Bài viết của Lãng Nguyệt

[MINH HUỆ 15-04-2021] ”Trên đầu ba thước có Thần linh” là một câu nói được nhiều người biết đến. Bất kể đó là lời chúc phúc hay thể hiện lòng kính Trời, thì con người vẫn luôn tràn đầy lòng cảm ân và kính úy đối với trời đất. Nó bắt nguồn từ cội nguồn tinh thần “Thiên nhân hợp nhất” của dân tộc Trung Hoa.

Từ thời nhà Thương, Chu cho đến vương triều phong kiến cuối cùng là Đại Thanh, quân vương của mỗi triều đại đều biết cần phải thuận theo đạo Trời, thuận ứng ý dân. Vào thời cổ đại, lúc con người nhìn ngắm thiên không, họ thường cảm thán trời cao vời vợi, nhưng không phải vì thế mà nhạt nhòa về sự tồn tại của Thần linh. Trong lịch sử có khá nhiều ghi chép chân thật, chúng có thể phản ánh xuất ra truyền thống đạo đức của nền văn hóa Trung Hoa kính Trời yêu dân.

Mưa sợ rút thuế

Trong “Nam Đường thư” có ghi chép, lúc hoàng đế Nam Đường là Lý Thăng còn tại vị, do thuế quan quá nhiều nên lão bách tính rất khổ sở. Có một năm, địa khu ở kinh thành gặp đại hạn, hoàng đế đang cử hành yến tiệc tại vườn hoa phía bắc. Hoàng đế hỏi các quan đại thần: “Bây giờ ngoài nơi biên cương trời đều đổ mưa, duy chỉ có kinh thành không có mưa, không biết là trong lao ngục của chúng ta có án oan đi ngược với ý trời hay không?”

Trường Thân Tiệm ở giáo phường cao giọng cười to: “Trận mưa này là sợ rút thuế nên nó không dám tiến vào kinh thành!” Lý Thăng cười lớn, sau đó ông đã hạ lệnh miễn trừ toàn bộ các khoản thu thuế thêm vào. Không lâu sau, trời liền đổ mưa ở kinh thành. Chúng thần ai nấy cũng kinh ngạc, quả thật là “ông Trời có mắt”.

Về sau, Lý Thăng còn rút bài học giáo huấn từ một số hoàng đế trong quá khứ vì sống xa xỉ và hoang dâm vô đạo dẫn tới vong quốc, cho nên ông rất chú ý đến việc tiết kiệm. Chuyên cần chính sự, chấn hưng lợi ích, bài trừ tệ nạn, thay đổi pháp cũ, cải cách chế độ thuế quan, nhờ đó quốc gia ngày càng trở nên hùng mạnh, quy phục nhân tâm.

Hoàng đế Khang Hy đi bộ đến Thiên Đàn cầu mưa

Hoàng đế Khang Hy bàn đến đạo trị quốc, điều đầu tiên ông nhắc đến chính là thu thuế quốc gia. Ông nói: “Hiện nay nghĩ đến đạo giáo dục dân chúng, không thể không nới lỏng trưng thu thuế.” (trích quyển 160 trong “Thanh thánh tổ thực lục”)

Sau khi Khang Hy tự mình chấp chính, gần như mỗi năm đều lưu lại ghi chép miễn trừ thu thuế đất và thuế đinh. Tháng 11 năm Khang Hy thứ 48 (1709), quan hộ bộ Trương Bằng Cách tấu báo: “Thần xem lại sổ sách hộ bộ. Kể từ năm Khang Hy thứ 1 cho đến hôm nay, tiền thuế gần như được miễn trừ toàn bộ, quả là một việc từ xưa đến nay chưa từng có.” (trích quyển 24 trong “Thanh thánh tổ thực lục”) Dựa theo ghi chép cục bộ của từng tỉnh, huyện về miễn giảm thu thuế, từ năm Khang Hy thứ 1 đến năm Khang Hy thứ 50, tổng cộng số tiền thuế miễn giảm hơn 400 lần.

