Bài viết của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở Đại Lục

[MINH HUỆ 03-03-2021] Virus Trung Cộng đã hoành hành khắp thế giới hơn một năm qua. Trong khi cứu người, đệ tử Đại Pháp đều hiểu rằng: điều thực sự khiến thế nhân được cứu, ấy là chân tướng Pháp Luân Công, vứt bỏ tà đảng Trung Cộng, và niệm chân ngôn chín chữ, v.v.. Nhưng hiện nay, bất kể là học viên giảng chân tướng trực diện, hay là đệ tử Đại Pháp làm chương trình truyền thông, đều có một hiện tượng phổ biến, đó là rất dễ giảng cao, cũng chính là nói, mở miệng hay kết thúc thường nói về Thần, Sáng Thế Chủ, bao gồm trong thời gian bầu cử Mỹ cũng có tình huống tương tự như vậy.

1. Sốt ruột lo lắng cũng là tình, không phải chính niệm

Một trong những nguyên nhân là mọi người có tâm sốt ruột lo lắng. Mặc dù vì cứu người nhưng đây cũng là chấp trước. Lo lắng là trạng thái của con người đang ở trong tình, muốn giải quyết các vấn đề mà sinh ra một loại cảm xúc, tự cho rằng có thể giải quyết được vấn đề. Lo lắng khẳng định không phải là chính niệm, càng không có năng lượng giải thể nhân tố tà ác để giúp người thường được cứu. Từ trong Pháp lý, chúng ta biết rằng, lo lắng có thể ức chế một mặt tu tốt của chúng ta, ức chế trí huệ, trên thực tiễn thì lo lắng rất dễ khiến chúng ta buột miệng nói ra những thể hội chân thực mà bản thân đã tu luyện trong nhiều năm, đối với người thường mà nói thì chính là giảng cao.

Xã hội nhân loại mà hiện nay chúng ta đang đối diện, giới tuyến đạo đức đã vô cùng thấp rồi. Hầu hết con người bây giờ không tín Thần, nếu có tín Thần thì cũng trong một phạm vi nhất định, điều chiếm đầy tư tưởng người thường là tiền tài, sắc dục, tự ngã và khoa học. Chỉ có người thường nào đặc biệt minh bạch, chúng ta mới có thể đứng từ góc độ tín Thần mà giảng chân tướng.

Sư phụ giảng:

“nếu chư vị lấy những lời ở trong cảnh giới cao như thế mà nói cho họ nghe thì hiệu quả sẽ không tốt, bởi vì họ vẫn còn là một người thường. Người thường hàng ngày đều dán mắt vào cổ phiếu, toan tính tranh đấu với người ta. Vì lợi ích cá nhân mà người tranh kẻ đoạt, đắc được chút xíu thì cao hứng khôn xiết; mất đi một chút xíu thì thống khổ khôn xiết. Trong người thường muốn gì làm nấy, thất tình lục dục đầy đủ cả, đó chính là người thường.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Châu Âu [1998])

Tôi thấy nhiều đồng tu trong giai đoạn hiện nay dễ giảng cao, hơn nữa còn có xu hướng coi đó là điều hiển nhiên và dưỡng thành thói quen, tôi cảm thấy rất phiền não. Vào lúc này, quyển sách “Chuyển Pháp Luân” đã ban cho tôi sự gợi mở kỳ diệu, mặc dù tôi đã đọc sách hơn trăm lần, nhưng vẫn cứ như đang từ góc độ đầu tiên mà lý giải Đại Pháp vậy; tôi phát hiện trên bề mặt chữ trong “Chuyển Pháp Luân”, không có một bài giảng nào, một chương nào hay thậm chí là một đoạn nào, mà không trực tiếp yêu cầu học viên phải tín Thần, tín Thần và tín Thần, bất cứ điều gì mà Thần đã định thì chư vị phải chiểu theo đó mà làm, nếu không thì sẽ như thế như thế, v.v., điều này chưa bao giờ xảy ra!

Tôi nhớ lại quá trình tu luyện của bản thân, chiểu theo Chân-Thiện-Nhẫn mà dần dần bỏ đi danh lợi tình, làm người tốt, và tốt hơn nữa, thay đổi quan niệm người thường, sau khi nhận thức được đạo lý trong bản chất của nhân sinh, thế giới quan và nhân sinh quan từng bước, từng bước phát sinh biến hóa to lớn, cuối cùng từ nội tâm tự nguyện kiên định tín Thần, tín Sư tín Pháp. Đây là phải trải qua một quá trình trật tự và lâu dài. Trong quá trình Sư phụ dùng Pháp lý để dẫn dắt tôi, cũng chính là quá trình phá trừ từng cái mê, từng cái mê trong đầu não tôi.

Vậy, Sư phụ đã dẫn dắt đệ tử Đại Pháp như thế nào?

Sư phụ giảng:

“Chúng ta đều là dùng hình thức giảng đạo lý, dùng biện pháp lấy loại quan niệm mà con người có thể lý giải ấy để phá trừ chướng ngại để giảng ra, khiến chư vị thật sự nhận thức được Lý của vũ trụ.” (Giảng Pháp tại Pháp hội các phụ đạo viên ở Trường Xuân [1998])

Do đó tôi nghĩ, chúng ta cũng nên dụng tâm suy xét, tìm ra phương thức và nội dung mà con người hiện nay có thể lý giải để giảng rõ chân tướng, đương nhiên đầu tiên cần ức chế cảm xúc lo lắng và nóng nảy của người thường.

