Theo một phóng viên Báo Minh Huệ ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc

Tên: Khang Vận Thành (康运诚)
Giới tính: Nam
Tuổi: 56
Địa chỉ: Thành phố Mẫu Đơn Giang, tỉnh Hắc Long Giang
Nghề nghiệp: Quản lý công ty bất động sản
Ngày mất: 16 tháng 11 năm 2010
Ngày bị bắt gần nhất: Tháng 10 năm 2003
Nơi bị giam gần nhất: Nhà tù Mẫu Đơn Giang (牡丹江监狱)
Thành phố: Mẫu Đơn Giang
Tỉnh: Hắc Long Giang
Hình thức bức hại: Giam cầm, kết án bất hợp pháp, bỏ tù, tẩy não, đánh đập, lao động cưỡng bức, cấm ngủ, biệt giam.

[MINH HUỆ 3-12-2010] Từ năm 1999, ông Khang Vận Thành đã bị chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt giữ, tống giam, và tra tấn liên tục. Năm 2007, ông được thả khỏi Nhà tù Mẫu Đơn Giang để chữa trị. Vào ngày 16 tháng 11 năm 2010 ông qua đời ở tuổi 56.

Ông Khang là một quản lý ở Công ty bất động sản tại thành phố Mẫu Đơn Giang, tỉnh Hắc Long Giang. Ông bắt đầu tập luyện Pháp Luân Công vào năm 1995, và là người phụ trách tại một điểm tập công.

1. Ông Khang liên tục bị giám sát và sách nhiễu sau cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4 năm 1999

Vào ngày 11 tháng 04 năm 1999, một bài viết nói xấu Pháp Luân Công được đăng trên Tạp chí “Triển lãm Thanh niên” của Học viện giáo dục Thiên Tân. Các học viên ở Thiên Tân đã đến để giải thích và giảng rõ sự thật về Pháp Luân Công. Vào ngày 23 và 24 tháng 04, Cục công an Thiên Tân đã huy động cảnh sát chống bạo động gây nên thương tích nghiêm trọng và bắt giữ 45 học viên. Khi các học viên khác đến Chính quyền thành phố Thiên Tân để yêu cầu thả những người bị bắt giam, họ được thông báo rằng vì Cục công an có liên quan đến vụ việc này nên các học viên không được trả tự do mà không có sự cho phép từ Bắc Kinh. Họ nói với các học viên, “Nếu các người muốn giải quyết vụ này thì hãy đến Bắc Kinh.”

Để đạt được việc trả tự do cho những học viên bị giam, và để yêu cầu một môi trường tu luyện ổn định và hòa bình, các học viên đã đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện với chính quyền. Vào ngày 25 tháng 04, cựu Thủ tướng Chu Dung Cơ và các viên chức khác đã gặp mặt các học viên. Sau khi đại diện hai bên đạt được một thỏa thuận, mọi người đã rời khỏi Bắc Kinh hôm đó. Toàn bộ sự việc diễn ra trong yên lặng, thanh bình và trật tự. Trước khi rời đi, các học viên đã nhặt rác và tàn thuốc lá mà công an để lại trên đường và bỏ chúng vào thùng rác.

Tuy nhiên, sau “Sự kiện 25 tháng 04,” ông Khang và những học viên khác đã liên tục bị sách nhiễu bởi người ở Cục công an. Các học viên thậm chí không thể trở về nhà của họ. Tất cả các điểm tập công trong thành phố Mẫu Đơn Giang đã bị công an giả danh các học viên giám sát. Trước khi cuộc bức hại chính thức bắt đầu vào tháng 07 năm 1999, một cuộc điều tra được tiến hành về tư cách các học viên Pháp Luân Công bởi chính quyền thành phố Mẫu Đơn Giang, đã chỉ rõ rằng không có bằng chứng cho thấy các học viên tham gia vào bất kỳ sự việc chính trị nào.

2. Ông Khang bị kết án tù và qua đời sau nhiều lần bị tra tấn và ngược đãi

Vào sáng ngày 20 tháng 07 năm 1999, ông Khang, Tôn Lệ Châu và khoảng 30 học viên khác đã bị công an bắt giữ. Hầu hết mọi người đã được thả ra trong ngày hôm đó. Học viên Vu Tông Hải và năm người khác bị chính quyền giam giữ. Sau khi ông Khang được thả ra, ông đã trở lại làm việc.

