhiều danh sách lên các quốc gia dân chủ, hối thúc họ trừng phạt những thủ phạm bị nêu tên.

Bắt đầu từ ngày 14 tháng 7 năm 2021, các học viên Pháp Luân Công ở hơn 30 quốc gia đã nộp danh sách gần đây nhất của những thủ phạm tham gia bức hại Pháp Luân Công cho chính phủ của họ. Các học viên đang kêu gọi trừng phạt những kẻ vi phạm nhân quyền này, gồm việc từ chối không cho họ được nhập cảnh và đóng băng tài sản ở nước ngoài của họ.

Hai cái tên trong danh sách này là Hác Văn Suất và Trương Bảo Lâm.

Thông tin về kẻ bức hại

Tên đầy đủ của kẻ bức hại: Hác (họ) Văn Suất (tên) (tiếng Hán: 郝文 帅)

Giới tính: Nam

Quốc tịch: Trung Quốc

Ngày tháng năm sinh: Tháng 4 năm 1960

Chức vụ:

Năm 1999 – 2011: Trưởng Trại lao động cưỡng bức Đại Liên (vị trí này sau đó được đổi tên thành “Giám đốc Cơ sở cải tạo Đại Liên thuộc Văn phòng Quản lý Lao động”)

Đầu năm 2011: Giám thị Nhà tù thành phố Đại Liên

Hiện tại: Thanh tra Sở Tư pháp Đại Liên

5a3248432251a1de0e8815caa12fce2b.jpg

Tên đầy đủ của kẻ bức hại: Trương (họ) Bảo Lâm (tên) (tiếng Hán: 张宝林)

Giới tính: Nam

Quốc tịch: Trung Quốc

Ngày / Năm sinh: Không rõ

Chức vụ

Năm 1999 – nay: Phó trưởng Trung tâm cải huấn Đại Liên tỉnh Liêu Ninh

Hiện tại: Phó giám thị Nhà tù Đại Liên

Bối cảnh

Trại lao động cưỡng bức Đại Liên ở tỉnh Liêu Ninh là một cơ sở giam giữ và bức hại trái phép các học viên Pháp Luân Công ở Đại Liên. Kể từ năm 1999, ban lãnh đạo của cơ sở này đã thực hiện theo lệnh của Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), trong việc tra tấn và tẩy não các học viên Pháp Luân Công một cách dã man. Để buộc các học viên từ bỏ đức tin của họ, trại lao động đã sử dụng nhiều phương pháp tra tấn cả về thể xác và tinh thần, bao gồm cả việc lạm dụng tình dục đối với các học viên Pháp Luân Công nữ. Hơn 400 học viên Pháp Luân Công đã bị tra tấn vào ngày 19 tháng 3 năm 2001. Nhiều người đã bị sốc điện trong nhiều giờ. Hai học viên nữ buộc phải nhảy khỏi tòa nhà và một trong số họ đã mất mạng ngay tại hiện trường.

Tội ác chính

Từ năm 1999 đến đầu năm 2011, Hác Văn Suất là người đứng đầu Trại lao động cưỡng bức Đại Liên. Đây là một trong những trại lao động có chiến dịch bức hại nghiêm trọng nhất đối với các học viên Pháp Luân Công. Bất chấp việc lạm dụng tình dục và tra tấn tàn nhẫn các học viên đã xảy ra ở đây, trại lao động vẫn được coi là một “tổ chức cấp tiến” quốc gia về “giáo dục và chuyển hóa.”

Hác Văn Suất liên tục tuyên bố trong các cuộc họp: “Miễn là có thể ‘chuyển hóa’ (các học viên Pháp Luân Công), thì bất kỳ phương pháp nào cũng có thể chấp nhận được.” Tất cả các lệnh bức hại ở trại lao động đều do ông ta đưa ra. Dưới sự chỉ huy trực tiếp của ông ta, 16 học viên Pháp Luân Công đã bị tra tấn đến chết và hàng trăm học viên Pháp Luân Công bị tra tấn và bị lao động cưỡng bức.

Trương Bảo Lâm là phó trưởng phụ trách cuộc bức hại Pháp Luân Công tại trại lao động. Ông ta là một trong những kẻ lãnh đạo chính đằng sau vụ việc tàn bạo ngày 19 tháng 3.

