Bài viết của Trịnh Ngữ Yên, phóng viên báo Minh Huệ

[MINH HUỆ 28-07-2021] 22 năm đã trôi qua, nhưng cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc vẫn tiếp diễn. Để tưởng nhớ các học viên ở Trung Quốc đã qua đời vì cuộc bức hại, hàng năm, cứ đến ngày 20 tháng 7, các học viên Pháp Luân Đại Pháp trên khắp thế giới đều tổ chức nhiều hoạt động để nâng cao nhận thức về cuộc bức hại. Năm nay, các nhà lập pháp, ủy viên hội đồng và thành viên trong các cộng đồng Đài Loan đã bày tỏ sự ủng hộ đối với nỗ lực không mệt mỏi của các học viên nhằm chấm dứt cuộc bức hại. Họ lên án cuộc bức hại và kêu gọi cộng đồng quốc tế tham gia nỗ lực chấm dứt các hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng đang diễn ra ở Trung Quốc.

8908bd6d15939b9626acaf1f06f2d64a.jpg

Các nhân vật chính trị và lãnh đạo cộng đồng lên tiếng ủng hộ Pháp Luân Đại Pháp và kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại kéo dài 22 năm qua ở Trung Quốc. Trên cùng, từ trái sang phải, các nhà lập pháp Ngô Tư Dao, Lưu Trạo Hào, Thái Dịch Dư, Hoàng Tú Phương, Chung Giai Tân, Trần Tiêu Hoa. Dưới cùng, từ trái sang phải, nhà lập pháp Lâm Tuấn Hiến, các ủy viên hội đồng thành phố Trương Mậu Nam, Hồng Kiện Ích, Lý Khải Duy, Lý Dịch Đức, và Lâm Tương Đình.

Các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã soi đường cho nhân loại

Nhà lập pháp Ngô Tư Dao đã bày tỏ sự kính trọng đối với các học viên ở Trung Quốc, những người đang phải đối mặt với nguy hiểm to lớn nhưng vẫn tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền và tự do.

Bà cho biết: “Các học viên ở Trung Quốc phải đối mặt với áp lực ở khắp mọi nơi, nhưng họ vẫn tiếp tục làm điều chân chính. Hành động của họ đã soi đường cho nhân loại… Họ là hình mẫu cho những người theo đuổi tự do và nhân quyền.”

Nhà lập pháp Lưu Trạo Hào lên án sự tàn bạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với Pháp Luân Công. Ông nhấn mạnh rằng không một ai trên thế giới phải chịu nỗi sợ bị bức hại vì đức tin của mình. Ông Lưu nói: “Tôi cho rằng cuộc bức hại không phải là vấn đề giữa ĐCSTQ và các học viên Pháp Luân Đại Pháp. Mà đó là một vấn nạn mà tất cả các quốc gia coi trọng dân chủ và tự do đều phải đối mặt.”

Ông Lưu nhấn mạnh: “Không có quốc gia nào nên dùng tín ngưỡng như một công cụ để đàn áp người dân”. Ông kêu gọi mọi người đứng lên để lên án cuộc bức hại và bảo vệ giá trị phổ quát của quyền con người.

Ủng hộ phong trào chấm dứt cuộc bức hại và chấm dứt sự tàn bạo của ĐCSTQ

Nhà lập pháp Thái Dịch Dư cho biết: “Chúng ta hãy lên tiếng ủng hộ Pháp Luân Đại Pháp. Chúng tôi hy vọng rằng họ tiếp tục phơi bày cho thế giới thấy sự đàn áp của ĐCSTQ đối với đức tin và nhân quyền.”

Nhà lập pháp Hoàng Tú Phương nói: “ĐCSTQ được biết đến là một tổ chức đàn áp nhân quyền. Khi các học viên kháng nghị cuộc bức hại, tôi mong mọi người đứng lên và lên tiếng cho nhân quyền vì chúng ta cũng đang đấu tranh cho tương lai và tự do của chính mình.”

Nói về nỗ lực của các học viên trong việc chấm dứt cuộc bức hại, nhà lập pháp Chung Giai Tân cho biết: “Mọi người đều hiểu rằng nhân quyền cần được bảo vệ.” Ông tin rằng bất kỳ quốc gia dân chủ nào cũng sẽ ủng hộ các học viên vì đã vạch trần bản chất độc tài và tà ác của ĐCSTQ. Ông nhận định: “Tôi tin rằng đó là một phong trào tích cực.”

