Bài viết của Anh Tử, phóng viên Minh Huệ
[MINH HUỆ 17-08-2021] Mới đây, trong một cuộc phỏng vấn với thời báo The Epoch Times, cựu quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, ông Miles Dư, cho biết, có rất nhiều bằng chứng phơi bày nạn diệt chủng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với các học viên Pháp Luân Công.
Gần 1.000 học viên Pháp Luân Công diễu hành ở Brooklyn, New York, để kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công hôm 18 tháng 7 năm 2021
Cựu quan chức Hoa Kỳ: Cuộc bức hại Pháp Luân Công thực chất là nạn diệt chủng
Ông Dư, cố vấn chính sách về Trung Quốc cho cựu Ngoại trưởng Mike Pompeo, hiện đang là một thành viên cấp cao tại Viện Hudson. Ông cho biết có nhiều bằng chứng về nạn diệt chủng đối với nhóm Pháp Luân Công hơn là các bằng chứng về nạn diệt chủng đối với người Duy Ngô Nhĩ. Ông tuyên bố: “Các tài liệu về tội ác của ĐCSTQ [liên quan đến Pháp Luân Công] cũng rõ ràng và có hệ thống hơn.”
Ông Miles Dư, cố vấn chính sách về Trung Quốc cho cựu Ngoại trưởng Mike Pompeo (Nguồn ảnh: Tal Atzmon/thời báo The Epoch Times)
Trong một bức thư điện tử gửi tới thời báo The Epoch Times hôm 9 tháng 8 năm 2021, ông Dư viết: “Tôi rất ngạc nhiên khi cáo buộc về nạn diệt chủng của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Công lại không trở thành tâm điểm của các chiến dịch nhân quyền quốc tế nhắm vào ĐCSTQ.”
Ông viết thêm: “Rào cản pháp lý khó khăn nhất khi xác định một tội ác là diệt chủng là phải chứng minh được ‘chủ ý’ của thủ phạm.” Việc tìm ra ‘chủ định’ này là chìa khóa để xác định tội ác diệt chủng, nó đối lập hoàn toàn với [việc xác định] các tội ác quốc tế nghiêm trọng khác.”
Ông kết luận rằng: “Việc chứng minh [chủ ý] này đối với các học viên Pháp Luân Công sẽ dễ dàng hơn nhiều so với trường hợp đối với nhóm người Duy Ngô Nhĩ, vì ĐCSTQ luôn tìm mọi cách để che giấu cuộc đàn áp mang tính diệt chủng đối với người Duy Ngô Nhĩ, trong khi cuộc đàn áp của nó đối với nhóm Pháp Luân Công lại trắng trợn hơn nhiều.
Theo bài báo của thời báo The Epoch Times, trong Công ước Diệt chủng của Liên Hợp Quốc cũng như trong luật pháp của Hoa Kỳ (18 U.S.C. § 109), nạn diệt chủng được tuyên bố là bất hợp pháp. Việc thủ tiêu các nhóm tín ngưỡng và thiểu số như Pháp Luân Công bị coi là nạn diệt chủng, không chỉ giới hạn ở hình thức giết người hàng loạt, mà còn cả dưới hình thức cưỡng bức lao động. Các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc cùng lúc phải chịu đựng sự hủy hoại thân thể (bao gồm việc giam giữ, tra tấn, và thu hoạch nội tạng một cách có hệ thống) và bị chuyển hóa tinh thần. Cho đến nay, hàng triệu học viên có thể đã chết vì tội ác thu hoạch nội tạng. Vô số bằng chứng đã được Tòa án Trung Quốc tiết lộ trong phiên điều trần ở London vào năm 2020.
Thượng Nghị sỹ Canada: Các học viên Pháp Luân Công là những nạn nhân chính trong nạn diệt chủng của ĐCSTQ
Ngoài ông Miles Dư, các chính trị gia ở nhiều quốc gia khác cũng lên án nạn diệt chủng của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Công.
