Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc

[MINH HUỆ 21-02-2021] Bà Vu Đức Dung, 70 tuổi, ở thành phố Lô Châu, tỉnh Tứ Xuyên, người từng bị kết án ba năm tù vi tu luyện Pháp Luân Công, kể lại: “Họ tống tôi vào tù ba năm và phạt tôi 5.000 Nhân dân tệ – toàn bộ quá trình này là bất hợp pháp và tất cả bằng chứng đều bị làm giả!”

Pháp Luân Công, còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn tu luyện cả tâm lẫn thân đã bị chính quyền cộng sản Trung Quốc bức hại từ năm 1999.

Sau khi được trả tự do vào ngày 17 tháng 9 năm 2020, bà Vu đã kể lại vụ bắt giữ năm 2017 của bà và việc bà bị giam giữ phi pháp như thế nào.

Mỗi tháng, bà Vu nhận được khoản trợ cấp 100 Nhân dân tệ dành cho người già ở khu vực nông thôn. Sau khi được trả tự do, phòng an sinh xã hội ở quận Nạp Khê muốn bà trả lại khoản trợ cấp mà bà đã nhận trong thời gian ngồi tù. Nhà chức trách đe dọa sẽ triệu tập bà ra hầu tòa nếu bà từ chối.

Dưới đây là lời kể của bà.

Cảnh sát cắt điện và bắt giữ tôi

Vào ngày 17 tháng 9 năm 2017, khi tôi và chồng đang ở nhà thì nhà tôi đột nhiên mất điện. Lúc tôi mở cửa để kiểm tra bảng điều khiển ở hành lang chung của tòa nhà, thì một số người đã xông vào. Trong đó, hai người đã tóm lấy tôi, trong khi những người còn lại đi thẳng vào phòng ngủ và tìm thấy hộp đựng tiền của tôi. Tôi chợt nhận ra họ biết chính xác những gì cần tìm. Một trong số họ nói: “Kiểm tra nó đi!” và người kia trả lời: “Đã kiểm tra!” Mọi thứ đã được thực hiện trong bóng tối. Tôi hỏi họ: “Các vị là ai? Đến nhà tôi làm gì?“

Ai đó đã trở lời: “Tôi là ai mà còn không biết sao?” Khi nhìn lại, tôi nhận ra đó là Lý Hùng Minh, cảnh sát Đồn Công an Vĩnh Ninh của quận Nạp Khê.

Tất cả họ đều mặc thường phục và không nói danh tính cũng như không có lệnh khám xét. Tôi không nhận ra bất cứ ai ngoại trừ Lý, người tích cực bức hại các học viên Pháp Luân Công.

Một lúc sau, có người hét to để nói với những người ở tầng dưới: “Mang túi lên đây đựng đi!”

Tôi buộc phải đứng ở cửa phòng ngủ và nhìn họ cho mọi thứ trong tủ vào túi. Tôi thấy họ lấy đầu đĩa DVD, máy nghe nhạc và một cái bảng đen mà tôi dùng để tập viết. Một khoản lương hưu ít nhất vài nghìn Nhân dân tệ của chồng tôi dùng cho chi tiêu hàng ngày cũng bị lấy đi. Thêm nữa, có hai đến ba thẻ quà tặng siêu thị trị giá 300 đến 350 Nhân dân tệ mỗi thẻ, do quản lý của con trai tôi cung cấp mỗi quý cũng bị tịch thu. Ngoài ra, một cặp khuyên tai bằng vàng mua ở Đài Loan cũng bị mất. Cảnh sát không cung cấp danh sách đồ tịch thu cho chúng tôi.

Trong lúc đó, chồng tôi sợ đến mức không dám cử động khi chứng kiến ​​cảnh sát lấy tài sản của chúng tôi và bắt tôi. Họ không đưa lệnh bắt hay cho chồng tôi biết họ sẽ đưa tôi đi đâu.

