Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Hắc Long Giang

[MINH HUỆ 30-03-2021] Chu Thanh Văn là bí thư thành ủy của thành phố Song Thành thuộc tỉnh Hắc Long Giang giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2002, và sau đó ông ta trở thành bí thư thành ủy của thành phố Tuy Hóa ở cùng tỉnh. Trong nhiệm kỳ bí thư thành ủy Song Thành, Chu đã theo sát chính sách bức hại Pháp Luân Công, đồng thời huy động các quan chức chính quyền và lực lượng cảnh sát ở Song Thành, các thị trấn và thôn xung quanh bức hại các học viên Pháp Luân Công.

Để ngăn chặn các học viên đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công, Chu đã thiết lập các điểm kiểm tra để chặn các học viên. Ông ta cũng thành lập một văn phòng liên lạc ở Bắc Kinh để chuyển các học viên Song Thành bị bắt ở Bắc Kinh. Sau khi bị đưa trở lại Song Thành, những học viên này bị trói và phải đứng trên giường xe tải với cảnh sát vũ trang cầm súng bên cạnh. Chiếc xe tải sau đó di chuyển chậm trên con đường chính từ ga xe lửa đến trung tâm thành phố để làm nhục các học viên ở nơi công cộng.

Có hai trại tạm giam ở Song Thành, nhưng chúng không đủ để chứa số lượng lớn các học viên bị bắt vì kiên định đức tin của họ. Chu đã tìm thấy các cơ sở bổ sung để giam giữ những học viên này, với thời hạn từ hơn 10 ngày đến vài tháng. Mỗi học viên cũng bị phạt từ hàng trăm Nhân dân tệ đến hàng chục nghìn Nhân dân tệ mà không có giấy tờ ghi nhận. Hơn 1.000 học viên đã bị giam giữ bất hợp pháp, và nhiều người trong số họ đã bị cảnh sát đánh đập, đấm đá và lăng mạ. Hơn 10 học viên đã mất mạng do bị tra tấn.

Cùng với Trương Quốc Phú, phó trưởng công an và phó đội trưởng Phòng 610 ở Song Thành, Chu chịu trách nhiệm giam giữ hơn 1.500 học viên Pháp Luân Công địa phương tại hai trại tạm giam ở Song Thành vào cuối năm 2000. Ngoài ra, gần 150 học viên đã bị đưa đến các trại lao động với thời hạn lên đến ba năm.

Để đảm bảo công việc của mình và được lòng các quan chức cấp cao hơn, Chu đã hối lộ các quan chức ở Bắc Kinh và lấy danh sách tên các học viên ở Song Thành đã từng đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công, cũng như thư kháng nghị của họ. Ông ta đã chi trả 500 đến 1.000 Nhân dân tệ cho tên của mỗi học viên. Chu đã sử dụng các mối quan hệ của mình và đưa một số học viên đến các trại lao động. 81 học viên đã bị đưa đến các trại lao động ngay trước Tết Nguyên Đán 2001.

Sau khi Đạo luật Magnitsky được thông qua ở Hoa Kỳ vào năm 2016, Canada, Vương quốc Anh và 27 quốc gia trong Liên minh Châu Âu đã thông qua các luật tương tự để hỗ trợ cho vấn đề nhân quyền. Những người vi phạm sẽ bị cấm nhập cảnh và bị đóng băng tài sản của họ tại các quốc gia đó. Vào tháng 12 năm 2020, các học viên Pháp Luân Công đã đệ trình danh sách những kẻ vi phạm nhân quyền lên 29 quốc gia và kêu gọi thực thi các biện pháp trừng phạt. Chu đã có tên trong danh sách này. Dưới đây là thông tin được báo cáo cho các quốc gia đó.

