Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc

[MINH HUỆ 03-01-2021] Các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ tại Trại tạm giam huyện Lê Thụ và trại tạm giam thành phố Tứ Bình ở vùng đô thị của thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm đang bị cưỡng bức tẩy não nhằm buộc họ từ bỏ đức tin của mình.

Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, một pháp môn tu luyện cả thân lẫn tâm cổ xưa đã bị chính quyền cộng sản Trung Quốc bức hại từ năm 1999.

Mười bốn học viên bị giam giữ trong hai trại tạm giam đã bị bắt trong cuộc truy quét trên diện rộng của cảnh sát vào ngày 15 tháng 8 năm 2019. Ông Hầu Hồng Khánh (49 tuổi), ông Hàn Kiến Bình (58 tuổi), ông Giang Đào (46), ông Đàm Thu Thành (44 tuổi), bà Trương Thiệu Bình (51 tuổi), bà Thôi Quế Hiền (56 tuổi), bà Lưu Đông Anh (55 tuổi) và mẹ của con rể bà Thôi; và bảy thành viên của một gia đình mở rộng, gồm anh Mạnh Tường Kỳ (37 tuổi), cha anh là ông Mạnh Phàm Quân (59 tuổi), mẹ vợ anh là bà Phó Quý Hoa (55 tuổi), chị vợ anh Mạnh là cô Vu Kiện Lỵ (30 tuổi), anh Vương Đông Cát (40 tuổi, là chồng cô Vu Kiện Lỵ), và cha mẹ anh Vương là ông Vương Khắc Dân (69 tuổi) và bà Vương Phượng Chi (69 tuổi). Họ đã bị xét xử vào ngày 28 tháng 9 năm 2020 và hiện vẫn đang chờ phán quyết.

Các học viên khác bị giam trong hai trại tạm giam nói trên gồm bà Hầu Huệ Hiền, ngoài 50 tuổi, bị bắt vào ngày 24 tháng 4 năm 2020; Ông Lý Kiến Huy, ở thành phố Ngân Xuyên, tỉnh Cam Túc, người bị bắt vào ngày 13 tháng 9 năm 2019; và bà Trương Túc Linh, ở huyện Tân, tỉnh Hắc Long Giang, đã bị bắt vào ngày 14 tháng 9 năm 2019.

Các nỗ lực tẩy não các học viên trong các trại tạm giam tương tự như chiến dịch “Xóa sổ” do Ủy ban Chính trị và Pháp luật (UBCTPL) phát động vào đầu năm 2020, một nỗ lực phối hợp nhằm buộc mọi học viên Pháp Luân Công trong danh sách đen của chính quyền phải từ bỏ đức tin của họ. Trong cuộc bức hại Pháp Luân Công kéo dài suốt hai thập kỷ qua, UBCTPL, một cơ quan ngoài vòng pháp luật có quyền hạn giám sát các nhánh tư pháp và an ninh, là chủ mưu đằng sau hầu hết các chính sách bức hại.

Trong khi các học viên bên ngoài bị đe dọa bắt bớ và giam giữ nếu họ không chịu từ bỏ Pháp Luân Công, thì những người bị giam giữ bị đe dọa với án tù nặng hoặc bị giam giữ kéo dài. Gia đình của một số học viên đã bị chính quyền ép buộc phải hợp tác với họ để gây áp lực buộc người thân yêu của họ từ bỏ đức tin của mình.

Anh Mạnh Tường Kỳ đã bị biệt giam và tăng cường tẩy não sau khi bị bắt vào tháng 8 năm 2019. Bởi nhiều thành viên trong gia đình của anh cũng trở thành mục tiêu bị nhắm đến và cũng bị bắt trong đợt truy quét và vợ và đứa con sơ sinh của anh đang phải chật vật để tự lo liệu cho cuộc sống, anh đã phải chịu đựng dưới áp lực khủng khiếp và từng có thời điểm đã từ bỏ Pháp Luân Công vì nghĩ rằng điều đó có thể giảm bớt sự bức hại đối với các học viên khác. Ba ngày sau, anh đã hối hận về quyết định của mình và tuyên bố nghiêm chính thanh minh việc từ bỏ Đại Pháp.

Bài liên quan:

Mười sáu cư dân thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm vẫn đang chờ phán quyết 3 tháng sau phiên xét xử

Mười sáu cư dân Cát Lâm bị đưa ra xét xử vì đức tin của họ, các luật sư bị ngăn cản việc bào chữa vô tội cho họ trước tòa

Một người đàn ông bị giam giữ và tra tấn từ năm 16 tuổi lại đối mặt với việc bị truy tố vì đức tin vào Pháp Luân Công

Mười sáu học viên Pháp Luân Công là mục tiêu của một vụ bắt giữ quy mô lớn đang đối mặt với phiên tòa

Cát Lâm: 15 cư dân vẫn đang bị giam giữ mặc dù công tố viên đã trả lại hồ sơ vụ án của họ

Thành phố Tứ Bình, tỉnh Cát Lâm: 34 học viên bị bắt trong một ngày; 15 người hiện vẫn bị giam giữ, trong đó có 7 người là cùng một gia đình

Nhiều gia đình bị nhắm đến trong vụ bắt giữ trên diện rộng ở tỉnh Cát Lâm

Thành phố Tứ Bình, tỉnh Cát Lâm: 18 học viên Pháp Luân Công bị bắt giữ trong một ngày

Thành phố Tứ Bình, tỉnh Cát Lâm: Chín học viên Pháp Luân Công bị bắt giữ trong cùng một ngày


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/1/3/十四位长春地区法轮功学员在看守所被强制洗脑迫害-418050.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/1/8/189822.html

Đăng ngày 18-01-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share