Theo thông báo của Tổ chức Thế giới về Điều tra cuộc bức hại Pháp Luân Công (TTĐTBHPLC) vào ngày 10 tháng 8 năm 2004, Hác Văn Suất và Trương Bảo Lâm là một trong số các quan chức ĐCSTQ đầu tiên bị TTĐTBHPLC ban hành thông cáo điều tra.

Theo thống kê, các học viên Pháp Luân Công đã qua đời vì bị tra tấn tại Trại lao động cưỡng bức Đại Liên bao gồm: Trịnh Nguy, Vương Thu Hà, Tôn Liên Hà, Khúc Huy, Trần Dũng, Lưu Vĩnh Lai, Trần Gia Phúc, Vu Lệ Tân, Trương Vạn Niên, Trương Quân, Tôn Anh, Lý Nham Tùng, Vương Hồng, Tôn Thiến, Tất Đại Hồng và Lý Bình.

Hơn 30 học viên Pháp Luân Công (26 nữ) đã bị lạm dụng tình dục. Nhiều học viên, bao gồm Lưu Văn Xán, Tiết Nam và Hầu Xuân Lệ đã bị đánh đến mức tàn tật; Cung Học Cầm và con gái của bà, Dương Minh, cùng với Lý Hoa, Lưu Hoa và Nhan Thọ Lâm bị tra tấn đến mức suy sụp tinh thần và Trương Quốc Lập bị đầu độc và trở thành tàn tật.

Sau đây là một số tội ác của Hác Văn Suất và Trương Bảo Lâm trong nhiệm kỳ của họ.

1. “Sự vụ tàn bạo ngày 19 tháng 3”

Vào ngày 19 tháng 3 năm 2001, Trại lao động cưỡng bức Đại Liên đã phát động một chiến dịch quy mô lớn để buộc các học viên phải “chuyển hóa” (từ bỏ đức tin của họ). Dưới sự chỉ huy của Hác Văn Suất và Trương Bảo Lâm, các đội trưởng của các đội lớn và các lính canh đã được điều động. Họ sử dụng tất cả các loại phương pháp tra tấn, cố gắng ép các học viên Pháp Luân Công viết tuyên bố từ bỏ đức tin của họ.

Họ cũng buộc các học viên phỉ báng Pháp Luân Công và Nhà sáng lập Pháp Luân Công. Nếu các học viên không chịu tuân thủ, họ sẽ đánh các học viên bằng dùi cui cao su và dùng gậy điện sốc điện. Sau các buổi tra tấn, nhiều học viên bị bỏ nằm lại tại hành lang với những vết thương khắp cơ thể, một số người trong số họ sùi bọt mép và rên rỉ vì đau đớn.

Cảnh sát của Khu nữ trong trại lao động đã buộc các học viên ký vào một tuyên bố phỉ báng Nhà sáng lập Pháp Luân Công. Nếu các học viên từ chối ký tên, họ lôi các học viên ra và dùng gậy điện sốc điện họ sau khi đã cởi bỏ quần áo và chỉ để họ mặc đồ lót. Nhiều người bị sốc điện vào mặt, ngực và bộ phận sinh dục.

Hai học viên đã buộc phải nhảy khỏi tầng năm của tòa nhà. Một trong số họ, cô Vu Lệ Hâm, 27 tuổi, đã mất mạng tại chỗ. Người còn lại, cô Tiết Nam, 22 tuổi, nhập viện trong tình trạng gãy hai xương sườn. Để buộc một học viên Pháp Luân Công thứ ba từ bỏ việc tu luyện, các lính canh đã tra tấn cô trong hơn 20 giờ.

2012-8-1-cmh-pohai-kuxing-drawing-02--ss.jpg

Minh họa tra tấn: Sốc điện bằng nhiều dùi cui điện cùng lúc

Ngoài hàng trăm học viên nữ bị tra tấn, hơn 100 học viên Pháp Luân Công nam cũng bị sốc điện vào ngày 19 tháng 3.

