Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở Bắc Kinh

[MINH HUỆ 11-09-2020] Trở thành kinh đô từ thời nhà Minh vào năm 1403, Bắc Kinh đã đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì nền văn minh Trung Hoa. Tuy nhiên, sau khi Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lên nắm quyền vào năm 1949, thành phố này đã trở thành nơi mà ĐCSTQ đã ban hành vô số chính sách và mệnh lệnh nhằm xóa sổ các giá trị văn hóa truyền thống và đàn áp nhân dân.

Một ví dụ điển hình là cuộc đàn áp Pháp Luân Công, một pháp môn thiền định dựa theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Vào ngày 10 tháng 6, sau khi cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân quyết định đàn áp Pháp Luân Công vào tháng 4 năm 1999, ông ta đã thành lập ra Phòng 610, một cơ quan ngoài vòng pháp luật và công khai phát động một cuộc đàn áp Pháp Luân Công trên phạm vi toàn quốc vào ngày 20 tháng 7. Phòng 610 kể từ đó đã chỉ đạo các cơ quan thực thi pháp luật và các bộ phận tư pháp bắt giữ và truy tố các học viên Pháp Luân Công.

Trong suốt 21 năm qua, một số lượng lớn các học viên vô tội đã bị sách nhiễu, giam giữ, bỏ tù, và tra tấn vì đức tin của mình. Nhiều người còn bị bức hại về tinh thần và thậm chí bị mổ cướp nội tạng. Dựa theo thông tin được thu thập từ trang web Minh Huệ, đã có hơn 4.500 học viên Pháp Luân Công bị mất mạng trong cuộc bức hại này. Do sự kiểm duyệt thông tin và phong tỏa mạng Internet ở Trung Quốc, con số thực tế còn lớn hơn nhiều.

Bất chấp những nỗ lực không mệt mỏi của các học viên để giảng chân tướng về Pháp Luân Công và vạch trần những lời dối trá của ĐCSTQ chống lại Pháp Luân Công, một số người, bao gồm các sỹ quan cảnh sát và quan chức chính phủ, vẫn lựa chọn hành động trái với lương tâm của họ và mù quáng tuân theo lệnh bức hại.

Tục ngữ Trung Quốc có câu: “Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”, cũng giống như niềm tin của người phương Tây cho rằng con người phải chịu trách nhiệm cho những hành động của mình. Không may là, nhiều thủ phạm liên quan đến cuộc bức hại Pháp Luân Công đã phải đối mặt với quả báo thảm khốc. Bài báo này xin chia sẻ các trường hợp xảy ra ở Bắc Kinh. Chúng tôi hy vọng nó sẽ là lời cảnh tỉnh đối với những ai vẫn còn theo ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công.

Chính phủ trung ương ĐCSTQ

Những trường hợp gặp quả báo trong cơ quan chính phủ Trung ương ĐCSTQ có liên quan đến 527 người, bao gổm 163 người thuộc hệ thống tư pháp (cụ thể là cảnh sát, viện kiểm sát, và tòa án), 119 người thuộc các cơ quan chính phủ cấp cao, 89 người thuộc các cơ quan nhà nước và tư nhân, 89 người thuộc các cơ quan chỉnh phủ cấp thấp, và 67 người thuộc Phòng 610 và Ủy ban Chính trị và Pháp luật (PLAC), một cơ quan tư pháp được trao quyền làm việc với Phòng 610 để giám sát và thực hiện cuộc đàn áp Pháp Luân Công.

Dưới đây là một số ví dụ có liên quan đến những người ở Phòng 610 và PLAC.

La Cán, nguyên Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương (1998-2007), bị kiện ở nhiều quốc gia vì có liên quan đến cuộc đàn áp Pháp Luân Công.

Lưu Kinh, nguyên Trưởng phòng Phòng 610 Trung ương (2001-2009), bị kiện ở nhiều quốc gia vì liên quan đến cuộc bức hại Pháp Luân Công.

Lý Lam Thanh, thành viên sáng lập và đồng thời là đội trưởng đội Lãnh đạo Phòng 610 Trung ương (1999-2002), bị kiện ở Paris, Pháp vì liên quan đến cuộc bức hại Pháp Luân Công.

Chu Vĩnh Khang, nguyên đội trưởng đội Lãnh đạo Phòng 610 Trung ương (2007-2012), bị kết tội tham nhũng, lạm dụng quyền lực, và những tội danh khác vào năm 2015, và bị kết án tù chung thân.

Lý Đông Sinh, nguyên Trưởng phòng Phòng 610 Trung ương (2009-2013), bị kết án 15 năm tù vào năm 2016.

Vương Mậu Lâm, nguyên Trưởng phòng Phòng 610 Trung ương (1999-2001), bị kiện ở nước ngoài vì liên quan đến cuộc bức hại Pháp Luân Công.

Cổ Xuân Vượng, nguyên Phó đội trưởng đội lãnh đạo Phòng 610 Trung ương, bị kiện ở nước ngoài vì có liên quan đến cuộc bức hại Pháp Luân Công.

Trương Văn Nghệ, nguyên thành viên Phòng 610 tại Cục Quản lý Phát thanh và Truyền hình Quốc gia, đã chết vì ung thư gan.

Quách Truyền Kiệt, nguyên Phó phòng Phòng 610 tại Học viện Khoa học Trung Quốc, bị kiện ở nước ngoài vì liên quan đến cuộc bức hại Pháp Luân Công.