Nhà lập pháp Trần Tiêu Hoa cho biết bà cảm thấy đau lòng khi thấy những điều các học viên ở Trung Quốc đã phải chịu đựng và tiếp tục chịu đựng trong cuộc bức hại. Bà đặc biệt đau buồn khi biết đến sự tàn bạo của ĐCSTQ khi thu hoạch nội tạng từ các học viên còn sống bị giam giữ vì đức tin của họ. Bà lên án sự tàn bạo của ĐCSTQ và nói rằng nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng cho mục đích cấy ghép phải chấm dứt.

Tuyên dương lòng dũng cảm của các học viên

Nhà lập pháp Lâm Tuấn Hiến tôn trọng nỗ lực bền bỉ của các học viên trong việc chấm dứt cuộc bức hại.

Ông cho biết: “Tôi rất trân trọng những người can đảm và kiên định”. Ông tin rằng người dân Trung Quốc được khích lệ bởi những nỗ lực lên tiếng bảo vệ nhân quyền của các học viên Pháp Luân Đại Pháp. Ông nhấn mạnh rằng ĐCSTQ đã trở thành một mối đe dọa đối với sự ổn định của thế giới.

Ủy viên Hội đồng Thành phố Trương Mậu Nam nhận định, rằng ĐCSTQ quyết định tiêu diệt Pháp Luân Đại Pháp vì Đảng này nhận ra việc môn tu luyện này tốt ra sao và lo ngại điều đó sẽ đe dọa sự tồn tại của Đảng trong tương lai. Ông Trương ca ngợi các học viên đã kiên định trong 22 năm qua và hy vọng sẽ nhìn thấy các đạo lý và giá trị cốt lõi của Pháp Luân Đại Pháp trở thành một phần quan trọng của văn hóa Trung Quốc. Ông lên án sự độc tài của ĐCSTQ và hành vi cưỡng bức thu hoạch nội tạng tàn bạo từ các học viên còn sống.

Ủy viên Hội đồng Thành phố Hồng Kiện Ích tin rằng công lý sẽ được thực thi. Ông Hồng cho biết: “Những gì các học viên Pháp Luân Đại Pháp làm lúc này mang tính lịch sử và họ phải tiếp tục. Tôi tin rằng các chế độ độc tài nhất định sẽ đến ngày kết thúc.”

Ủy viên Hội đồng Thành phố Lý Khải Duy cho biết: “Chúng tôi đã và đang rất chú ý đến những gì đang xảy ra với các học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc. Mọi người nên nhận ra và lên án tội ác của ĐCSTQ.”

Mỗi khi Ủy viên Hội đồng Thành phố Lý Dịch Đức nghe nói về cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp, ông cảm thấy không thể tin được. Ông không thể tin rằng trong thời hiện đại này, lại có một chế độ đàn áp dã man những công dân tuân thủ luật pháp. Và cuộc bức hại ngày càng diễn biến tồi tệ hơn sau hơn 20 năm qua.

Ông hy vọng sẽ có nhiều người đứng lên ủng hộ Pháp Luân Đại Pháp và lên tiếng cho các học viên Đại Pháp. Ông khích lệ mọi người hiểu những đạo lý của Pháp Luân Đại Pháp và tin rằng Đài Loan sẽ bảo vệ các học viên.

Chân-Thiện-Nhẫn sẽ dẫn thế giới đến ánh sáng và hy vọng

Bà Lâm Tương Đình ngưỡng mộ sự kiên định của các học viên Pháp Luân Đại Pháp và tin rằng Chân-Thiện-Nhẫn sẽ dẫn thế giới đến ánh sáng và hy vọng. Bà nói: “Nền dân chủ của Đài Loan sẽ là sự ủng hộ mạnh mẽ nhất dành cho các bạn.”

Ông Trần Dịch Tề, người đứng đầu Đảng Xây dựng Nhà nước Đài Loan, cho biết đức tin vào Pháp Luân Đại Pháp cho phép các học viên có những mục tiêu cao cả hơn. Ông nói rằng việc các học viên không lo sợ trước sự đàn áp của ĐCSTQ chính là điều mà ĐCSTQ khiếp sợ nhất.

f77e423077dc2d2a5cd3b90a0093d811.jpg

Ông Trần Dịch Tề, người đứng đầu Đảng Xây dựng Nhà nước Đài Loan

Ông Trần tin rằng các học viên Đại Pháp đã có sự đóng góp đáng kể cho thế giới bằng cách vạch trần bản chất tà ác của ĐCSTQ.