Các lính canh ở Trại lao động cưỡng bức Đại Liên thường mắng các học viên Pháp Luân Công: “Giang Trạch Dân nói rằng giết các người sẽ không có hậu quả gì, vì vậy nếu chúng tôi giết các người sẽ không bị coi là phạm tội.”

2. Các trường hợp tử vong

2.1. Bà Lý Bình

Bà Lý Bình đã bị lạm dụng tình dục nghiêm trọng khi ở trong trại lao động. Bà từng nhớ lại: “Vào ngày 10 tháng 4 năm 2003, một lính canh và hai tù nhân đã đẩy tôi ngã xuống đất, họ quấn tôi trong một chiếc chăn bông, ghì giữ và bức thực tôi. Họ mở miệng tôi bằng một thanh gỗ và đánh gãy hai chiếc răng của tôi. Họ trói tôi lại và bỏ tôi vào trong thùng các-tông trong một tháng. Họ đấm đá, đạp vào tay, chân và bụng tôi. Họ dùng vòi nước đang chảy để xịt vào mặt tôi. Họ đã treo tôi lên lan can của một phòng giam chật hẹp ba lần. Tôi đã bị ngất đi hai lần. Họ lạm dụng tình dục tôi. Họ kéo núm vú, giẫm lên phần dưới và làm những động tác khó coi đối với tôi. Họ đã cắt lông mi, cạo tóc, và thậm chí cạo lông mu của tôi. Họ đổ nước tiểu vào người và để muỗi và côn trùng đốt tôi, thậm chí là họ còn cho côn trùng vào quần áo của tôi”.

Trong thời gian ở trại lao động, bà bị giam trong một cái lồng kim loại và phải nằm trên mặt đất trong bốn tháng rưỡi. Cuộc bức hại kéo dài đã khiến cơ thể bà Lý bị tổn thương nghiêm trọng và bà bị nằm liệt giường và cực kỳ gầy gò. Bà đã qua đời vào ngày 27 tháng 11 năm 2005.

2.2 Ông Khúc Huy

Ông Khúc Huy bị đưa đến Trại lao động cưỡng bức Đại Liên vào ngày 13 tháng 4 năm 2000. Tại đây, ông bị buộc phải lao động không công và bị tra tấn, đánh đập, dẫn đến gãy xương sống cổ và liệt nửa người. Bộ phận sinh dục của ông bị lở loét do bị sốc điện nhiều lần. Khi bị liệt, ông bị phù và da ở nhiều nơi trên cơ thể bị rách.

Sau khi được thả, ông không thể ra khỏi giường ở nhà và vật lộn với những vết thương và đau đớn trong suốt 13 năm. Ông qua đời vào ngày 19 tháng 2 năm 2014 ở tuổi 45.

2021-8-15-204021-0--ss.jpg

2.3. Bà Vương Thu Hà

Để buộc bà Vương Thu Hà từ bỏ Pháp Luân Công, các lính canh đã xúi giục các tù nhân đe dọa và uy hiếp bà. Họ đã cấm bà ngủ trong một thời gian dài. Vào ngày 10 tháng 6 năm 2001, bà đã bị lột trần và bị hơn 20 tù nhân khác đánh đập bằng giày và chai chứa đầy nước. Bà Vương đã hét lớn “Cứu!” tuy nhiên những người lính canh đang làm nhiệm vụ đứng ở cửa chỉ đứng quan sát sự việc bà bị đánh đập tới chết. Bà qua đời khi 48 tuổi.

2.4. Anh Lưu Vĩnh Lai

Anh Lưu Vĩnh Lai bị giam giữ tùy tiện sáu lần trước khi bị kết án tại trại lao động vào tháng 3 năm 2001. Kiều Uy và các lính canh khác đã lột quần áo của anh và sốc điện vào miệng, tai và lòng bàn chân trong vài giờ khiến anh bị thương nặng. Khóe miệng anh bị dây thừng kéo căng ra 5cm. Anh cũng bị tra tấn bằng ghế cọp (ghế ngồi tra tấn).