Thánh vương không chỉ ban ân huệ cho dân chúng, hơn nữa còn giáo hóa bách tính đề cao đạo đức, sau khi đạo đức trở nên cao thượng, thượng thiên tự nhiên sẽ ban phúc cho con người. Gặp phải thiên tai nhân họa thì nhất định phải cầu nguyện, đây chính là phương thức cầu an được hoàng đế và lão bách tính sử dụng ở Trung Quốc trong ba nghìn năm qua.

Năm Khang Hy thứ 17 (1678) và thứ 18 (1679), trong hai năm liên tiếp nam bắc đều gặp đại hạn. Hoàng đế Khang Hy đã từng hai lần đi bộ đến Thiên Đàn cầu mưa. Ông đi bộ một mạch từ Cố Cung đến Thiên Đàn, thành khẩn nghĩ lại những thiếu sót khi chấp chính, cầu nguyện thượng thiên ban phúc cho dân chúng. Ông hết mực thành tâm cho nên lần nào cũng có Thần tích hóa giải tai nạn.

Loại cầu nguyện này là quan niệm “Thiên nhân cảm ứng” được kế tục kéo dài trên thân các hoàng đế triều Thanh. Không chỉ như vậy, các hoàng đế triều Thanh thường hay xem thiên tai nhân họa thành như “Thiên tượng cảnh báo”, từ đó tìm ra “nguyên do chiêu mời tai họa”.

Trong “Thế tông thực lục” có ghi chép, hoàng đế Ung Chính chuyên cần chính sự nhiều lần phê duyệt, phàm nơi nào gặp phải tai họa hạn hán và lũ lụt đều là do con người gây ra, hoặc là có thiếu sót về chính vụ triều đình, hoặc là tổng đốc tuần phủ lạm dụng quyền chức, hoặc là thái thú tri huyện không đủ năng lực đảm đương trách nhiệm. Hoặc là trong một vùng đó, nhân tâm gian xảo giả dối, phong tục không đủ phúc hậu. Những tình huống này đủ để mạo phạm hòa khí của trời đất, từ đó chiêu mời tai ương.

Địa phương nào chiêu mời tai họa, quan viên tấu báo lên thì hoàng đế Ung Chính bèn phê duyệt: Xem tuần phủ các khanh như thế, trẫm biết rõ nơi đó ắt sẽ không có mùa màng bội thu. Trời đổ mưa đá, cớ sao chỉ giáng xuống vùng đất thuộc về các khanh cai quản, quả thật là quá kỳ lạ, quá đáng sợ. Các khanh làm quan không thích đáng, cần phải chú ý. Đốc phủ thế nào sẽ có tuổi thọ thế ấy. Đạo Trời thuận theo người, nhanh quá thực ra sẽ khiến con người sinh ra sợ sệt. Tại đốc phủ các tỉnh trực thuộc, dung lượng nhỏ hẹp, hồ đồ vô tri, không giống như hai khanh. Vừa đến Hồ Nam thì họa nước đến; điều đến Giang Tây thì hạn hán về, đi Cam Túc lại gặp mưa đá. Quả là kỳ lạ làm sao!

“Thiên nhân cảm ứng” là một cách nhìn căn bản nhất về mối liên hệ tương hỗ giữa con người và vũ trụ của người Trung Quốc thời xưa. Người xưa cho rằng Trời và người có thể cảm ứng lẫn nhau. Thiên tượng và sự việc nơi thế gian con người biến chuyển trực tiếp đối ứng với nhau. Trời là chủ tể của con người, vận mệnh xã hội cho đến sự tồn tại của họa phúc cát hung ban cho con người. “Hoàng thiên vô thân, duy đức thị phụ” (tạm dịch: Trời xanh không kể thân thích, chỉ trợ giúp người có đức). Hành vi thiện ác của con người có thể bị Trời cảm ứng thấy, tức là “thiên chi chiếu nhân, dữ kính vô dị” (tạm dịch: Trời xanh chiếu rọi con người không khác gì chiếc gương soi), “vi thiện, thiên địa tri chi; vi ác, thiên địa diệc tri chi” (tạm dịch: làm việc thiện, trời đất biết; làm việc ác, trời đất cũng biết).

