Theo một phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc

[MINH HUỆ 24-11-2010] Ông Thẩm Binh, 66 tuổi, là một cán bộ về hưu của Cục nội vụ dân sự Thẩm Dương tại huyện Kim Đường, tỉnh Tứ Xuyên. Sau khi tập luyện Pháp Luân Công, cả sức khỏe thể chất và tinh thần của ông đều được hồi phục. Tuy nhiên, vì ông khước từ việc từ bỏ tập luyện, ông bị đưa đến Nhà tù Đức Dương một cách bất hợp pháp và bị bức hại đến khi bị bệnh nặng và qua đời vào ngày 22 tháng 11 năm 2010.

Trước khi tập Pháp Luân Công, ông Thẩm Binh bị bệnh xơ gan và tốn hàng chục nghìn nhân dân tệ mỗi năm để chữa trị. Ông đã dùng hầu hết những trợ cấp y tế tại nơi làm việc. Ông đã thử tập những môn khí công khác nhưng vô ích. Ông đến với Đại Pháp vào năm 1995 và điều đó đã vĩnh viễn thay đổi tích cực cuộc sống của ông. Hơn 10 năm sau đó, ông không hề tốn một đồng nào để chữa trị. Màu da của ông sáng đẹp, và tính khí của ông thì vui vẻ. Ông làm việc chăm chỉ và được lãnh đạo đơn vị đánh giá tốt. Ông liên tục kể với mọi người rằng Đại Pháp đã ban cho ông một cuộc đời thứ hai.

Sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công vào năm 1999, công an địa phương và Phòng 610 đã liên tục sách nhiễu ông. Năm 2008, ông bị giam bất hợp phápgiảng rõ sự thật. Để mọi người có thể biết được sự thật, ông đã dùng trải nghiệm cá nhân của mình để nói với mọi người rằng Pháp Luân Đại Pháp là tốt.

Ngày 5 tháng 3 năm 2009, ông bị công an từ Đồn công an xã Thành Sương bắt giữ vì giảng rõ sự thật cho một ủy viên hội đồng thành phố tại xã Thành Sương ở Thành Đô. Trưa hôm đó, công an Thành Sương, cùng với Phòng 610 huyện Kim Đường, đã lục soát nhà ông và lấy đi cách sách Đại Pháp, đĩa CD hướng dẫn tập công. Sau đó ông bị đưa đến Trại giam Thanh Bạch Giang.

Trong lúc bị giam, ông cho gia đình biết trong một bức thư rằng ông đã bị mù một mắt và sức khỏe của ông rất yếu. Người nhà của ông đã cố gắng để vào gặp ông nhưng lại bị đuổi ra. Bất chấp tình trạng của ông, tòa án ở Thanh Bạch Giang đã bí mật kết án ông ba năm lao động nặng nhọc. Tháng 10 năm 2009, ông bị đưa đến Nhà tù Đức Dương ở Tứ Xuyên.

Ngay khi đến nhà tù, ông bị buộc tham gia vào đợt huấn luyện quân đội với cường độ nặng, cả hai chân và bàn chân của ông bị sưng tấy. Lính canh đã hăm dọa rằng nếu ông không chấp nhận “chuyển hóa” thì họ sẽ đánh đập ông.

Tháng 4 năm 2010, ông Thẩm bắt đầu bị đau ở gan. Ông đã nói với lính canh về tiền sử bệnh sơ gan của mình và yêu cầu được chữa trị; các lính canh nói rằng ông không có quyền quyết định việc được chữa trị hay không. Do thiếu sự điều trị y tế kịp thời, tình trạng của ông đã trở nên xấu đi.

Thậm chí dù tình trạng của ông Thẩm là nguy kịch, nhà tù cũng không thông báo cho gia đình ông. Cuối tháng 7 năm 2010, các viên chức nhà tù đã thông báo cho gia đình ông rằng tình trạng của ông rất nghiêm trọng và ông đã được đưa đến Bệnh viện 201 trong tù. Nhà tù đã yêu cầu bằng chứng rằng người đến thăm không tập Pháp Luân Công và đòi một chứng minh thư khi con gái của ông được gặp ông vào ngày hôm sau. Ông trở nên hốc hác và nằm thoi thóp trên giường. Ông bị mù một mắt và chỉ có thể nhìn người bằng mắt còn lại.

Vào ngày thứ ba, gia đình đã đến nhà tù để yêu cầu được bảo lãnh để chữa trị, nhưng lính canh đã nói với gia đình rằng tình trạng của ông không phù hợp với những yêu cầu đó. Gia đình ông đã bất lực. Vài ngày sau, nhà tù đã gọi cho gia đình, nói với họ rằng việc bảo lãnh chữa trị sẽ được ưng thuận. Thật ra là bác sĩ đã nói với quản lý nhà tù rằng tù nhân có thể sẽ chết, và nhà tù sợ chịu trách nhiệm và e ngại những chi phí y tế phát sinh. Gia đình đã chuyển ông đến một bệnh viện huyện để chữa trị. Nhà tù đã gây áp lực với gia đình rằng không được cho các học viên Pháp Luân Công ở địa phương thăm ông.

Sau nhiều tháng trong bệnh viện, ông Thẩm Binh đã qua đời vào ngày 22 tháng 11 năm 2010.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/11/24/四川金堂县民政局干部沈兵被迫害致死-232875.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/12/3/121763.html
Đăng ngày: 19–12–2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share