Vào tối ngày 6 tháng 7 năm 2001, anh Lưu bị còng tay và treo lên trong 6 giờ. Anh bị đánh cho đến khi gãy chân và gục đầu ra sau. Anh bị đánh tới chết vào tối hôm đó khi mới 36 tuổi. Để che đậy tội ác, trại lao động tuyên bố rằng anh đã tự tử bằng cách nhảy khỏi tòa nhà.

2.5. Cô Tất Đại Hồng

Cô Tất Đại Hồng đã tự ý bị giam hai năm tại Trại lao động cưỡng bức Đại Liên vào tháng 1 năm 2003. Khi cô từ chối cởi quần áo để khám xét cơ thể, các lính canh đã ra lệnh cho các tù nhân lột trần và đánh đập cô. Cô bị thương khắp người, tai, mắt bị thương và gần toàn bộ khuôn mặt bị bầm dập. Sau khi cô bị đánh gục, tù nhân Triệu Huy đã đạp vào miệng cô, khiến môi cô bị nứt và răng bị rụng gần hết.

Sau đó, cô Tất bị biệt giam. Chân của cô bị thương nặng và đi khập khiễng khi đi lại. Sau đó, cô bắt đầu bị sốt và ho, đồng thời bị mất kinh và đau bụng. Cơn đau dữ dội đến mức khiến cô cả đêm không thể nào chợp mắt được. Cô được phát hiện mắc bệnh ung thư buồng trứng giai đoạn cuối và qua đời vào ngày 1 tháng 9 năm 2005 khi mới 37 tuổi.

2.6. Ông Trần Gia Phúc

Ông Trần Gia Phúc, một giảng viên tại Học viện Công nghiệp nhẹ Đại Liên, đã bị kết án lao động vào ngày 14 tháng 4 năm 2000. Khi ở Trại lao động cưỡng bức Đại Liên, ông đã bị lính canh lôi ra khỏi chỗ ngồi của mình trong một cuộc họp và bị đánh đập, đơn giản chỉ vì ông đã nhắm mắt. Trương Bảo Lâm, phó trưởng trại lao động đã tát vào mặt và dùng cả tay và chân đánh vào đầu ông Trần. Trong khi trưởng trại lao động Hác Văn Suất hét lên: “Bảo ông ta quỳ xuống!” Các lính canh cưỡng chế ông Trần quỳ xuống và còng tay ông cho đến khi cuộc họp kết thúc 2 giờ sau đó. Sau đó, Trương chỉ đạo các lính canh tra tấn ông nhiều hơn nữa. Ông đã qua đời vào ngày 1 tháng 7 năm 2001 ở tuổi 41.

2.7. Ông Trịnh Nguy

Trong “Sự vụ tàn bạo ngày 19 tháng 3”, ông Trịnh Nguy lưng bị gù nặng đã bị còng tay và buộc phải ngồi trên sàn bê tông trong một vòng tròn lớn cùng với một số học viên khác. Mọi học viên không từ bỏ Pháp Luân Công đều bị đánh đập tàn nhẫn và bị thương. Họ đánh ông Trịnh trong khi lăng mạ và chế giễu sự dị tật của ông. Họ dùng dùi cui, dùi cui điện và còng tay để tra tấn ông và sau đó nhốt ông vào phòng biệt giam để gây áp lực buộc ông phải từ bỏ đức tin của mình. Nhiều tuần sau đó vào tháng 4 năm 2001, ông Trịnh đã qua đời vì bị tra tấn khi ngoài 40 tuổi.

3. Lạm dụng tình dục tàn bạo

Trại lao động Đại Liên đã sử dụng các phương pháp tàn độc để buộc các học viên Pháp Luân Công từ bỏ đức tin của họ, bao gồm cả việc tấn công tình dục các học viên nữ. Các lính canh đôi khi còng tay và chân của các học viên và kéo tay chân của họ về bốn hướng khác nhau. Sau đó, họ sử dụng chổi lau hoặc bàn chải và chà vào âm đạo của các học viên. Sau khi các học viên bắt đầu chảy máu, họ đổ nước ớt cay và bột ớt cay vào vùng âm đạo bị thương. Sự tra tấn này khiến nạn nhân rơi vào tình trạng nguy kịch; những tổn thương về thể chất và tinh thần do phương pháp tra tấn này là vô cùng tàn khốc.