“Thiên nhãn” này không phải là “thiên nhãn” kia

Khoa học hiện đại phóng vệ tinh lên trời, nó cho rằng không gian vật chất bất quá chỉ là như vậy thôi, nó gọi vệ tinh là “thiên nhãn”, đâu đâu cũng thấy khẩu hiệu nào là che phủ toàn bộ mặt đất và chinh phục tự nhiên, nó sớm đã quên mất kính ngưỡng đối với Thần linh trong quá khứ. Sau khi vệ tinh “Bắc Đẩu” của Trung Quốc đại lục được phóng lên thành công, không ít tạp chí truyền thông đã đăng tải bài viết: “Vệ tinh Bắc Đẩu: ‘Thiên nhãn’ của Trung Quốc nhìn cả thế giới”. Nhưng cái thứ gọi là “thiên nhãn” này khác xa một trời một vực so với “thiên nhãn” trong ý nghĩa truyền thống, nó đã hoàn toàn bẻ cong hàm nghĩa vốn có.

Với sự trợ giúp của vệ tinh, Trung Cộng chi một khoản tiền khổng lồ để kiểm soát toàn diện đối với 1,4 tỷ người Trung Quốc. Nó đã làm ra hệ thống kiểm soát quốc gia với quy mô khổng lồ chưa từng có. Theo báo cáo của tờ “Daily Mail” của Anh quốc, chính quyền Trung Cộng mấy năm nay vẫn luôn dốc sức thúc đẩy hệ thống kiểm soát toàn dân “Thiên Nhãn” (Mắt Thần). Trang mạng nước ngoài Surfshark mới đây cho ra lò một bài báo cáo cho thấy, số lượng camera giám sát ở Bắc Kinh đã chạm mốc 1,15 triệu cái, hiện đứng đầu thế giới.

Trang mạng đánh giá dịch vụ thông tin người tiêu dùng Anh quốc Comparitech cũng từng tiến hành phân tích về dân số toàn cầu ở 150 thành phố, sau khi lấy tỉ lệ dân số để tính toán mật độ camera giám sát thì phát hiện có 18 thành phố ở Trung Quốc nằm trong số 20 thành phố có mật độ camera cao nhất thế giới. Trên thế giới không có bất cứ quốc gia nào trưng thu khoản tiền thuế khổng lồ, không màng hậu quả, và ngược lại sử dụng nó để kiểm soát người dân như quốc gia của Trung Cộng.

Mấy ngày gần đây, tài xế xe tải Kim Đức Cường ở Hà Bắc bị phát hiện rớt mạng hệ thống định vị Bắc Đẩu, ông bị chính quyền phạt tiền nên đã tự sát. Sự việc thu hút sự chú ý của dư luận về hệ thống Bắc Đẩu, nhưng Trung Cộng đã chối bỏ trách nhiệm hết lần này đến lần khác, nó cho rằng việc này không có liên quan gì tới hệ thống Bắc Đẩu.

Một vài cư dân mạng đã lên tiếng:

“Cưỡng chế tài xế xe tải lắp đặt hệ thống Bắc Đẩu, hơn nữa còn thu phí lắp đặt và phí phục vụ giá cao, tất cả đều là sự thật! Làm sao không có liên quan gì đến Bắc Đẩu! Liệu nó thực sự dùng tốt vậy sao?” “Cuộc sống của người ở giai tầng thấp không hề dễ dàng, có một số đơn vị chỉ màng đến thu lợi cá nhân, hoàn toàn không màng đến cuộc sống của người thuộc giai tầng thấp.”

Có việc còn quá đáng hơn, đó là trực tiếp lợi dụng camera giám sát tạo ra “bẫy phạt tiền”. Mấy ngày gần đây, có một mẩu tin tức được công bố, tại một đoạn đường cao tốc xây dựng phạm pháp ở tỉnh Quảng Đông đã có 620 nghìn người bị “cảnh sát điện tử” xử phạt tổng cộng 120 triệu nhân dân tệ. Năm nay, trong đoạn thời gian diễn ra “lưỡng hội” và Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc của Trung Cộng, luật sư Hàn Đức Vân của công ty luật sư Tác Thông ở Trùng Khánh đã đề xuất ngăn chặn việc lạm dụng lắp đặt và sử dụng “cảnh sát điện tử”. Ông Hàn đã tiết lộ nhiều nội tình về việc cơ quan quản lý giao thông vì tư lợi mặc sức mở rộng lắp đặt “bẫy phạt tiền”.