Thông tin cá nhân

Tên: Chu Thanh Văn (朱清文)

Giới tính: Nam

Ngày sinh: Tháng 7 năm 1956

Nơi sinh: Huyện Tân, tỉnh Hắc Long Giang

Nơi làm việc: Thành ủy Thành phố Song Thành, tỉnh Hắc Long Giang

Chức vụ: Bí thư thành ủy

Các trường hợp bị bức hại

Dưới đây là một số trường hợp được Minh Huệ đưa tin trước đó có liên quan đến Chu.

Chết bởi tra tấn và đầu độc

Ông Chu Chí Xương, cựu đội trưởng lực lượng vũ trang ở thị trấn Hàn Điện, đã đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công vào tháng 9 năm 1999. Vài tháng sau, ông qua đời trong trại giam vào ngày 6 tháng 5 năm 2000. Theo thông tin nội bộ, Chu ghét ông Chu vì tin rằng điều này đã ảnh hưởng đến sự thăng tiến trong sự nghiệp của ông ta. Chu muốn được thăng chức làm chủ tịch thành phố Mẫu Đan Giang. Tuy nhiên điều đó đã không xảy ra bởi vì được truyền cảm hứng từ ông Chu, nhiều học viên ở Song Thành đã đến Bắc Kinh để lên tiếng đòi công lý cho Pháp Luân Công. Chu đã bị cấp trên chỉ trích công khai vì có nhiều học viên địa phương đã đến Bắc Kinh.

2010-8-12-zhouzhichang-2.jpg

Ông Chu Chí Xương

Tại trại tạm giam Số 1 Song Thành, ông Chu bị giam chung với các tử tù. Chu nói với phó trưởng công an Trương rằng nếu chỉ mình ông Chu chết vì bị tra tấn thì sẽ không sao và sẽ có hiệu quả răn đe các học viên khác. Theo một nhân chứng, vào ngày thứ 6 sau khi ông Chu tuyệt thực, ông bị trói và buộc phải đeo một chiếc vòng (làm bằng dây kim loại, thường dùng trong chăn nuôi) để buộc miệng luôn mở ra. Các lính canh sau đó đã bức thực ông và ông đã nôn ra rất nhiều máu trong suốt quá trình này.

2019-3-24-mh-kuxing23-f.jpg

Minh họa tra tấn: trói chặt và bức thực

Vì ông Chu vẫn kiên quyết luyện các bài công pháp của Pháp Luân Công, các lính canh đã còng tay ông suốt thời gian trong ngày. Phó trưởng công an Trương đã sắp xếp để đưa ông Chu đến bệnh viện, bề ngoài là để kiểm tra sức khỏe. Ông Chu đã bị tiêm thuốc độc và qua đời sau khi được đưa trở lại trại tạm giam. Các quan chức cũng sử dụng trường hợp này để đe dọa các học viên khác và gia đình của họ. Trương nói: “Cái chết chẳng có nghĩa lý gì ở đây”, “Chu đã chết. Vậy thì sao?“

Bắt giữ gần 1.000 học viên

Sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu bức hại Pháp Luân Công vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, nhiều học viên ở Song Thành đã đến tỉnh lỵ Cáp Nhĩ Tân để thỉnh nguyện. Trong số đó có ông Vạn Vân Long là điều phối viên tình nguyện địa phương của các học viên. Sau khi bị bắt, Chu và Trương coi ông Vạn là một học viên Pháp Luân Công chủ chốt. Họ giam giữ ông tại một trại tạm giam trong 6 tháng và sau đó đưa ông đến Trại Lao động Cưỡng bức Nhất Diện Pha với thời hạn hai năm.

Trại lao động này là một mỏ đá, nơi các học viên Pháp Luân Công được lệnh cho đá vào giỏ và chất lên xe lửa. Các giỏ được làm bằng kim loại và mỗi giỏ đá nặng hơn 50 kg. Đó là quá trình lao động nặng nhọc, khiến da và cơ của nhiều người bị hao mòn, đồng thời xương của họ lộ ra. Ngoài lao động nô lệ, ông Vạn còn phải chịu nhiều hình thức tra tấn, nhưng ông không bao giờ dao động đối với đức tin của mình. Ông đã không thể trở về nhà cho đến tháng 5 năm 2001.