Vào cuối tháng 10 năm 2003, ông Khang lại bị công an thuộc Phòng 610 thành phố Mẫu Đơn Giang bắt giữ. Lãnh đạo cơ quan ông đã cố bảo lãnh cho ông nhưng thất bại. Ông bị kết án tù và bị giam tại đội 5 ở Nhà tù Mẫu Đơn Giang. Vào năm 2004, ông Khang, cùng các học viên Ngô Dược Vinh, Trương Đào, Lưu Quân, Vương Tân Quân, Kim Kiên Phong, Tôn Đăng Siêu, Lữ Chấn Giang, Hầu Nhuận Trung, Diêu Quốc Tài, Cao Vân Tường, Bàng Sĩ Hưng, Trương Đức Văn, Lưu Đức Uyên đã bị bắt và bị đưa đến Nhà tù Mẫu Đơn Giang, nơi họ bị bức hại tàn bạo. Để buộc họ từ bỏ niềm tin, lính canh tù đã đưa họ đến “Đội huấn luyện đặc biệt.” Họ cũng bị hăm dọa rằng nếu không ký vào tờ cam kết bảo đảm, họ sẽ không bao giờ được thả ra.

Các học viên Pháp Luân Công bị giam trong “Đội huấn luyện đặc biệt” phải chịu đựng những hình thức tra tấn cực kỳ vô nhân đạo. Mọi người chen chúc nhau trên một cái giường trong một khu vực nhỏ. Họ không được phép rửa mặt hay đi vệ sinh. Nước uống cũng cực kỳ hạn chế. Học viên phải nghe từng lời lăng mạ, và việc đánh đập các học viên được chấp nhận như hành vi bình thường của những tù nhân khác. Do ở trong môi trường không tốt như vậy, các học viên đã có chấy rận trên người. Họ bắt đầu làm việc từ lúc rạng sáng (làm đũa và tăm xỉa răng) và kết thúc vào đêm khuya. Họ sẽ bị phạt nếu không hoàn thành đủ khối lượng công việc. Lính canh chỉ đạo những tù nhân khác đánh các học viên bằng những tấm bảng gỗ, có lúc đánh mạnh đến nỗi tấm bảng vỡ ra nhiều mảnh. Học viên không được phép đi vệ sinh vào ban đêm. Nếu họ không thông báo cho các tù nhân khi họ phải ra ngoài thì họ sẽ bị đánh. Họ không được cung cấp đủ thức ăn.

Tháng 08 năm 2004, công an bắt đầu cưỡng bức “chuyển hóa” các học viên. Công an ra lệnh cho các tội phạm thay phiên nhau nói chuyện với các học viên và cấm họ ngủ trong sáu ngày liên tục. Khi các học viên cố gắng phản đối bằng cách tuyệt thực, các lính canh đã đàn áp họ tàn bạo. Khi các học viên hô “Pháp Luân Đại Pháp tốt!” lính canh đã ra lệnh cho các tù nhân đấm vào miệng họ. Lính canh đã cưỡng bức đưa các học viên vào những phòng biệt giam hay trại tẩy não, nơi họ còn bị bức hại nhiều hơn nữa. Học viên không được gặp hay gọi điện thoại cho gia đình.

Những người liên qua trong cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công gồm có Đinh Học Trung- Đội trưởng công an; Trang Thu Hân – giảng viên nhà tù, Vu- Trưởng đội, Tư Hải Đào, Khương Quân, và Trương Đại Chí.

Vào ngày 18 tháng 01 năm 2006, ông Khang bị đưa đến một phòng biệt giam. Ông vừa mới trở về từ bệnh viện nhà tù, nơi ông bị đưa đến vì tăng huyết áp do bị tra tấn. Gia đình ông đã đến bệnh viện và yêu cầu thả ông ra để chữa trị, nhưng nhà tù đã từ chối.

Vào ngày 13 tháng 01 năm 2007, ông Khang đã ở trong tình trạng nguy kịch. Ông được đưa đến một bệnh viện địa phương, nơi ông trải qua hai cuộc phẫu thuật. Sau lần thứ hai, bác sĩ nói rằng ông Khang không sống lâu được nữa. Gia đình ông lại phản đối nhà tù, yêu cầu thả ông ra. Cuối cùng ông cũng được cho về nhà vào tháng 04 để chữa trị.

Tháng 11 năm 2010 ông Khang đã qua đời.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/12/3/牡丹江法轮功学员康运诚历尽磨难离世-233222.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/12/16/121970.html
Đăng ngày 29-12-2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share