Cảnh sát giả mạo hồ sơ

Toàn bộ sự việc này diễn ra vào ban đêm nên không người hàng xóm nào hay biết, là để kết tội cho tôi. Bởi vì họ không để lại danh sách những món đồ mà họ tịch thu, nên họ có thể làm sai lệch hồ sơ. Ví dụ, họ nói rằng họ tìm thấy 130 tờ báo, 65 tờ rơi, 41 cuốn tạp chí, 23 biểu ngữ, 4 bức tranh, 52 tờ quảng cáo, 73 cuốn sách, 84 đĩa CD và đầu đĩa DVD.

Tôi không có những loại sách, báo và tờ rơi, cũng như không có bất kỳ biểu ngữ nào mà họ liệt kê như trên. Tôi chỉ có một vài chiếc đĩa CD. Phần còn lại tôi đã thu thập được khi đi nhặt rác và tôi định bán chúng cho cở sở tái chế vào ngày hôm sau để kiếm một ít tiền.

Ngày 18 tháng 9 năm 2017, một ngày sau khi tôi bị bắt, cảnh sát đã gửi thông báo từ trại tạm giam cho gia đình tôi và cũng có trát hầu tòa ghi ngày 15 tháng 9 và nói rằng tôi phải báo cáo Đồn Cảnh sát Vĩnh Ninh vào ngày 16 tháng 9. Tôi không nhận được bất kỳ thông tin hầu tòa nào và cũng không được triệu tập vào ngày 16 tháng 9. Thông báo được viết sau khi tôi bị tạm giam vào ngày 17 tháng 9.

Cảnh sát đã lấy tiền mặt, thẻ quà tặng, bông tai và bảng đen của tôi nhưng họ không liệt kê chúng ra. Cả bản cáo trạng hay bản án đều không đề cập đến những món đồ đó. Khi bị khám xét tại trại tạm giam, tôi đã yêu cầu cảnh sát trả lại số tiền mặt 109 Nhân dân tệ, thẻ quà tặng và một đôi giày cho gia đình tôi. Tuy nhiên họ không giao ra hay trả lại cho tôi.

Đây không phải là lần đầu tiên cảnh sát thu giữ tài sản của chúng tôi.

Vào ngày 3 tháng 1 năm 2001, hai cảnh sát ở Đồn Công an Tân Nhạc đến nhà để bắt tôi. Họ không chịu rời đi dù tôi không ở nhà. Vì con trai tôi (người đang sống với chúng tôi) phải đi làm, nên nó đã để họ ở trong nhà và ra khỏi nhà. Không có ai xung quanh, và cảnh sát đã lấy số tiền mặt 1.500 Nhân dân tệ, một chiếc loa nhỏ, sách về Pháp Luân Công của tôi và một máy nghe nhạc MP3. Họ đã đợi một ngày một đêm và ăn khoai lang của tôi. Tôi bị bắt khi về đến nhà vào sáng hôm sau.

Sau khi tôi bị bắt, cảnh sát ở Đồn Công an Tân Nhạc đã gọi cho quản lý của chồng tôi để gây áp lực buộc họ phải cho chồng tôi nghỉ việc. Khi trở về nhà, chồng tôi vô cùng tức giận khi thấy nhà cửa bừa bộn, vỏ trái cây vương vãi khắp nơi. Cảnh sát đã cố bắt chồng tôi nộp cho họ 5.000 Nhân dân tệ để đổi lấy việc tôi được thả, nhưng chồng tôi không làm vậy. Tôi bị giam tại Trại Tẩy não Quận Nạp Khê trong hai năm tám tháng.

Chỉ vài tháng sau khi tôi được thả, tôi lại bị bắt và bị kết án lao động vào năm 2004. Lần này, cảnh sát thu giữ số tiền mặt vài nghìn Nhân dân tệ của tôi.

Vào ngày 10 tháng 9 năm 2008, tôi bị bắt thêm một lần nữa, chỉ bởi nói với người dân về Pháp Luân Công. Khi chồng tôi về nhà, 5.000 Nhân dân tệ tiền mặt mà tôi rút chỉ ba ngày trước đó đã biến mất. Chỉ còn sót lại một tờ tiền 20 Nhân dân tệ.