Không chỉ về giao thông, Trung Cộng hiện đang tích hợp hệ thống camera vào trong các hệ thống thu thuế thường ngày khác. Ở trên mạng chúng ta có thể xem thấy: “Cục thuế đất bắt đầu sử dụng biện pháp thu thuế ‘camera giám sát’”, “Thuế vụ dựa trên nền tảng big data, tích cực khám phá mô thức ‘camera giám sát’, thu thập thông tin mẫu, tăng cường kiểm soát nguồn thuế.”

Dữ liệu công khai cho thấy: Năm 2016, GDP của Trung Quốc là 74,41 nghìn tỷ nhân dân tệ, lợi nhuận tài chính của Trung Quốc là 16 nghìn tỷ nhân dân tệ, thêm vào nguồn quỹ bảo hiểm xã hội 5,3 nghìn tỷ nhân dân tệ, lợi nhuận nguồn quỹ chính phủ trên toàn quốc là 4,66 nghìn tỷ nhân dân tệ, trong đó lợi nhuận từ chuyển nhượng đất đai là 3.745,7 tỷ nhân dân tệ, lợi nhuận kinh doanh nguồn vốn quốc hữu toàn quốc là 269,193 tỷ nhân dân tệ. Nếu như thêm vào hàng chục tỷ tiền phạt giao thông trên khắp cả nước, thì tổng số tiền của mấy hạng mục chính sẽ lên đến 27 nghìn nhân dân tệ! Các loại thuế và chi phí công khai thu vào vượt quá 1/3 giá trị GDP. Nếu tính thêm các khoản thuế và chi phí không công khai, cho đến những khoản tham nhũng hủ bại không nhìn thấy mặt trời, thì gánh nặng thuế quan của Trung Quốc rõ ràng vượt xa rất nhiều so với các nước Âu Mỹ giàu có và phát triển trên thế giới.

Nguyên phó cục trưởng Tổng cục thuế quốc gia Hứa Thiện Đạt đã từng công khai lên tiếng: Gánh nặng thuế vĩ mô của Trung Quốc cao đến 44%! Đòn hạ thủ thường thấy của Trung Cộng là nhấn mạnh những thứ mang lợi ích liên quan với Đảng thành như lợi ích quốc gia để mê hoặc người ta. Ở một phương diện khác, nó lại công nhiên hô hào khẩu hiệu: “Hôm nay không nộp thuế, ngày mai ngủ trong tù.”

Bạo lực cướp bóc là bản tính của Đảng cộng sản

“Tuyên ngôn Đảng cộng sản” công khai viết: “Mục đích của những người đi theo Đảng cộng sản chỉ có dùng bạo lực lật đổ toàn bộ chế độ xã hội hiện có thì mới đạt được.”

Engels từng nói: “Cách mạng chính là một bộ phận người dùng báng súng, lưỡi lê, đạn pháo, tức là sử dụng thủ đoạn quyền lực cưỡng bức một bộ phận những người khác tiếp thu chí hướng của mình. Chính đảng giành lấy thắng lợi nếu không muốn đánh mất thành quả mà bản thân mình nỗ lực giành được, thì ắt phải mượn vũ khí của nó để tạo ra sợ hãi cho phe phản động, từ đó duy trì sự thống trị của mình.”

Năm 1917, Lenin đã từng ký tên vào một văn kiện được bảo tồn cho đến hôm nay, ông ta nói: “Bắt giữ ít nhất 100 phú nông, công khai xử quyết những người này và treo thi thể bọn họ ở đằng kia để cho những người ở gần đó vài trăm dặm đều biết, như vậy họ sẽ sợ đến run rẩy.”