2021-8-15-204021-1--ss.jpg

3.1. Bà Thường Học Hà

Theo lời kể của chính bà Thường Học Hà: “[Họ] đã cởi quần áo và bắt tôi khỏa thân. Bọn họ bắt đầu véo núm vú, nhổ lông mu và lăng mạ tôi. Sau đó, khi biết tôi không đồng ý ‘chuyển hóa’, họ đã dùng bàn chải bồn cầu để chà vào âm đạo của tôi. Họ đặt một chậu nước bên dưới. Chà một hồi, họ kiểm tra xem có vết máu chảy ra chậu không. Khi thấy tôi không chảy máu, họ đã dùng bàn chải đánh giày lớn hơn và chọc sâu hơn vào âm đạo của tôi”.

3.2. Bà Vương Lệ Quân

Theo lời kể của bà Vương Lệ Quân: “Họ đã sử dụng dây đai vải để treo tôi lên một lan can kim loại nhỏ với tay tôi duỗi thẳng và chân tôi bị tách ra. Họ dùng cạnh ghế dựa vào âm hộ của tôi và liên tục nói những ngôn từ xúc phạm. Họ dội nước lạnh vào người và xối vào miệng tôi khiến đôi khi nước phun ra từ mũi của tôi. Họ buộc rất nhiều nút trong một dải vải; hai người kéo dải vải thắt nút đó qua lại âm hộ của tôi. Sau đó họ nhét bột ớt vào âm đạo và đánh vào người tôi bằng một tấm ván gỗ. Mục đích của cuộc tra tấn là buộc tôi phải phỉ báng Pháp Luân Công và Nhà sáng lập pháp môn tu luyện”.

3.3. Bà Trọng Thục Quyên

Các lính canh tại Trại lao động cưỡng bức Đại Liên đã kéo căng tay chân của bà Trọng Thục Quyên ra bốn hướng, sau đó sử dụng chổi nhà vệ sinh đưa vào âm đạo của bà và sau đó phần nhô ra của một chiếc ghế chọc vào vùng sinh môn của bà. Họ dùng giày đá vào bộ phận sinh dục của bà và dùng cây lau nhà nhọn đâm vào vùng âm hộ. Điều này làm tổn thương âm hộ của bà và gây ra vết loét ở vùng sinh môn. Kết quả là bà bị chảy nhiều máu và phần dưới của bà bị sưng lên. Hai cơ đùi của bà bị kéo căng nghiêm trọng và bà không thể ngồi xổm trong hơn ba tháng và cần hỗ trợ khi đi vệ sinh.

3.4. Bà Mãn Xuân Lai

Theo lời kể của chính bà Mãn Xuân Lai: “Họ trói tôi vào đầu giường của một chiếc giường tầng. Bùi Linh, Lý Tinh, Triệu Huy và những tù nhân khác trộn ớt bột với nước sốt nóng và Triệu đã nhét hỗn hợp này vào âm đạo của tôi. Sau khi họ làm điều này với tôi, tôi thực sự hiểu rằng cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công là tà ác nhất”.

3.5. Bà Hàn Thục Hoa

Bà Hàn Thục Hoa, 50 tuổi, bị biệt giam vì từ chối từ bỏ đức tin của mình, trong khi thụ án hai năm tại Trại Lao động cưỡng bức Đại Liên.

Các lính canh Vạn Á Lâm, Uyển Linh Nguyệt và Hàn Kiện Mẫn đã xúi giục các tù nhân tra tấn bà bằng mọi cách có thể. Họ treo bà lên và duỗi tay chân bà ra bốn hướng khác nhau. Sau đó, họ dùng tấm gỗ đập vào chân bà, dùng dưa chuột và gậy gỗ thọc vào âm đạo rồi đổ nước ớt vào miệng bà. Sau đó, họ thậm chí còn đổ một phích nước sôi lên đôi chân bị trói của bà khiến cả hai bàn chân bị phồng rộp ngay lập tức. Bà đã ngất đi vì đau đớn sau đó nhiều người đã kéo bà qua lại trên mặt đất cho đến khi da chân bà bị rách ra.

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/8/19/429636.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/9/7/194964.html

Đăng ngày 02-10-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share