Viện kiểm sát làm giả hồ sơ

Đổng Đan, điều tra viên Viện Kiểm sát Nạp Khê, đã thẩm vấn tôi ở trại tạm giam sau lần tôi bị bắt gần đây nhất. Đổng hỏi tôi có phải đã dán tờ rơi trong vài năm qua không. Tôi nói thật rằng tôi đã giúp một cán bộ hưu trí dán hai mẩu quảng cáo về việc bán nhà. Nhưng bà ta không viết lại nội dung này. Ngày hôm sau, tôi thấy tờ rơi quảng cáo mà tôi nói bị viết là “dán tài liệu về Pháp Luân Công”.

Qua phán quyết tôi biết rằng trưởng Phòng 610 Quận Nạp Khê đã xé hai tờ thông tin Pháp Luân Công trên bảng quảng cáo tại Chợ Nông sản Đại Chính Câu và giao cho ban quản lý chợ. Viện kiểm sát muốn đổ lỗi cho tôi đi dán biểu ngữ để họ có thể khép lại vụ án.

Bà Đổng cho tôi xem hai đoạn video. Một người trong số họ là tôi, khi đó tôi đang xách một chiếc giỏ tre và đi cùng với hai người cũng đang mang một chiếc giỏ. Đoạn video khác là cảnh quay đằng sau của ai đó đang mang một cái giỏ. Bà Đổng cho biết người trong đoạn video thứ hai cũng là tôi. Tuy nhiên, video không cho thấy “tôi” đang làm gì, chưa nói đến việc dán mọi thứ lên bảng quảng cáo.

Công tố viên nói chiếc giỏ mà người trong video mang theo giống với chiếc giỏ được tìm thấy trong nhà tôi trong lần khám nhà, nên đã xác minh người đó là tôi. Tôi nói: “Tôi đi nhặt rác [có thể tái chế] trong hơn mười năm [và bán nó để kiếm sống]. Không có gì đáng ngạc nhiên khi có một cái giỏ ở nhà. Vì tôi phải chăm sóc mẹ già nên việc nhìn thấy tôi đi ngang qua chợ nông sản hàng ngày là điều bình thường, nên không có gì ngạc nhiên khi tôi là người trong bức ảnh. Khi đến phiên tôi chăm sóc mẹ, tôi phải chịu trách nhiệm về mọi chi phí của bà nên tôi cần tiền. Tôi không có bất kỳ nguồn thu nhập nào và chủ yếu phụ thuộc vào việc nhặt rác tái chế. Liệu có phải là tội ác khi tìm kiếm những thứ do tôi có thể kiếm được? Tôi đã dán tờ rơi quảng cáo về việc bán một căn nhà ở đầu cầu và có gắn camera giám sát (CCTV), các vị có thể đến đó xem.”

Tuy nhiên, Đổng khẳng định rằng tôi đã dán tờ tài liệu nói về về Pháp Luân Công và dùng nó làm bằng chứng truy tố. Trong phiên tòa, tôi yêu cầu họ đọc những gì được viết trên tờ rơi quảng cáo, nhưng không ai trả lời.

Phán quyết được đưa ra dựa trên bằng chứng giả mạo

Trong phiên tòa, tôi nói với chủ tọa: “Những thứ này là giả. Mọi thứ đều được làm giả hết! Nhà tôi có thể có nhiều sách, CD và báo như thế? Nhiều người xách giỏ. Một số người bán rau, một số đang mua sắm – họ đang làm đủ thứ. Tại sao các vị lại nói rằng tôi là người dán áp phích?”

Thẩm phán nói: “Chúng tôi đã thấy có một cái giỏ ở trong nhà bà”.

“Tôi có một cái giỏ ở nhà và không chỉ một cái. Tôi đã nhặt ve chai trong mười năm qua và tất cả là do các ông. Tôi bị giam trong trại tẩy não gần ba năm và trong trại lao động cưỡng bức một năm ba tháng. Tôi bị kết án ba năm rưỡi và bị giam giữ nhiều lần. Tôi đã bị bức hại nhiều lần. Khi nhà tôi bị sập, tôi không có tiền để sửa chữa, phải nhặt ve chai để kiếm sống.”