Đinh Quan Căn, nguyên đội trưởng đội Lãnh đạo Phòng 610 Trung ương, bị kiện ở nước ngoài vì liên quan đến cuộc đàn áp Pháp Luân Công và qua đời vào tháng 7 năm 2012.

Ngoài ra, 20 quan chức hàng đầu của Trung Quốc tham gia vào cuộc đàn áp Pháp Luân Công cũng phải đối mặt quả báo. Sau đây là một số ví dụ:

Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo ĐCSTQ, kẻ đã phát động cuộc đàn áp vào năm 1999, đã bị kiện ở nhiều quốc gia vì phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công. Một số cấp phó của ông ta cũng bị kiện ở nước ngoài vì liên quan đến cuộc bức hại Pháp Luân Công, bao gồm Tăng Khánh Hồng, Giả Khánh Lâm, Lý Trường Xuân, Ngô Quan Chánh, Trương Đức Giang, Lưu Vân Sơn, Trương Cao Lệ, và Vương Du Sinh.

Hứa Kiệt, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Kháng cáo Trung Quốc (còn được gọi là Cục Tín Phóng Trung ương), bị kết án 13 năm tù vào năm 2015.

Y Tuấn Khanh, nguyên Cục trưởng Cục Biên dịch và Dịch thuật của Ủy ban Trung ương, bị điều tra vào năm 2013 và bị cách chức.

Tô Vinh, nguyên Phó Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (CPPCC), bị điều tra vào năm 2014 và bị kết án tù chung thân.

Nhiều sĩ quan trong quân đội Trung Quốc và các cơ quan truyền thông cũng đóng những vai trò quan trọng trong việc thực hiện chính sách bức hại. Một số người trong số họ cũng đã phải gánh chịu hậu quả.

Từ Tài Hậu, nguyên Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, bị điều tra vào năm 2014 và chết vì ung thư bàng quang vào năm 2015.

Quách Bá Hùng, nguyên Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, bị kết án tù chung thân vì tội tham nhũng vào năm 2016.

Cốc Tuấn Sơn, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần PLA, đã bị kết án tử hình vào năm 2015 với ân xá hai năm.

Trần Chí Lập, nguyên Bộ trưởng Bộ giáo dục Trung Quốc, bị kiện khi đến thăm Tanzania năm 2004 và được triệu tập ra hầu tòa.

Phương Tĩnh, cựu phát thanh viên của đài CCTV, kẻ đã liên tục bôi nhọ Pháp Luân Công thông qua các chương trình truyền hình, đã chết vào năm 2015.

Trần Manh, nguyên Phó Chủ nhiệm Tổ Tin tức Bình luận của đài CCTV, một trong những người sản xuất chương trình phỉ báng về vụ tự thiêu giả mạo trên quảng trường Thiên An Môn đã chết vì ung thư vào năm 2008.

La Kinh, nguyên phát thanh viên của kênh CCTV, có lẽ là một trong những nhân vật tồi tệ nhất của kênh truyền hình này đã lăng mạ Pháp Luân Công sau khi cuộc đàn áp bắt đầu vào năm 1999 đã chết vì ung thư hạch và loét miệng vào năm 2009.

Triệu Phác Sơ, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Phật giáo ủng hộ ĐCSTQ, đã nhiều lần công khai bôi nhọ Pháp Luân Công đã chết ở Bắc Kinh vào tháng 5 năm 2000.

Diệp Tiểu Văn, Cục trưởng Cục Tôn giáo Nhà nước, đã tích cự tham gia vào cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Ông ta bị kiện ở nước ngoài vì đã tham gia vào cuộc bức hại.

Các trường hợp ở địa phương

Lưu Hải Dương, nguyên phó giám đốc Trung tâm Chỉ huy Trinh sát tại Cơ quan An ninh Quốc gia, đã theo sát chính sách đàn áp sau khi cuộc bức hại bắt đầu vào tháng 7 năm 1999. Ông ta được khen thưởng vì tham gia tích cực vào cuộc bức hại vào tháng 3 năm 2000. Sau khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư hạch xương vào năm 2002, ông ta đã phải chịu nhiều đau đớn vì bệnh tật trong ba năm và qua đời vào năm 2005 ở tuổi 50.

Lưu Lập Quân, Bí thư Đảng ủy thị trấn Đông Thiệu, huyện Mật Vân, đã tích cực tham gia vào cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Nhiều học viên đã bị giam giữ và đưa đến các trại lao động, nhà tù hoặc trung tâm tẩy não theo chỉ thị của ông ta. Đầu năm 2006, Lưu được chẩn đoán mắc bệnh ung thư thực quản giai đoạn cuối. Cuộc điều trị kéo dài một năm không thành công và ông ta qua đời ở tuổi 45.

Tôn Thục Anh là một cư dân ở thị trấn Mục Gia Dụ, huyện Mật Vân. Một ngày năm 2008, cô ta đến đồn cảnh sát địa phương và tố cáo một học viên Pháp Luân Công trong làng. Trên đường trở về nhà vào cuối ngày hôm đó, cô ta bị một bầy ong bắp cày đuổi theo. Khi chạy trốn khỏi đàn ong, cô ta đã đâm đầu vào một bức tường khiến mặt chảy đầy máu và bị ngất đi.

Sau khi tỉnh lại, Tôn nói rằng cô biết sự việc xảy ra là vì cô ta đã đi tố cáo một học viên vô tội cho cảnh sát. “Tôi sẽ không làm những việc xấu xa như vậy nữa,” cô nói.


Bán tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/9/11/411590.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/10/19/187886.html

Đăng ngày 14-12-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share