Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ tại tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc
[MINH HUỆ 12-03-2021] Từ khi 21 tuổi, ông Đàm Thu Thành đã phải chịu bức hại liên tục vì đức tin của ông đối với Pháp Luân Công. Ở tuổi 24, ông bị kết án 15 năm. Bây giờ ở tuổi 43, ông lại tiếp tục bị kết án với thời hạn 7 năm tù.
Vào tháng 10 năm 1997 khi 19 tuổi, ông Đàm bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, một pháp môn tu luyện cả thân lẫn tâm cổ xưa. Khi đó, ông nghiện hút thuốc, uống rượu và chơi cờ bạc. Cha mẹ đã rất lo lắng cho tương lai của ông. Họ thực sự ngạc nhiên khi ông Đàm đã từ bỏ các thói quen xấu và thay đổi thành một người biết quan tâm đến người khác sau khi tu luyện Pháp Luân Công.
Cuộc sống của ông tràn đầy hứa hẹn cho đến khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999 và thề sẽ tiêu diệt môn tu luyện này trong vòng ba tháng.
Vào tháng 10 năm 1999 vì đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công, ông Đàm đã bị bắt và đưa về nhà của ông ở thành phố Du Thụ, tỉnh Cát Lâm. Sau hai tháng bị giam giữ, ông bị kết án một năm tại Trại Lao động Cưỡng bức Ấm Mã Hà. Năm đó, ông 21 tuổi.
Vào ngày 22 tháng 9 năm 2001, ông Đàm lại bị bắt vì làm tài liệu thông tin về Pháp Luân Công. Cảnh sát đã đập vào tinh hoàn của ông bằng một chai bia thủy tinh, bắt ông ngồi vào ghế cọp, dùng gậy điện chích vào nách, hoặc đổ nước lên người ông và sau đó sốc điện. Khi ông tuyệt thực để phản đối cuộc bức hại, ông đã bị bức thực.
Sau sáu tháng bị giam giữ, ông Đàm bị đưa ra xét xử vào tháng 3 năm 2002 và bị kết án 15 năm.
Tại nhà tù số 2 tỉnh Cát Lâm, ông bị buộc phải ngồi trên ván gỗ từ 5 giờ 30 sáng đến 7 giờ 20 tối mỗi ngày và bị trói trong tư thế đại bàng sải cánh trên giường trong hai tháng.
Tái hiện tra tấn: Bị trói trong tư thế đại bàng sải cánh
Vào ngày 23 tháng 11 năm 2014 thời điểm ông được thả (trước thời hạn 2 năm) ông đã bị rụng tóc rất nhiều và rụng cả răng cửa hàm trên và hàm dưới. Những vết sẹo trên cổ tay của ông vẫn còn có thể được nhìn thấy cho đến tận ngày nay.
Sau khi sống ở Du Thụ một thời gian, ông Đàm đã chuyển đến gần thành phố Trường Xuân sau khi tìm được việc làm ở đó và tiếp tục trở thành mục tiêu trong một vụ bắt giữ nhóm vào ngày 15 tháng 8 năm 2019. Ông và 13 học viên khác sau đó đã bị Viện kiểm sát huyện Lê Thụ truy tố, sau khi công tố viên trả lại hồ sơ của họ nhiều lần do không đủ bằng chứng.
Vào ngày 28 tháng 9 năm 2020, trong phiên xét xử tại Tòa án quận Lê Thụ, các nhà chức trách đã chặn không cho luật sư bào chữa cho họ. Khi các luật sư cố gắng tìm kiếm công lý cho khách hàng của họ, thẩm phán Thôi Nhân đã nói với họ: “Nếu các ông nghĩ rằng tôi đã vi phạm pháp luật, cứ việc gửi đơn khiếu nại tôi ở bất cứ đâu mà các ông muốn.”
Vào tháng 3 năm 2021, thẩm phán đã kết án 14 học viên, trong đó có 7 người từ cùng một gia đình với thời hạn từ 7-9 năm tù giam.
Bài liên quan:
Từng bị cầm tù 14 năm vì đức tin của mình, người đàn ông Cát Lâm đối mặt với án tù một lần nữa
Hai trại giam ở tỉnh Cát Lâm cưỡng bức tẩy não các học viên Pháp Luân Công để buộc họ từ bỏ đức tin
Mười sáu cư dân thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm vẫn đang chờ phán quyết 3 tháng sau phiên xét xử
Nhiều gia đình bị nhắm đến trong vụ bắt giữ trên diện rộng ở tỉnh Cát Lâm
Cát Lâm: 15 cư dân vẫn đang bị giam giữ mặc dù công tố viên đã trả lại hồ sơ vụ án của họ
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/3/12/421995.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/3/22/191521.html
Đăng ngày 11-04-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.