Vào tháng 12 năm 2000, Chu hứa với Bí thư Tỉnh ủy Hắc Long Giang Từ Hữu Phương rằng không có học viên nào từ thành phố Song Thành đến Bắc Kinh trong dịp Tết Nguyên Đán. Để giữ lời hứa và làm hài lòng các quan chức cấp cao hơn, Chu đã gửi gần 1.000 học viên đến các trung tâm tẩy não khác nhau vào tháng 12 năm 2000.

Các trung tâm tẩy não này có các học viên ở tuổi ngoài 70 hoặc 80. Họ cũng có các học sinh và trẻ em khác từ 3 đến 15 tuổi. Các học viên bị nhốt trong lồng kim loại với nam và nữ được nhốt chung với nhau. Các lính canh thường đánh đập và tra tấn họ.

Những buổi tẩy não này thường kéo dài bốn hoặc năm tháng. Ở nông thôn, chúng được tổ chức tại các trung tâm và các khu nhà thô sơ. Trong khu vực thành thị, các buổi tẩy não được tổ chức tại các cơ sở bao gồm Trung tâm Tẩy não Thu Lâm, Trại Lao động Sở Công nghiệp nhẹ Số 2, Trung tâm Tẩy não của trường Đảng và những cơ sở khác. Ngoài ra, các quan chức đã thuê nhiều người tuần tra trong thành phố bằng xe tải nhỏ để gài bẫy và bắt giữ các học viên.

Bắt giữ các học viên với lực lượng cảnh sát ngoại thành

Vào tháng 12 năm 2001, Chu đã có một bài phát biểu trước công chúng trên truyền hình để “chiến đấu với Pháp Luân Công đến cùng”. Vài tháng sau, ông và phó Trưởng Công an Trương đã phát động một cuộc truy bắt hàng loạt các học viên. Không chỉ cảnh sát ở Song Thành được triển khai, hơn 700 sỹ quan và lực lượng cảnh sát vũ trang từ thành phố Cáp Nhĩ Tân cũng đến và tham gia vào cuộc truy bắt.

Tiêu biểu là trường hợp cô Trương Kiến Huy, 22 tuổi, bị bắt vào ngày 19 tháng 4 năm 2001. Do bị tra tấn tại một trại tạm giam, cô có những vết thương khắp người, với khuôn mặt biến dạng. Cô Trương bị đưa đến Nhà tù Nữ Cáp Nhĩ Tân vào tháng 1 năm 2003 với thời hạn 10 năm tù.

bee4d7d7f0466c3f1b1e0594d2e72aac.jpg

Cô Trương Kiến Huy

ddab03e8aaf93eb08ca5315e7964284f.jpg

Ông Trương Đào

5281802570c0da05c03d3eb2cd6246bb.jpg

Bà Diêu Thái Vi

Cha mẹ của cô Trương cũng chịu đau khổ tột cùng vì đức tin của họ. Cha của cô là ông Trương Đào đã qua đời vì bị tra tấn vào cuối tháng 7 năm 2002. Mẹ cô là bà Diêu Thái Vi bị liệt tay chân sau khi bị ngược đãi trong thời gian dài. Ngoài ra, bà còn gặp khó khăn trong việc nói và bị mờ mắt. Bà không thể tự chăm sóc bản thân. Bà đã qua đời ở tuổi 58 vào ngày 18 tháng 5 năm 2010. Ngay cả sau khi ông Lưu được thả, ông và người chủ của mình vẫn bị sách nhiễu. Bí thư chi bộ thôn Lưu Phong, bí thư thị trấn Vương Tín cũng thúc ép người chủ của ông Lưu, do sợ hại người chủ đã sa thải ông. Trên đường về nhà, ông Lưu lại bị các quan chức thị trấn và cảnh sát bắt giữ. Sau đó ông bị giam giữ tại chính quyền thị trấn.