2. Nên dụng tâm và tu xuất từ bi

Giảng cao còn có một nguyên nhân khác, liệu người được cứu có thực sự quan tâm từ tận đáy lòng không, hay chúng ta đặt người khác lên trên quan niệm của mình hoặc bản thân mình, hay ngược lại? Nói đơn giản chính là dụng tâm giảng chân tướng và tu xuất từ bi tới mức độ nào.

Có một ví dụ để nói rõ hơn về sự dụng tâm này: bấy giờ có người rơi xuống sông, sắp bị lũ cuốn trôi, chúng ta đứng ở trên cầu nghĩ cách cứu anh ấy. Vậy cứu thế nào đây? Chúng ta cúi xuống kéo anh ấy? Hay chuyền cho anh ấy một cái sào tre dài? Hay trực tiếp nhảy xuống? Hay chèo thuyền tới? Khi cứu anh ấy, liệu chúng ta có nghĩ cho thể lực của anh ấy hiện thế nào không? Nhiệt độ nước là bao nhiêu, và anh ấy có thể chống chọi được bao lâu? V.v.. Hay là chúng ta đứng trên cầu và hô lớn với anh ấy rằng: Anh phải kiên trì vững nhé! Anh cố gắng hết sức bơi nhé! Cuối cùng thì tâm thái và hành động nào mới có thể thực sự cứu được anh ấy?

Trong ví dụ đơn giản này, chúng ta có thể thấy rõ rằng bản thân chúng ta đã tu xuất từ bi chưa? Liệu có tiên tha hậu ngã không? Đối với việc dụng tâm cứu người đã đạt đến mức độ nào rồi? Liệu chúng ta có dụng tâm nhiều trong việc tìm hiểu đạo lý, góc độ và phương thức khiến người thường được cứu không? Nếu chúng ta giảng quá cao và rất khớp với tâm ý của bản thân, có thể khiến người hữu duyên nghe không hiểu và không được cứu, điều này cũng giống như chúng ta đứng khoanh tay trên cầu mà hô to chứ không cúi mình xuống kéo người dưới sông đang đợi cứu kia?

3. Có hai dòng suy nghĩ khi khuyên mọi người niệm chân ngôn chín chữ

Hiện nay, có hai dòng suy nghĩ được chứng thực là có thể khiến người thường lý giải và tiếp nhận khi thuyết phục họ niệm chân ngôn chín chữ để bản thân họ được cứu khi gặp nguy hiểm.

1. Thái độ chứng thực khoa học. Người bệnh nặng được hồi phục sau khi niệm chân ngôn chín chữ, chuyện này là chân thực đã xảy ra, trong và ngoài nước đều có rất nhiều ví dụ rồi, hơn nữa niệm cũng không có bất kỳ tổn thất hay nhân tố không an toàn nào. Chỉ cần người nghe có thể tôn trọng và tiếp nhận sự thật này, ấy là họ đã mở ra một cơ hội sống cho bản thân. Phương pháp này phù hợp với người coi trọng thực tế.

2. Giảng giải thông qua khía cạnh tần số chấn động của vật lý học.

Sư phụ giảng:

“Tư duy người là một loại tín tức, là một loại năng lượng, là một loại hình thức tồn tại vật chất. Khi người ta tư duy suy nghĩ vấn đề, thì trong đại não sinh ra một loại tần số. Có những lúc niệm chú ngữ rất là hữu hiệu, tại sao? Là vì vũ trụ cũng có tần số chấn động của mình, khi chú ngữ mà chư vị niệm là phát sinh cộng hưởng với tần số của vũ trụ thì có thể sinh ra hiệu ứng.” (Pháp Luân Công)

Nhưng làm thế nào chúng ta có thể kết hợp khái niệm vật lý này để giải thích chân ngôn chín chữ có thể thay đổi trạng thái sức khỏe của con người? Cách tốt nhất là giải thích những điều sâu sắc một cách đơn giản. Trước khi chúng ta giảng, bản thân cần hiểu thấu đạo lý này, khi giải thích phải dùng ngôn ngữ và đạo lý hết sức đơn giản, mới có thể khiến nhiều người nghe hiểu được. Có lẽ cũng cần dùng cách nói đơn giản nhẹ nhàng thu hút đối phương cùng suy nghĩ, hoặc những câu chuyện thú vị chứng thực đạo lý này. Nếu chúng ta nói giống như đang chứng minh một định lý, thì dù cách giải thích ấy chặt chẽ nhưng rất nhàm chán, đối với người nghe mà nói, thì quá trình giảng giải này nhạt nhẽo như nước ốc, chỉ muốn tránh xa mà thôi. Góc độ giảng chân tướng này khá phù hợp với nhiều người có giáo dục.

Tóm lại, nếu chúng ta giảng chân tướng đúng hướng, dụng tâm đúng, thì nhất định có thể từ trong Pháp mà đắc được nhiều trí huệ hơn, khiến cho nhiều người thường dễ lý giải và được cứu hơn.

[Ghi chú của Ban biên tập: Bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả và tác giả phải chịu trách nhiệm cá nhân về tính đúng sai. Mong độc giả tự mình cân nhắc.]

(Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác phát hành trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/3/3/421570.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/3/8/191300.html

Đăng ngày 16-03-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share