Bài viết của Tùng Bách

[MINH HUỆ 30-01-2021]

Đế chế La Mã là một trong những thời kỳ huy hoàng nhất trong lịch sử. Nhưng việc hành hình Chúa Jesus là một dấu hiệu xấu báo trước sự suy tàn và cuối cùng là sự sụp đổ của nó. Pontius Pilate, khi đó là thống đốc tỉnh Judea của La Mã, biết Chúa Jesus vô tội nhưng vẫn cứ chọn cách đóng đinh ngài trên thập tự giá, vì thế mà gây ra hậu quả nghiêm trọng trong lịch sử và cho tương lai.

Cúi đầu trước cái ác

Khi Chúa Jesus có nhiều môn đồ hơn, các linh mục và trưởng lão Do Thái sợ số người tôn thờ họ sẽ ít đi. Vì ghen tị, họ đã trả cho Judas 30 lượng bạc để phản bội Chúa Jesus. Sau khi bắt Chúa Jesus, các thầy tế đã xét xử, đánh đập và đưa ngài đến chỗ Pilate (Phi-la-tô).

“Tôi không tìm thấy cơ sở nào để buộc tội người đàn ông này”, Pilate nói với đám đông. Nhưng họ không nghe và vẫn tiếp tục buộc tội Chúa Jesus.

Khi nghe tin Chúa Jesus là người Galie thuộc quyền cai trị của Herod Đại đế, Vua xứ Judea, Pilate đã giao Chúa Jesus cho Herod. Herod và binh lính của ông đã nhạo báng, chế giễu Chúa Jesus trước khi trả ngài lại cho Pilate.

Dù rằng phóng thích một tù nhân vào lễ Quá Hải (Passover) đã trở thành truyền thống, nhưng đám đông thà thả tên tội phạm Barabbas, chứ không thả Chúa Jesus. Mặc dù Pilate đã quất mấy roi vào Chúa Jesus, ông vẫn hỏi đám đông có thể thả Chúa Jesus ra không, nhưng đám đông vẫn tiếp tục hò hét: “Đóng đinh đi! Đóng đinh đi!”

“Ông không muốn nói với tôi sao?”, Pilate nói với Chúa Jesus. “Ông không nhận ra rằng tôi có quyền giải thoát hay đóng đinh ông sao?”

Chúa Jesus đáp: “Ngươi chẳng có quyền gì với ta nếu không phải vì bên trên trao cho ngươi quyền đó. Bởi vậy, kẻ giao ta cho ngươi mắc tội nặng hơn.”

Khi đám đông tiếp tục đòi đóng đinh Chúa Jesus, Pilate đã rửa tay trước mặt đám đông, tuyên bố rằng “Tôi vô tội khi người đàn ông này chảy máu. Chính các vị mới phải chịu trách nhiệm!“

“Máu của hắn vấy trên chúng ta và trên con cái của chúng ta!”, đám đông hét lên.

Cuối cùng, Pilate đã kết án đóng đinh Chúa Jesus.

Cái giá của hành động đi ngược lại lương tâm

Pilate biết Chúa Jesus vô tội, nhưng ông đã nhượng bộ trước đám đông và quyết định xử tử ngài. Như vậy, Pilate đã cúi đầu trước cái ác và tự phong bế số phận của mình.

Pilate còn có rất nhiều điểm hóa khác. Con trai của ông đã được Chúa Jesus chữa khỏi bệnh, vợ ông cũng tin vào Chúa Jesus. Vợ ông đã cố gắng ngăn ông lại. “Chúng ta không thể làm gì với người đàn ông vô tội đó”, bà viết. Nhưng Pilate không nghe.

Một số hiện tượng siêu nhiên đã xảy ra khi Chúa Jesus qua đời, bóng tối phủ xuống, bức rèm ở đền thờ bị xé làm đôi từ trên xuống dưới, mặt đất rung chuyển, đá tách ra. “Chắc chắn ông ấy là Con của Đức Chúa Trời rồi!” mọi người cảm thán.

Pilate cũng phải chịu số phận bi đát. Ông bị lưu đày và bị tịch thu tài sản. Vài năm sau, ông đã tự sát.

Judas cũng sống trong đau khổ sau khi phản bội Chúa Jesus. Ngay cả các thầy tế Do Thái và các trưởng lão đã trả tiền cho ông cũng khinh thường ông. Trong sự hối hận, ông ta trả lại 30 lượng bạc và nói, “Tôi đã phạm tội, vì tôi đã phản bội dòng máu vô tội.”