54fa751d682d1e2f41a9d65fc7cc6780.jpg

Anh Vương Kim Quốc

a61fb5010d2ff482ffa85a45c22fae9e.jpg

Anh Tang Điện Long

Những học viên này đến từ mọi tầng lớp xã hội. Anh Vương Kim Quốc là giáo viên lịch sử trường trung học ở thị trấn Nông Phong. Vì bị giam giữ và tra tấn, anh đã qua đời ở tuổi 34 vào ngày 23 tháng 5 năm 2001. Anh Ngô Bảo Vượng qua đời ở tuổi 36 vào tháng 5 năm 2002 sau khi bị bức thực nước muối mặn. Anh Tang Điện Long, một nhân viên của Nhà ga Song Thành đã qua đời vì bị tra tấn vào tháng 7 năm 2002. Tương tự, anh Tương Lập Quốc ở thị trấn Tân Hưng cũng mất mạng vào tháng 10 năm 2002.

c9d752074e60118e6c621525303acaae.jpg

Anh Trương Sinh Phạm

Người khuyết tật cũng không phải ngoại lệ. Sau khi nói với các quan chức chính phủ “Pháp Luân Đại Pháp là tốt” (Pháp Luân Công còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp), ông Trương Sinh Phạm đã bị bắt bốn lần mặc dù ông bị tàn tật. Mỗi lần như vậy ông đều bị đánh rất thậm tệ và bị thương khắp người. Sau khi ông bất tỉnh, lính canh sẽ đổ rượu hoặc nước lên mặt ông. Ngay sau khi ông tỉnh lại, việc đánh đập sẽ tiếp tục diễn ra. Năm 2001, ông Trương lại bị bắt. Bên trong trại tạm giam, các lính canh đã đánh đập và tát vào mặt ông, đè ông dưới một chiếc ghế dài và bức thực ông bằng rượu. Chỉ sau bốn ngày ở trại tạm giam, ông Trương đã qua đời vào ngày 12 tháng 6 năm 2001.

Theo những người trong cuộc, Chu đã ra lệnh bắt giữ hơn 1.000 học viên tại 27 thị trấn và thôn dưới sự quản lý của Song Thành trong Tết Nguyên Đán 2002. Ông ta ra lệnh cho mỗi thị trấn và thôn phải gửi ít nhất năm học viên đến các trại tạm giam địa phương. Sau khi năm học viên trốn khỏi nơi giam giữ. Chu đã ra lệnh cho cảnh sát tạm dừng các công việc khác, bao gồm cả việc điều tra các vụ án giết người và tập trung sức lực của họ để truy bắt năm học viên. Họ đặt cả thành phố vào tình trạng phong tỏa và có các sỹ quan đóng quân ở khắp mọi nơi. Họ cũng có các trạm kiểm soát từ Song Thành đến Bắc Kinh. Họ kiểm tra hành khách đi tàu và sách nhiễu gia đình và bạn bè của năm học viên. Họ không tìm thấy năm học viên, mặc dù đã chi đến hơn 100.000 Nhân dân tệ.

Tóm tắt về các học viên bị bức hại ở Song Thành

Dưới đây là danh sách sơ bộ các học viên Pháp Luân Công ở Song Thành bị bức hại từ năm 1999 đến năm 2002 trong nhiệm kỳ bí thư thành ủy của Chu.

Năm 1999

Ba học viên đã mất mạng: Chu Chí Xương, Kim Thuần Thanh và Đàm Thành Cường.