Vào thời đại Lenin và Stalin, nếu nhà nào có đồ quý giá, thì quốc gia nhất định buộc họ cống nạp. Nếu như nhà nào tàng trữ đồ quý, giấu giếm không trình báo, thì sau khi bị hàng xóm hoặc đồng nghiệp mật báo, những người trong nhà này đều bị bắt giữ cho đến khi họ nộp hết đồ quý mới thôi. Stalin truy cầu tăng tốc công nghiệp hóa, vì để đạt được mục đích này nên quốc gia đòi hỏi những thứ đồ quý giá để làm nguồn vốn. Lúc huyện thành không còn đồ quý có thể thu nạp thì cần phải bắt đầu cướp bóc ở nông thôn.

Lenin nói: “Giai cấp vô sản chuyên chính không phải là kết thúc đấu tranh giai cấp, mà là đấu tranh giai cấp đang tiếp tục dưới hình thức mới.” Điều này chỉ rõ huấn luyện thù hận của Đảng cộng sản ắt phải liên tục tiến hành không dừng.

Trung Quốc vào năm 1950, người dân vừa mới bước ra từ khói lửa chiến tranh, nhưng lại bị tai họa khác bao trùm. “Trấn phản” và “cải cách ruộng đất” nhắm thẳng vào nông thôn, “tam phản ngũ phản” là vận động thảm sát bên trong thành phố.

Thị trưởng Thượng Hải đương thời là Trần Nghị mỗi tối đều ngồi trên ghế sofa cùng một tách trà xanh lắng nghe báo cáo, hỏi han một cách thư thái: “Hôm nay lại có bao nhiêu ‘lính nhảy dù’?” Thực tế là ông ta đang hỏi có bao nhiêu thương nhân nhảy lầu. Vận động “ngũ phản” khiến cho hết thảy các nhà tư bản tháo chạy khỏi kiếp nạn. Phong trào “chống trộm thuế, lậu thuế” tính toán tiền thuế kể từ khi Thượng Hải mở cửa vào giữa những năm Quang Tự, dù cho nhà tư bản có bán cả gia sản cũng không thể nộp nổi “tiền thuế”. Họ muốn chết nhưng không thể nhảy xuống sông Hoàng Phố, bởi vì làm vậy sẽ bị nói là bỏ trốn sang Hồng Kông và gia quyến tiếp tục chịu bức bách, cho nên họ chỉ còn cách nhảy lầu tự vẫn để cho Trung Cộng nhìn thấy thi thể thì mới xong chuyện. Người ta nói rằng thời đó không ai dám đi hai bên các tòa nhà cao tầng ở Thượng Hải vì sợ đột nhiên bị người nhảy lầu rơi trúng.

Lịch sử của Trung Cộng chính là những trang sử lấy lời nói dối mở đường, lấy bạo lực liên tục duy trì cướp bóc. Truyền thống yêu dân như con, nhân từ bảo vệ muôn loài trong văn minh Trung Hoa cổ xưa đã bị phá hoại hoàn toàn không còn tồn tại nữa. Tuy vậy, với ý trời trong chốn u minh, lịch sử sớm đã chú định vận mệnh chung cuộc Trung Cộng tất sẽ diệt vong.

Lời kết

Trung Cộng lợi dụng “camera giám sát” để kiểm soát toàn dân và thu lợi bất hợp pháp, thực sự là tính toán hoàn toàn có lợi cho nó. Tuy nhiên, ngay dưới sự phong tỏa dường như không có khe hở này, đã có 370 triệu người dân Trung Quốc thoái xuất khỏi Đảng, Đoàn, Đội trên trang web tam thoái của The Epoch Times ở hải ngoại. Họ đã nhìn rõ bản chất Đảng cộng sản là thứ u linh đến từ phương Tây, dũng cảm nhảy khỏi con thuyền của ma đỏ, lặng lẽ chờ đợi Trung Hoa đại địa nghênh đón một ngày quang minh và thuần tịnh!

(Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org)


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2021/4/15/423378p.html

Đăng ngày 26-04-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share