Ông Trần phát biểu: “Sự tà ác của hành vi thu hoạch nội tạng từ các học viên còn sống phục vụ ngành công nghiệp cấy ghép là điều quá đỗi phi nhân tính. Nếu các học viên không nỗ lực bền bỉ nói cho mọi người biết sự thật, mọi người có thể vẫn coi ĐCSTQ như một tổ chức bình thường.”

Ủng hộ nỗ lực của các học viên nhằm chấm dứt cuộc bức hại

Luật sư Hoàng Đế Dĩnh, chủ tịch Hiệp hội Đài Loan Trường Tồn (Taiwan Forever), chia sẻ rằng đối với các học viên, thật không dễ dàng gì khi bị ĐCSTQ bức hại vẫn đấu tranh cho nhân quyền trong 22 năm qua. Các học viên đã tích cực giúp đỡ và liên tục vạch trần sự tàn bạo của ĐCSTQ trên các phương tiện truyền thông quốc tế. Điều này đã cho phép xã hội toàn cầu chú ý và hiểu ra bản chất tà ác của ĐCSTQ.

Ông Hoàng phát biểu: “Tập trung sự chú ý của quốc tế vào cuộc bức hại của ĐCSTQ để xã hội quốc tế không ngừng lên án sự tàn bạo của hành vi thu hoạch nội tạng. Đây là cách tốt nhất để kết thúc ĐCSTQ và cứu những người có thể bị bức hại bởi chế độ độc tài này trong tương lai.”

39145e8e06c1505af639f5d2d80ef5e1.jpg

Luật sư Hoàng Đế Dĩnh, chủ tịch Hiệp hội Đài Loan Trường Tồn

Ông Cao Vi Bang, Chủ tịch Hiệp hội Nạn nhân Đầu tư vào Trung Quốc (Victims of Investment in China Association), cho biết Hiến pháp Trung Quốc bảo vệ tự do tín ngưỡng và tự do ngôn luận. Cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp là sự vi phạm Hiến pháp của ĐCSTQ.

Ông Cao cho biết ĐCSTQ đã gây ra hơn 80 triệu cái chết phi tự nhiên ở Trung Quốc thông qua các chiến dịch chính trị trước đây của nó. Ông nói: “Điều này cho thấy luật pháp của ĐCSTQ là giả tạo và nó bảo vệ chính quyền của nó thông qua dối trá và bạo lực. ĐCSTQ là một băng đảng đàn áp người dân. Không có điều gì mà ĐCSTQ không dám làm. Nó đã đánh mất lòng dân và nhất định phải sụp đổ.”

2ab8fbfc4046db9a8aea86229ed44721.jpg

Ông Cao Vi Bang, Chủ tịch Hiệp hội Nạn nhân Đầu tư vào Trung Quốc

Việc truy tố tội ác chống lại nhân loại không có giới hạn thời gian

Trước ngày 20 tháng 7 năm nay, các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã thu thập được 3,87 triệu chữ ký từ người dân ở 37 quốc gia và khu vực, kiến nghị hệ thống tư pháp của Trung Quốc truy tố Giang Trạch Dân vì tội ác chống lại loài người và tội diệt chủng. Giang là cựu lãnh đạo Trung Quốc đã đơn phương phát động cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp vào ngày 20 tháng 7 năm 1999. Hơn 1,3 triệu người ở Đài Loan đã ký tên vào bản kiến ​​nghị này.

Giáo sư Tằng Kiến Nguyên, chủ tịch Trường Tân Dân Chủ, phát biểu rằng việc có hơn một triệu chữ ký từ Đài Loan cho thấy nhiều người dân ở Đài Loan đồng cảm và quan tâm đến nỗi khổ của các học viên ở Trung Quốc.

26ee4a64a7175982585f8ed199475b7c.jpg

Giáo sư Tằng Kiến Nguyên, chủ tịch Trường Tân Dân Chủ

Theo ông Tằng, cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân và chế độ của ông ta đã phạm tội ác chống lại loài người khi bức hại các học viên. “Đối với tội ác tày trời chống lại nhân loại này, theo Quy chế Rome được Tòa án Hình sự Quốc tế thông qua vào ngày 17 tháng 7 năm 1998, không có giới hạn đối với thời gian truy tố.”

Ông kêu gọi các bên ký kết Quy chế Rome truy tố và xét xử bất kỳ quan chức nào đã bức hại Pháp Luân Đại Pháp một khi họ đặt chân vào khu vực tài phán của họ.

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/7/28/428775.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/7/30/194351.html

Đăng ngày 05-08-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share