Có 14 học viên bị đưa đến trại lao động: Triệu Nhã Vân (qua đời vì bị tra tấn năm 2001), Triệu Phượng Hà, Đàm Thành Cường, Hàn Tú Hoa, Ngô Bảo Vượng, Chu Diễm Hoa, Hàn Thế Quân, Tang Điện Long, Diêm Thụ Kiệt, Vương Cảnh Lệ, Thiết Tuấn Anh, Ngô Thục Xuân, Vương Thục Vinh.

Năm 2000

Tám học viên đã bị bỏ tù bao gồm Phạm Tuấn Phong (15 năm), Dương Xuân Quang (10 năm), Vương Sỹ Cần (8 năm), Lục Quế Vinh (3 năm) và Cao Quế Trân (10 năm).

52 học viên bị đưa đến các trại lao động bao gồm Vương Hữu Cầm, Ngô Quốc Cầm, Thạch Tả Sinh, Vương Thế Quân, Lâm Tú Như, Vu Kim Hoa, Lý Tú Mẫn, Vương Thục Vinh, Vương Quế Hoa, Khương Tú Trân, Trương Đào, Tống Chí Quảng, Bàng Tư Viện, Lý Trường Khuê, Lý Tuyết Phi, Vu Tú Trân, Đông Văn Thành, Thương Phượng Anh, Vương Lập Bình, Vương Thụ Linh, Mã Tân Anh, Vương Thủ Khánh, Lâm Diễm Kiệt, Liễu Tuấn Song, Phó Lệ, Lý Xương Tân, Mã Văn Thụy, Kim Thuần Thanh, Hứa Tứ Tả, Lưu Quốc Thuận, Trương Thục Vĩ, Vũ Thục Hoa, Phan Minh Chấn, Nghiêm Xuân Hoa, Cổ Song Hữu, Triệu Thành Khiêm, Lý Ngọc Mai, Triệu Chí Thu, Lưu Mẫn, Mộng Tỉnh, Từ Lệ Hoa, Trương Ngọc Hoa, Niếp Thục Trân, Lưu Kiếm Nguy, Tang Điện Quốc, Nhạc Bảo Khánh, Nghiêm Thiện Trụ.

Năm 2001

Sáu học viên đã qua đời do bị ngược đãi bao gồm Vương Kim Quốc, Trương Sinh Phạm, Y Phúc Toàn, Nghiệm Thiện Trụ, Triệu Quảng Hỉ, Triệu Nhã Vân.

Có 13 học viên bị kết án tù: Ba Ích Dân (4 năm), Y Phúc Toàn (6 năm), Từ Hồng Ba (12 năm), Phùng Lập Quân (3 năm), Lưu Chí Quân (4,5 năm), Trương Sỹ Giang (8 năm), Vương Văn Long (9 năm, Vương Mật (12 năm), Trâu Quốc Yến (9 năm) Lưu Quan Quần (3 năm), Lục Thụ Lâm (6 năm), Lý Lâm (4 năm) và Triệu Kế Sinh (4 năm).

Ngoài ra, 60 học viên đã bị đưa đến các trại lao động bao gồm Lưu Ngạn Thanh, Phan Hồng Lan, Vương Lệ Bình, Vương Vĩnh Cần, Mã Tân Anh, Nghiêm Xuân Hoa, Triệu Phượng Hà, Tang Điện Văn, Mộng Tỉnh, Mã Ngọc Mẫn, Nghiêm Xuân Hoa, Từ Diễm Vĩ, Ngô Quốc Cần, Nhạc Bảo Học, Vạn Vân Long, Vạn Vân Phượng, Trương Đào, Triệu Hỉ Hoa, Ngô Khánh Tường, Cổ Song Hữu, Đường Phượng Quân, Khương Á Hồng, Phó Chấn Dân, Mã Ngọc Mẫn, Mã Chấn Vân, chồng của Mã Chấn Vân, Mộng Vũ Sinh, Đông Văn Thành, Tôn Chí Học, Triệu Diễm Cúc, Khâu Trường Lĩnh, Hàn Ân Đồng, Đổng Liên Thái, Triệu Diễm Mai, Nghiêm Thiện Trụ, Trần Tú Hoa, Uông Tú Yến, Vương Tú Cúc, Na Thường Kiệm, Trương Ngọc Lan, Vương Đức Thăng, Vương Phượng Xuân, Lưu Thục Anh, Hàn Tú Hoa, Vương Thục Thanh, Triệu Quảng Hỉ, Vương Thế Học, Quách Minh Hà, Hứa Lệ Hoa, Lý Hải Yến, Chu Phượng Anh, Phó Văn Khánh, Phan Hồng Lan, Lý Ngạn Thanh, Ngạn Kim Hải. 8 học viên đã bị sa thải bao gồm: Bùi Vĩnh Quân, Triệu Thục Khôn, Cao Thục Cần, Lý Diễm Phân, Phó Văn Bội, Doãn Vĩnh Phương, Tùy Thụ Lâm, Lưu Sảng.