“Nó có nghĩa gì đối với chúng tôi?”, các linh mục trả lời, “Ngươi phải chịu thôi.” Rồi Judas ném tiền vào đền thờ và bỏ đi. Sau đó, ông ta đã trốn đi và treo cổ tự vẫn. Sau đó, các linh mục nói: “Bỏ thứ này vào ngân khố là phạm pháp, vì tiền này vấy máu rồi.”

Bức hại tôn giáo thời hiện đại ở Trung Quốc

Tương tự như thảm kịch nói trên, một số cuộc bức hại tôn giáo cũng đã xảy ra trong lịch sử Trung Quốc. Trạch Trọng Khản, một quan lại thời nhà Tùy đã hãm hại thiền sư Huệ Khả, khiến thiền sư bị chết oan. Một số hoàng đế cũng bức hại Phật giáo như Ngô Đế của Bắc Chu, Thái Vũ Đế của Bắc Ngụy, Vũ Tông Đế nhà Đường, và Thế Tông Sài Vinh thời Hậu Chu.

Đáng buồn thay, bức hại tôn giáo vẫn xảy ra ở Trung Quốc ngày nay. Vào tháng 7 năm 2019, cảnh sát thành phố Thừa Đức, tỉnh Hà Bắc đã bắt giữ 34 người dân khi họ đang đọc các bài giảng của Pháp Luân Công, một môn thiền dựa trên nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn. Một số người trong số họ sau đó đã được thả, nhưng 13 người vẫn tiếp tục bị giam giữ cho dù đang xảy ra đại dịch.

Các quan chức đã tiến hành xét xử những học viên này tại Tòa án Quận Loan Bình vào ngày 28 tháng 9 năm 2020. 11 luật sư đã biện hộ cho họ. Công tố viên Bảo Chấn Hiền của Viện kiểm sát Loan Bình, đã nói với các luật sư trước phiên tòa, “Tôi đã đọc quá nhiều tài liệu chân tướng về Pháp Luân Công. Tôi biết họ đều là người tốt. Anh hãy cứ bào chữa cho họ theo cách anh muốn trước tòa. Thực ra, tôi biết quá rõ những gì anh định nói. Nhưng dù anh có biện hộ cho họ như thế nào, chúng tôi vẫn sẽ tuyên án họ theo chỉ thị từ cấp trên.”

Thẩm phán chủ tọa Triệu Á Quân cũng nói, “Họ [những học viên này] là những người tốt. Mấy ngày nay, tôi nhận được rất nhiều cuộc điện thoại từ nước ngoài về vụ này.”

Song, những học viên này đã bị kết án lên đến sáu năm tù và bị phạt tiền.

Những sự việc như thế này đã xảy ra khắp nơi ở Trung Quốc kể từ tháng 7 năm 1999, khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động một chiến dịch bức hại Pháp Luân Công trên toàn quốc. Theo báo cáo của Minh Huệ, chỉ riêng năm 2020, đã có 622 học viên Pháp Luân Công thuộc mọi tầng lớp xã hội đã bị kết án tù vì đức tin của họ. Họ là những nhân viên gương mẫu, tỷ phú, giáo sư đại học, tiến sỹ, giáo viên, quan chức chính phủ, cảnh sát, nhà báo, cán bộ quản lý thuế, kỹ sư, chuyên gia CNTT, kế toán, dịch giả, quản lý, chủ doanh nghiệp, chủ tịch bệnh viện, quan chức thị trấn, v.v.

Hậu quả khi phản bội lương tâm

Như trong các trường hợp đã đề cập bên trên, một số quan chức biết các học viên Pháp Luân Công vô tội, nhưng họ vẫn làm điều ác dưới danh nghĩa chấp hành mệnh lệnh của ĐCSTQ. Khi các vụ việc ngày càng gia tăng, không chỉ những quan chức này mà bản thân ĐCSTQ sẽ phải đối mặt với hậu quả nghiêm trọng vì những tội lỗi này.

Tống Thế Húc và Lương Đông Hoa của Tòa án Trung cấp Thành phố Hứa Xương ở tỉnh Hà Nam đều rất tích cực trong việc bức hại các học viên Pháp Luân Công. Một số học viên, bao gồm bà Thẩm Nguyệt Hồng, ông Vương Hải Tùng, bà Thường Thanh, ông Bạch Hồng Mẫn, bà Khuất Xuân Vinh đã bị kết án từ ba đến năm năm. Phiên tòa của họ được tổ chức bí mật và không cho người nhà tham dự.