Sau khi phiên xử kết thúc, ba người muốn tôi ký vào giấy tờ của tố tụng của tòa án, nhưng tôi từ chối. Trong phiên xét xử thứ hai, thẩm phán đã kết án tôi ba năm và phạt tôi 5.000 Nhân dân tệ. Họ muốn tôi ký vào thủ tục tố tụng một lần nữa. Tôi nói: “Tôi đang ký vào gì vậy? Các vị đọc nó cho tôi. Tôi không biết chữ.”

Không ai đọc nó cho tôi. Thay vào đó, họ cố gắng giữ tay tôi và ra lệnh cho tôi ký tên và điểm chỉ. Tôi kiên quyết từ chối.

Vài ngày sau khi tuyên án, chủ tọa phiên tòa đã đến trại tạm giam và muốn tôi ký vào bản án. Tôi nói với bà ta: “Bà đã kết án tôi mà không có bất kỳ cơ sở nào. Bà đang vi phạm luật pháp. Tôi chưa bao giờ dán bất kỳ áp phích [Pháp Luân Công] nào. Tôi đã nói thật với bà là tôi chỉ dán hai tờ quảng cáo về việc bán nhà cho một cán bộ đang muốn bán nhà để chuyển đi nơi khác. Tôi có thể tìm ông ấy để làm chứng cho tôi. Hơn nữa, có một chiếc camera giám sát ở cây cầu nơi tôi dán tờ rơi. Tại sao bà lại kết tội tôi? Nếu bà đã nói tôi dán chúng, vậy tại sao bà không đọc những gì được viết trên tờ rơi đó?”

Bà ta nói: “Có một cái giỏ trong nhà của bà”.

Khi bà ta bảo tôi ký vào bản án, tôi bảo bà ta đọc cho tôi nghe nhưng bà ta không chịu. Sau đó bà ta bảo các lính canh thay mặt tôi ký. Sau nhiều lần thuyết phục, một lính canh đã ký tên.

Khi tôi bị đưa vào nhà tù, một số lính canh tốt bụng nói rằng tôi đã bị oan và rất thông cảm với tôi.

Nói với cảnh sát về Pháp Luân Công

Dù bị chính quyền bức hại, tôi vẫn cố gắng nắm bắt mọi cơ hội để nói cho họ biết sự thật về Pháp Luân Công và thuyết phục họ ngừng tham gia bức hại. Trong phiên xử năm 2017 khi chủ tọa phiên tòa yêu cầu tôi nói, tôi đã nói không có luật nào ở Trung Quốc kết tội Pháp Luân Công; Pháp Luân Công dạy cho người học trở nên tốt bụng hơn và nhiều người tập môn này đã khỏi bệnh.

Khi tôi bị thẩm vấn, tôi đã nói với cảnh sát rằng đất nước này đã từng ủng hộ Pháp Luân Công như thế nào và mời Nhà sáng lập Pháp Luân Công đi giảng Pháp ở nhiều nơi khác nhau. Tôi nói với họ rằng sách về Pháp Luân Công được bày bán công khai ở Nhà sách Tân Hoa (chuỗi cửa hàng sách lớn nhất và duy nhất trên toàn Trung Quốc ), và yêu cầu họ giải thích lý do tại sao đất nước ủng hộ chúng tôi một thời gian rồi lại đàn áp chúng tôi. Tôi cũng nói với họ rằng tôi đã tu luyện Pháp Luân Công được 23 năm và đã chứng kiến ​​việc tu luyện này tốt như thế nào.

Báo cáo liên quan:

Một phụ nữ ở Tứ Xuyên bị kết án ba năm tù vì đức tin sau khi bị xét xử bí mật

Tứ Xuyên: Một nông phụ khỏi bệnh ung thư nhờ tu luyện Pháp Luân Công, nhưng hiện bà lại bị kết án phi pháp vì tu luyện pháp môn này

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/2/21/421178.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/3/31/191655.html

Đăng ngày 30-04-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share