Năm 2002

Sáu học viên đã qua đời vì cuộc bức hại bao gồm Ngô Bảo Vượng, Chu Tương Quốc, Tôn Học Luân, Na Thường Kiệm, Cao Quảng Ân, Nhạc Bảo Học.

Có 21 học viên bị kết án tù bao gồm Diêm Thục Phân (15 năm), Diêm Thục Hoa (14 năm), Vương Lệ Lệ (13 năm), Trương Kiến Huy (10 năm), Trương Thục Phân (6 năm), Phó Liên Quân (4 năm), Trương Tĩnh Diễm (10 năm), Từ Hữu Cần (15 năm), Thiết Tuấn Anh (10 năm), Trần Tuấn Ba (4 năm), Tôn Chí Phân (10 năm), Tôn Triệu Ảnh (5 năm), Lý Tú Như (4 năm), Cảnh Chí Anh (2 năm), Vương Hồng Lượng (14 năm), Thiết Tuấn Anh (10 năm), Dương Mẫn (4 năm), Lý Siêu (11 năm), Phó Văn Khánh (4 năm), Trần Vân Hà (3 năm), Cảnh Á Phân (10 năm), Mã Trung Lương (10 năm), Lý Ngạn Văn (10 năm), An Tinh (8 năm) và An Linh (7 năm).

Hơn nữa, 51 học viên cũng đã bị đưa đến các trại lao động bao gồm Phạm Thục Đức, Chu Tương Quốc, Trần Kì, Từ Ngọc Sơn, Trương Đào, Thi Khoáng Viễn, Trương Tường Phú, Triệu Bành Trăn, Tang Điện Quốc, Tôn Học Luân, Từ Chấn Phong, Na Thường Kiệm, Lợi Ngõa Y Cương, Lưu Hội, Vương Vân Quang, Hàn Ân Đồng, Mã Chấn Vân, Tân Hồng Hà, Khương Á Hồng, Vương Tú Vinh, Đông Văn Thành, Cố Hỉ Vân, Diêu Thải Vi, Trương Nhã Phân, Lưu Chí Vĩ, Trương Ngọc Lan, Vương Đức Ấn, Dương Tuyết Thu, Vương Thanh Vân, Đường Tiên Thành, Cao Quảng Ân, Từ Khánh Sâm, Na Chấn Hiền, Vương Văn Ba, Vu Kim Hoa, Quách sĩ Quân, vợ Quách Sỹ Quân, Thạch Tăng Anh, Lưu Quốc Anh, Tòng Ngọc Kiệt, Cố Ân Phương, Tùng Lệ Hoa, Lưu Chí Vĩ, Hàn Tú Hoa, Vương Thục Vinh, Liễu Toàn Quốc, Hoàng Ngạn Trân, Nhạc Bảo Học, Vương Tú Mai, Cao Quốc Phượng.

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/3/30/422731.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/4/1/191669.html

Đăng ngày 30-04-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share