Ngày 10 tháng 7 năm 2020, cả Tống và Lương đều bị điều tra. Sau đó, họ bị cách chức vào tháng 1 năm 2021.

Hứa Xương là một trong những khu vực bức hại Pháp Luân Công khốc liệt nhất. Một số quan chức khác cũng chịu quả báo vì hành động của mình, như Địch Hóa Phu, cục trưởng Cục Cảnh sát Hứa Xương, chết vì bệnh ung thư; Lý Dần Thu, phó cục trưởng Cục Cảnh sát Hứa Xương, bị hạ bệ; Xie Youcang, Giám đốc Phòng 610 Xương Thành, đột ngột qua đời. Một số quan chức khác cũng bị cách chức và bị điều tra như Triệu Chấn Hồng, cựu bí thư đảng ủy Ủy ban Chính trị và Pháp luật Hứa Xương, Triệu Quốc Lượng, cựu phó viện trưởng Viện Kiểm sát Hứa Xương, Chu Kiến Anh, cựu phó chủ tịch tòa án trung cấp Hứa Xương, Vương Tân Diệu, cựu thẩm phán của Tòa án Trung cấp Hứa Xương và Bành Kiệt, cựu phó cục trưởng Cục Cảnh sát Hứa Xương.

Ở các khu vực khác cũng xảy ra tình huống tương tự. Ít nhất 527 quan chức ở Bắc Kinh đã phải lãnh hậu quả, trong đó, 163 người thuộc hệ thống tư pháp, bao gồm cơ quan hành pháp, viện kiểm sát và tòa án.

Thượng Hải, thành phố lớn nhất Trung Quốc, cũng đã tham gia rất nhiều vào cuộc bức hại. Lời chứng của ông Lục Thọ Hằng, một cư dân Thượng Hải hiện đang sống ở Hoa Kỳ, đã tiết lộ việc người thân của ông là bà Châu Thanh và ông Mao Thục Bình, đã tham gia cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống.

Ít nhất 75 người ở Thượng Hải đã phải lãnh hậu quả vì tham gia bức hại Pháp Luân Công. Trong đó, 38 người thuộc hệ thống tư pháp. Ngụy Chí Vân, trưởng bộ phận an ninh nội địa ở quận Bảo Sơn, từng tuyên bố: “Tôi không tin có quả báo. Tôi sẽ làm mọi thứ cho ĐCSTQ vì Đảng trả tiền cho tôi. Người ta trước sau cũng phải chết, tôi không sợ.” Cô ta còn thóa mạ nhà sáng lập Pháp Luân Công. Khoảng 20 ngày sau, cô ta bị đột quỵ và mất khả năng kiểm soát thân thể, cô ta qua đời không lâu sau đó với khuôn mặt và cơ thể biến dạng. Khi đó, cô ta chỉ mới 42 tuổi.

Kể từ khi ĐCSTQ nắm quyền vào năm 1949, nó đã gây ra khoảng 80 triệu cái chết bất thường. Cuộc bức hại Pháp Luân Công từ năm 1999 cũng gây ảnh hưởng đến cuộc sống và gia đình của khoảng 100 triệu học viên, và cũng gây ra rất nhiều cái chết.

Khi xem xét kỹ lưỡng đại dịch virus corona, sẽ thấy lộ tuyến của nó đi qua những nơi chịu ảnh hưởng của ĐCSTQ. Đại dịch này bắt đầu ở Vũ Hán, nơi mà Đài Truyền hình Vũ Hán sản xuất đoạn video dài sáu giờ đồng hồ đầu tiên vào năm 1999 để bôi nhọ Pháp Luân Công, sau đó video này được sử dụng để thuyết phục các quan chức hàng đầu bức hại Pháp Luân Công. Trong khi Vũ Hán là tâm chấn của virus, các khu vực khác mà Pháp Luân Công bị bức hại nặng nhất cũng có số ca nhiễm cao, như thành phố Thẩm Dương, thành phố Cáp Nhĩ Tân, thành phố Tề Tề Cáp Nhĩ, tỉnh Tứ Xuyên và tỉnh Tân Cương.

Tất cả những sự kiện này cho chúng ta thấy bảo vệ lương tâm và giúp đỡ người vô tội có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sức khỏe và sự thịnh vượng của mỗi người.

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/1/30/419268.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/4/25/192027.html

Đăng ngày 02-05-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share