Ngày 24 tháng 2 năm 2021, hơn 40 chính trị gia đến từ các quốc gia khác nhau trên khắp thế giới đã tham dự một diễn đàn do Liên minh Quốc tế về Chấm dứt Lạm dụng Ghép tạng tại Trung Quốc (ETAC) tổ chức. Với các đại biểu đến từ 117 cơ quan và tổ chức, sự kiện này tập trung vào nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng của ĐCSTQ.
Thượng Nghị sỹ Canada, bà Marilou McPhedran, cho biết nạn thu hoạch nội tạng sống của ĐCSTQ là một tội ác diệt chủng, và các học viên Pháp Luân Công là nhóm bị bức hại chính. Cộng đồng quốc tế cần phải hành động để chấm dứt nó.
Hai ngày trước khi diễn ra diễn đàn này, 226 Nghị sỹ Canada đã biểu quyết nhằm xác định cuộc bức hại người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, Trung Quốc, và một số nhóm thiểu số khác là nạn diệt chủng. Thượng Nghị sỹ McPhedran cho biết bà cũng muốn đưa các học viên Pháp Luân Công vào danh sách nạn nhân của tội diệt chủng này vì cuộc bức hại đối với họ cũng đủ để được gọi là một cuộc diệt chủng. Bà nói một lượng lớn các nhân chứng đã làm thay đổi quan điểm của bà về vấn đề này và giúp bà nhận ra mức độ nghiêm trọng của nó.
Nghị viên Vương Quốc Anh: Nạn diệt chủng có quy mô công nghiệp
Ngày 20 tháng 7 năm 2021, ông Lord Mackenzie đại diện cho khu vực Framwellgate của Vương Quốc Anh, viết: “Thực sự sốc khi vào năm 2021 này, lại có quá nhiều bằng chứng gây ra nạn diệt chủng đang diễn ra ở quy mô công nghiệp tại một quốc gia phát triển có mặt trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Những tội ác trên một quy mô lớn như vậy đã không xảy ra kể từ giữa thế kỷ trước và thế giới này đã thề rằng, điều đó sẽ không thể được phép xảy ra thêm nữa… Tôi rất vui khi được cùng với nhiều người khác lên tiếng kêu gọi thế giới hãy thực hiện những hành động tích cực để chấm dứt những tội ác này!”
Hạ Nghị sỹ Nhật Bản: ĐCSTQ đã phạm tội diệt chủng
Ông Yoshitaka Sakurada, Nghị viên của Hạ viện Nhật Bản, cho biết: “Cuộc bức hại nhân quyền của ĐCSTQ đã bị coi là nạn ‘diệt chủng’ ở Hoa Kỳ. Trung Quốc do một đảng cai trị. Nếu nó không giải quyết các vấn đề vi phạm nhân quyền của nó, cũng như cộng đồng quốc tế không nhận thấy, thì nó không thể trở thành một quốc gia hạng nhất.” Ông hối thúc Nhật Bản lên tiếng để ngăn chặn các hành vi vi phạm nhân quyền.
Nghị sỹ Ba Lan: Tội ác kinh hoàng như vậy không bao giờ được phép xảy ra
Bà Violetta Porowska, một Nghị sỹ Ba Lan, đã gửi một bức thư tới các học viên Pháp Luân Công tổ chức các sự kiện trong tháng 7 năm 2021 để lên án cuộc bức hại Pháp Luân Công kéo dài 22 năm.
Bà viết: “Tôi cực lực lên án cuộc bức hại Pháp Luân Công tàn bạo này, đặc biệt là tội ác thu hoạch nội tạng sống. Tội ác này là sự chối bỏ nhân tính và không được phép xảy ra ở thời buổi này… Việc tiến hành tiêu diệt tàn nhẫn những người không có lỗi lầm gì ở mọi phương diện, là không thể chấp nhận được. Một tội ác tày trời như vậy là không thể hiểu nổi và không bao giờ được phép xảy ra.
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/8/17/429694.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/8/18/194678.html
Đăng ngày 20-08-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.